Từ lâu tía tô không chỉ được biết đến là một loại gia vị dùng trong bữa cơm các gia đình Việt, mà còn là một vị thuốc phổ biến trong dân gian với tác dụng giải cảm hạ sốt. Vậy việc dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ có thực sự an toàn và hiệu quả? Cách thực hiện ra sao? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau.
1. Tía tô – loại cây quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt
Cây tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Frutescentis, thuộc họ Hoa Môi, hay dân gian còn gọi là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 0.5 -1m, lá mọc đối, mép khía răng cưa, mặt dưới màu tím tía, có lông theo gân lá, mặt trên màu tím hoặc màu xanh lục.
Tía tô được trồng ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt các khu vực nông thôn, đây là một loại cây có giá trị kinh tế cao bởi không chỉ làm thực phẩm mà còn là một vị thuốc quý.
Lá tía tô thường được dùng làm gia vị trong các bữa cơm gia đình Việt, có thể nấu chín hoặc ăn sống trực tiếp. Chúng rất tốt cho sức khỏe, tía tô có tác dụng giải cảm, giảm đau, giảm ho, giải độc cua cá, kích thích tiêu hoá, làm đẹp da.
2. Tại sao lá tía tô có tác dụng hạ sốt tốt?
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm quy vào các kinh phế, tâm, tỳ, được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi), thuộc vào nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách làm cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Theo y học hiện đại, trong lá tía tô có chứa 0,3-0,5% tinh dầu, chủ yếu là perillaldehyde, limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol. Tinh dầu trong lá tía tô có các tác dụng dược lý sau:
- Hạ sốt: Tinh dầu tía tô kích thích các lỗ chân lông giãn nở, tăng tuần hoàn mao mạch, nhiệt từ trung tâm tản ra ngoại vi, tăng tiết mồ hôi, lượng mồ hôi tiết ra có tác dụng làm mát cơ thể, giúp trẻ nhanh hạ nhiệt, giảm sốt.
- Kháng khuẩn: Tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, ngăn chặn tình trạng bội nhiễm (một trong những nguyên nhân khiến trẻ sốt kéo dài).
3. Hướng dẫn giải cảm hạ sốt bằng lá tía tô
Việc dùng lá tía tô hạ sốt tương đối hiệu quả, vậy có thể sử dụng lá tía tô hạ sốt như thế nào? Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ có thể nấu nước cho con uống hoặc dùng bã giã dập để lâu chườm toàn thân hạ sốt cho con. Cách làm chi tiết mẹ tham khảo dưới đây mẹ nhé.
3.1. Uống nước lá tía tô hạ sốt
Nguyên liệu: Lá tía tô sạch, nguồn gốc rõ ràng, không tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật; 200ml nước lọc; 1 chút muối tinh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị 10 lá tía tô tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Bước 2: Cho 200ml nước vào nồi đun sôi, cho lá tía tô vào và đun nhỏ lửa trong 5 phút.
- Bước 3: Gạn lấy nước cốt, chia nhiều lần cho bé uống.
3.2. Chườm lá tía tô hạ sốt
Nguyên liệu: Lá tía tô sạch, nguồn gốc rõ ràng, không tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật; 1 chút muối tinh; 2 chiếc khăn sạch và mềm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Bước 2: Giã dập lá tía tô, chắt lấy phần bã, sau đó mẹ dùng khăn mềm bọc lấy phần bã đó, lau chườm vùng trán, nách, bẹn (các khu vực có mạch máu lớn chạy qua) để bé nhanh hạ sốt.
>> Có thể mẹ quan tâm:
Lá bạc hà hạ sốt cho bé có tốt không?
4. Dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ có an toàn không?
Theo các nghiên cứu lâm sàng trên người, tía tô là loại dược liệu lành tính, tương đối hiệu quả và an toàn khi hạ sốt trên trẻ nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Lựa chọn nguyên liệu:
- Lá tía tô: Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không chọn loại lá tía tô không rõ nguồn gốc (chẳng hạn kích thước to bất thường, lá có mùi khác lạ so với mùi thơm đặc trưng vốn có của tía tô, do khả năng tồn đọng hóa chất bảo vệ thực vật trên lá).
- Khăn: Mẹ nên chọn loại khăn mềm, mịn để tránh trầy xước da bé.
Liều lượng và cách dùng:
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ uống trực tiếp nước lá tía tô để hạ sốt, mẹ uống rồi cho trẻ bú, hoạt chất trong lá tía tô sẽ được chuyển từ sữa mẹ sang con.
- Còn đối với trẻ lớn hơn, nên cho trẻ uống từng chút và theo dõi trẻ, nếu trẻ không có biểu hiện gì bất thường thì cho trẻ uống tiếp.
- Trường hợp lau chườm ngoài da, mẹ chú ý lau chườm nhẹ nhàng do da trẻ khá mỏng và tránh các vị trí da bị trầy xước mẹ nhé.
Thời điểm sử dụng:
- Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Dùng lá tía tô để hạ sốt cho trẻ, có thể cho trẻ uống, hoặc dùng lau chườm ngoài da, nhất là những nơi có mạch máu lớn đi qua (vùng trán, 2 nách, 2 bẹn).
- Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên: Mẹ cho trẻ dùng kết hợp lá tía tô với thuốc hạ sốt (thông thường là paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) để giúp trẻ nhanh hạ sốt.
5. Ưu nhược điểm khi dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ?
Sử dụng lá tía tô hạ sốt theo cách làm dân gian hiện vẫn được khá nhiều mẹ áp dụng. Vậy phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Mẹ có thể xem chi tiết tại bảng so sánh dưới đây.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
6. Hạ sốt hiệu quả, tiện lợi hơn với khăn thảo dược Dr.Papie
Hạ sốt bằng tía tô là biện pháp hạ sốt tương đối hiệu quả, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé nếu mẹ dùng sai cách và sai liều lượng. Vậy làm thế nào để mẹ sử dụng được tía tô hạ sốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho con?
Lời khuyên cho mẹ là mẹ có thể tham khảo khăn hạ sốt Dr.Papie – một dòng sản phẩm hạ sốt hiệu quả, có chứa tinh dầu tía tô lành tính và an toàn cho bé yêu.
Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie gồm 2 phần chính:
- Khăn: Là vải không dệt 100% cottone được nhập khẩu Mỹ.
- Dịch chiết dược liệu tẩm trong khăn: Dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, tinh dầu bạc hà (3mo+)/tinh dầu tía tô (0+).
Ngoài ra, khăn còn chứa hệ gel cấp ẩm, vitamin E và lô hội, giữ da trẻ luôn mềm, mịn, tạo cảm giác êm ái thoải mái cho bé mỗi khi chườm hạ sốt.
Khăn hạ sốt Dr.Papie là sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng bởi các ưu điểm vượt trội:
Hạ sốt hiệu quả: Kết hợp 2 cơ chế hạ nhiệt hiệu quả (truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước).
- Truyền nhiệt trực tiếp: Nhiệt độ của khăn dao động từ 32 độ C – 35 độ C, mẹ lau mát toàn thân trẻ, nhiệt từ cơ thể trẻ sẽ được truyền sang khăn giúp con nhanh hạ sốt.
- Bay hơi nước: Tinh dầu dược liệu trong khăn kích thích lỗ chân lông giãn nở, tăng tiết mồ hôi, lượng mồ hôi tiết ra có tác dụng làm mát cơ thể.
An toàn:
- Khăn dùng ngoài, chứa các thảo dược lành tính, được Bộ Y tế cấp phép trang thiết bị y tế loại A, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé.
- Khăn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn ISO 13485, quy trình tiệt trùng 2 lần (hấp tiệt trùng và tiệt trùng bằng tia Gamma) đảm bảo chất lượng tốt và tính an toàn cao.
- Toàn bộ thảo dược tẩm trong khăn được trồng và chế biến trong điều kiện không hoá chất bảo vệ thực vật, được viện kiểm nghiệm trung ương đánh giá là an toàn cho các bé.
- Lượng dịch chiết thảo dược trong khăn được các chuyên gia nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với từng độ tuổi bé yêu.
Tiện dụng: Khăn tẩm sẵn tinh dầu, dịch chiết thảo dược, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng ngay mà không cần mất công chuẩn bị thảo dược như các phương pháp dân gian. Mặt khác khăn được thiết kế tương đối nhỏ gọn, thích hợp cho mẹ mang theo trong mỗi chuyến đi chơi.
Vậy mẹ nên sử dụng khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie khi nào? Cách sử dụng ra sao?
- Thời điểm sử dụng khăn hạ sốt thảo dược: Bất kỳ khi trẻ nào trẻ sốt (dưới 38,5 độ C và từ 38,5 độ C trở lên dùng kết hợp thuốc hạ sốt), mẹ hoàn toàn có thể sử dụng khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie để hạ sốt cho con.
- Cách dùng: Mẹ lấy 2 khăn ra, 1 khăn đắp lên trán, 1 khăn chườm toàn cơ thể bé đặc biệt các vị trí cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân là trẻ sẽ nhanh hạ nhiệt, giảm sốt.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về lá tía tô, cũng như cách dùng lá tía tô hạ sốt mà chuyên gia Dr.Papie gửi tới các mẹ, nếu mẹ còn băn khoăn về việc dùng lá tía tô hạ sốt cho con, hãy liên hệ hotline 0915 610 435 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp hoàn toàn miễn phí mẹ nhé.
Cộng nhận mỗi lần lau khăn hạ sốt drpapie con hạ sốt nhanh hơn hẳn.chứ mình chưa dám dùng chanh hạ sốt cho con bao giờ
Ngày trước mình cũng hãy dùng tia to làm hạ sốt cho con cũng rất hiệu quả
Bé nhà m cũng hay dùng lá tía tô trước mỗi lần đi tiêm. Trộm ví bé chỉ hơi ấm người thôi
Trc mk cũng hay dùng lá tía tô hạ sốt cho con mà jo thấy ngại mà bất tiện quá. Nên chuyển sang dùng hẳn luôn khăn hạ sốt Dr papie mỗi khi con sốt. Thấy hiệu quả, dễ sử dụng, hợp vệ sinh
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cho các mẹ nhiều cách hạ sốt hay từ cây lá nam
Bài viết hay quá cảm ơn nhãn hàng đã chia sẻ những thông tin này
Mỗi lần bé nhà mình mà sốt mình chỉ dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho con thôi .không mất thời gian và công sức để chuẩn bị những loại như vậy
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ.mk cũng thường dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé
Trc mỗi lần đi tiêm mình hay giã cho con uống tốt thật thấy khá hiệu quả.nhung gioncos khăn hạ sốt đỡ lo
Cảm ơn bs đã chia sẽ ạ
Mỗi lần bé nhà mình đi tiêm cũng dùng tía tô cho con k bị sốt,rất hiệu quả đó
cảm ơn dược sĩ đã có những chia sẻ thật bổ ích ạ
Hạ sốt bằng lá tía tô mình thấy cũng hiệu quả lắm. Cám mẹ tham khảo nhé
Mình mỗi lần con sốt đều sử dụng khăn hạ sốt de. Papie . Mình rất ưng ý về sản phẩm này
Nhà mình cũng hay dùng tía tô nhà trồng tắm cho bé,vừa an toàn lại rất hiệu quả trị cảm sốt
Nhà mình có nhiều tía tô, mình sẽ theo hướng dẫn của chuyên gia để dùng cho con khi sốt
Quanh vườn nhà em rất nhiều nhé. Em chỉ toàn lấy nấu om không nghỉ lại hạ sốt được. Cảm ơn thông tin của bác sĩ
Lá tía tô thì rất sẵn nhưng chuẩn bị cũng lích kích, mình thấy dùng khăn hạ sốt Dr papie vẫn là tiện nhất.
Từ lâu cũng nghe nhiều người mách lá tía tô có rất nhiều công dụng,nhưng mik cũng chưa sd bao giờ.nhà mik cũng chỉ hay dùng khăn lau chườm cho con khi sốt mà thôi
Cũng có lần mình đã dùng lá tía tô để hạ sốt cho con nhưng mà rất lách cách mất thời gian từ ngày mình dc biết đến khăn hạ sốt Dr papie mình thấy rất tiện và dùng rất hiệu quả và an toàn
Mình đã dùng khăn hạ sốt dr papie này cho bé rồi mình thấy rất hài lòng
Từ hôm biết khăn dr.papie dùng tốt. Mình cũng dùng kết hợp tía tô
Trước mình cũng dùng lá tía tô cho con. Nhưng sau đó tìm đc khăn hạ sốt Dr.papie hạ sốt nhanh mà tiện hơn
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạk
Mình cũng hay dùng lá tia tô để giải cảm và hạ sốt, trước khi cho con đi tiêm mẹ toàn uống nước lá tía tô
Dùng cách dân gian thì cũng tốt.nhưng bất tiện. Mình cứ dùng nước tắm thảo dược dr paie cho nhanh
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Nhà em cũng dùng lá cho bé nhưng em thấy hiệu quả không nhanh.
Theo mình thấy sử dụng khăn hạ sốt dr. Papie vừa tiện vừa hiệu quả
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Có nhiều cách hạ sốt thật, cảm ơn dược sĩ để mình có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Lá tía tô hạ sốt rất tốt. Mình cũng hay dùng lá này cho con
Không ngờ lá tía tô cũng có công dụng hạ sốt