Chớ coi thường biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em kẻo hối không kịp

Các chuyên gia nhận định dịch sốt xuất huyết năm nay khá căng thẳng, dự tính số ca mắc cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Thật nguy hiểm bởi biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em gần như giống các bệnh do virus thông thường khác nên rất dễ nhầm lẫn, bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Vậy nên, hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm hiểu biết để chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp này.

1. Sốt xuất huyết ở trẻ nguy hiểm như thế nào

1.1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, gây chảy máu nhiều, sốc, thậm chí tử vong.

1.2. Những biến chứng nặng có thể gặp phải khi mắc như

  • Xuất huyết ồ ạt
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Bệnh lý về não:
  • Sốc, hôn mê:
  • Suy hô hấp, tràn dịch màng phổi
  • Biến chứng về mắt
  • Tụt huyết áp, đau đầu dữ dội 

Đặc biệt đối với trẻ, cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu nên việc nhận biết các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm để có những can thiệp trong điều trị và chăm sóc, ngăn ngừa các biến chứng nặng. 

2. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em

Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em
Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em
  • Giai đoạn đầu: Trẻ thường sốt cao 39-40ºC liên tục từ 2-3 ngày kèm theo đau đầu, mệt mỏi. (Ba mẹ dễ bỏ qua vì nhầm tưởng là sốt thông thường). Triệu chứng này giống như các sốt do virus khác và chỉ có thể phân biệt bằng xét nghiệm.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Từ ngày thứ 3-7, trẻ còn sốt hoặc đã thuyên giảm, bên cạnh đó là các biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, đau bụng, buồn nôn; giảm tiểu cầu, xuất huyết ở các mức độ khác nhau như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, có phân đen, phát ban, các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, phần bụng, đùi, mạn sườn…
  • Tuy nhiên, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Vì vậy, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể đã tới giai đoạn nguy hiểm này. Một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gặp nữa là trẻ bị sốc, gồm 3 tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm huyết áp, giảm thân nhiệt. Xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, rất nguy kịch.
  • Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ là giai đoạn hồi phục: Trẻ hết sốt, đi tiểu nhiều, huyết áp được ổn định, có cảm giác thèm ăn, xét nghiệm tiểu cầu tăng dần.

Trẻ có thể hết sốt từ ngày thứ 3 nhưng nếu không được phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (như ngủ li bì, ngủ nhiều, tiểu ít, quấy khóc, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen, máu kinh ra nhiều…) thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng nặng, có biến chứng và nguy cơ tử vong, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các biểu hiện trên. Do vậy, việc theo dõi sát sao và chăm sóc bé liên tục là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu phát ban dễ nhận biết ở trẻ đang sốt xuất huyết
Dấu hiệu phát ban dễ nhận biết ở trẻ đang sốt xuất huyết
  • Một số dấu hiệu giúp phân biệt biểu hiện sốt xuất huyết với các loại sốt khác 
Sốt xuất huyết Sốt phát ban, Sốt siêu vi khác
  • Sốt cao liên tục
  • Khi lui sốt là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm.
  • Sốt cao từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ho, đau rát họng, chảy nước mũi…
  •  Khi lui sốt nghĩa là bệnh đã khỏi dần.
Các nốt phát ban khi kéo căng da thì vẫn còn hoặc biến mất rất chậm Các nốt ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh chóng khi căng.

Trong sốt siêu vi thì có hoặc không có phát ban.

 

Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết thì bạch cầu và tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên Test Dengue dương tính. Còn đối với các loại sốt khác hầu như công thức máu là bình thường, xét nghiệm kháng nguyên Test Dengue âm tính.

3. Phương pháp phòng tránh khi giao mùa và thời điểm trẻ tới trường

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp phòng bệnh đang được áp dụng chủ yếu là kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như bọ gậy, lăng quăng, muỗi trưởng thành.

Thời điểm giao mùa hiện tại, mưa nhiều ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho muỗi phát triển, cha mẹ cần:

  • Thường xuyên dọn dẹp vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà, không cho muỗi có cơ hội đẻ trứng, sinh trưởng.
  • Phải có nắp đậy kín các vật dụng chứa nước.
  • Trong nhà phải dọn dẹp, vệ sinh ngăn nắp, thoáng sạch không cho muội đậu, loại bỏ nước bẩn, phát quang bụi rậm.

Phòng chống muỗi đốt: ngủ trong màn; cho trẻ mặc quần áo tay dài, màu sắc trung tính vì muỗi chỉ thích những màu tối; cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, đủ ánh sáng; sử dụng bình xịt diệt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi (cần để chúng xa tầm tay trẻ em).

Trẻ đi học có nguy cơ lây nhiễm cao: cha mẹ kết hợp cùng nhà trường chủ động phòng tránh. Quan trọng hơn cả là cần giáo dục sớm cho trẻ các phương pháp phòng bệnh ngay từ đầu, giúp trẻ có ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân, đặc biệt là lớp tuổi mầm non.

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

 Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ trang bị thêm kiến thức về những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em, từ đó phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu có khó khăn nào cần giải đáp, mẹ hãy liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

8 thoughts on “Chớ coi thường biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em kẻo hối không kịp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook