Nóng phát ban ở trẻ: 3 dạng, 4 nguyên nhân và cách chữa tại nhà

Nóng phát ban là một trong những vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt vào mùa nắng nóng. Vậy nóng phát ban ở trẻ là gì? Biểu hiện ra sao? Do nguyên nhân nào? Cách chữa nào được khuyên áp dụng? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau.

Bé bị nóng phát ban

1. Dấu hiệu nóng phát ban/phát ban nhiệt ở trẻ

Phát ban nhiệt hay còn gọi là rôm sảy là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ thường gặp vào mùa hè với các mụn thịt nhỏ ở nếp da do hiện tượng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, làm bít lỗ chân lông.

Tình trạng này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh do lỗ chân lông của trẻ còn nhỏ, ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện.

Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ đang bị phát ban nhiệt? 

Khi bị phát ban nhiệt, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện các mụn, các ban, dát, sẩn gồ lên mặt da.
  • Vùng tổn thương có thể kèm theo hiện tượng đỏ da.
  • Trẻ thường ngứa tại vùng tổn thương, giảm tiết mồ hôi dù thời tiết nóng bức.

Đối với trường hợp có những tổn thương nặng, trẻ có các triệu chứng:

  • Tổn thương da mảng lớn.
  • Tổn thương da gây hiện tượng thiểu sản mồ hôi, không thoát mồ hôi dẫn đến tăng thân nhiệt cao.
  • Tình trạng viêm da diễn biến nặng, gây sưng đau, có thể có tổn thương da mủ.

Các vị trí thường xảy ra phát ban nhiệt ở trẻ gồm:

  • Vùng da ngực.
  • Vùng da đầu, gáy.
  • Vùng da cọ xát nhiều với quần áo: eo…
  • Vùng các nếp gấp da: cổ, bẹn, nách,…

2. Các dạng phát ban nhiệt và hình ảnh nóng phát ban ở trẻ em

Phát ban nhiệt ở trẻ thường có 3 dạng cơ bản gồm:

  • Ban hạt kê: Đây là dạng tổn thương nhẹ nhất, tổn thương lớp nông của da. Da trẻ thường xuất hiện các mụn nước li ti, trắng, như nổi da gà, dễ vỡ. Tổn thương này thường lành tính, ít gây khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ rất nhanh hồi phục và không để lại biến chứng.
  • Ban kê đỏ (rôm sảy): tổn thương dạng ban, sẩn đỏ rời rạc hoặc từng chùm, gây cảm giác ngứa như châm chích hoặc ngứa dữ dội từng cơn tại vùng tổn thương khiến trẻ khó chịu, làm trẻ hay quấy khóc. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện tăng thân nhiệt, giảm tiết mồ hôi tại vùng tổn thương.
  • Ban kê mủ: đây là dạng tổn thương nặng nhất, phản ánh tính trạng tổn thương lớp sâu của da. Trẻ thường có biểu hiện sưng, đau, tấy, đỏ tại vùng bị tổn thương, nặng hơn có thể có tình trạng viêm da mủ. Đây là dạng tổn thương nguy hiểm do nó có thể gây nhiễm trùng thứ phát, rối loạn thân nhiệt trẻ.

 

 

Nóng phát ban ở trẻ
Hình ảnh đặc trưng của nóng phát ban vùng gáy, lưng của trẻ biểu hiện là những ban, sẩn màu hồng đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám.

 

Trẻ nóng phát ban
Hình ảnh đặc trưng của nóng phát ban vùng thái dương của trẻ biểu hiện là những mụn nước li ti, trắng, như nổi da gà, dễ vỡ

 

Phát ban vùng nách
Hình ảnh đặc trưng của nóng phát ban vùng nách của trẻ biểu hiện là tình trạng viêm da mủ

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng phát ban 

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng nóng phát ban ở trẻ, chủ yếu là các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi:

  • Thời tiết nóng, ẩm đặc biệt vào mùa hè, chính điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi, một nguyên nhân gây ra phát ban nhiệt  ở trẻ..
  • Môi trường bụi bẩn, nóng bức làm bít tắc lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo, tạo điều kiện quá trình phát triển của vi khuẩn gây viêm các ống tuyến mồ hôi.
  • Vệ sinh cho trẻ không đảm bảo là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, tắc ống tuyến mồ hôi.
  • Trẻ hoạt động quá nhiều, tăng tiết mồ hôi gây phát ban nhiệt ở trẻ.

Chính vì vậy giữ vệ sinh cho trẻ, mặc thoáng mát trong những ngày hè nóng bức sẽ giúp hạn chế được tình trạng nóng phát ban ở trẻ.

4. Cách chữa nóng phát ban ở trẻ

4.1. Trẻ sốt phát ban

Nếu nóng phát ban chủ yếu do tình trạng tăng tiết mồ hôi của cơ thể thì sốt phát ban ở trẻ lại chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Trường hợp trẻ sốt phát ban, việc đầu tiên mẹ cần lưu ý là thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ:

  • Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): mẹ chưa cần cho con uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho con, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.
  • Khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên: mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn hạ sốt thảo dược.

Vậy khi trẻ sốt phát ban, mẹ nên chọn khăn ấm hay khăn hạ sốt thảo dược để hạ sốt cho trẻ?

Cả khăn ấm và khăn hạ sốt thảo dược đều giúp trẻ hạ sốt, nhưng trong trường hợp trẻ sốt phát ban, khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi:

  • Hiệu quả: khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie được tẩm sẵn dịch chiết dược liệu (Dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, tinh dầu bạc hà (3mo+)/tinh dầu tía tô (0+)) không chỉ giúp trẻ nhanh hạ sốt mà tinh dầu dược liệu trong khăn còn có tác dụng sát khuẩn tại các ban tổn thương trên da trẻ.
  • An toàn: Khăn dùng ngoài, chất liệu cotton mềm mại không gây xước ban tổn thương. Ngoài ra, khăn còn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn ISO 13485, quy trình tiệt trùng 2 lần đảm bảo chất lượng tốt và tính an toàn cao
  • Tiện dụng: Khăn được thiết kế nhỏ gọn, đựng trong túi zip, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng ngay khi con sốt.
Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

Bên cạnh việc hạ sốt cho trẻ mẹ cũng cần lưu ý:

  • Cho trẻ mặc thoáng, nới lỏng quần áo, nằm nơi thoáng mát.
  • Bổ sung nước, điện giải
  • Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

4.2. Nóng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt

Trường hợp nóng phát ban ở trẻ nhỏ không sốt xử lý như thế nào là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc cho trẻ bị nóng phát ban nhưng không sốt:

  • Mẹ nên theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế để xác định trẻ có sốt hay không. 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nằm trong  phòng thoáng mát.
  • Dùng khăn mềm thấm sạch mồ hôi cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh da trẻ, tránh tình trạng viêm da bội nhiễm.
  • Bổ sung nước và điện giải (đối với trẻ sơ sinh nên tăng cường bú mẹ, trẻ nhỏ cha mẹ nên bổ sung nước, oresol, nước trái cây).
  • Hạn chế cho trẻ hoạt động nhiều.
  • Cắt tỉa móng tay cho trẻ, tránh trẻ gãi làm xước da, dễ nhiễm trùng.

5. Trẻ nóng phát ban có nguy hiểm không?

Nóng phát ban ở trẻ nhỏ đa phần là lành tính, nó phản ánh tình trạng quá tải nhiệt của cơ thể và tương đối dễ khỏi nếu mẹ biết chăm sóc con đúng cách. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan, việc theo dõi diễn biến của phát ban là hết sức quan trọng, điều đó sẽ giúp kịp thời phát hiện và xử lý những biến chứng có thể gặp ở trẻ nhỏ.

6. Phát ban ở trẻ có lây không?

Phát ban nhiệt ở trẻ hoàn toàn không lây, những nguyên nhân gây tình trạng nóng phát ban ở trẻ không có tính truyền nhiễm, vì thế mẹ không nên quá lo lắng. 

Tuy nhiên mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ, hạn chế cho con tiếp xúc với mọi người sẽ giúp con tránh bị bội nhiễm, nhiễm trùng da và các biến chứng không mong muốn.

Khác với phát ban nhiệt, sốt phát ban có thể lây nhiễm (từ người sang người hoặc từ động vật sang người), do sốt phát ban được gây ra bởi các nguyên nhân truyền nhiễm: 

  • Virus: thường lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp… Vì vậy việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người lành mang bệnh sẽ là yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
  • Vi khuẩn: chỉ gây bệnh khi vi khuẩn xâm nhập vào máu bệnh nhân, bệnh có thể lây nhiễm thông qua vết cắn, vết đốt của côn trùng. Diệt và xua đuổi côn trùng là cực kỳ quan trọng giúp hạn chế sốt phát ban do vi khuẩn ở trẻ nhỏ.

7. Nóng phát ban ở trẻ tắm lá gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ bị phát ban nhiệt mẹ có thể tắm cho trẻ với một số loại thảo dược như kinh giới, lá khế, ngải cứu, tía tô, bạc hà, khổ qua, nhọ nồi, sài đất.

  • Kinh giới: Lá kinh giới tươi có chứa menthollimonene, có tác dụng kích thích các lỗ chân lông giãn nở, giúp làm mát cơ thể trẻ. Ngoài ra menthol còn có tác dụng kháng khuẩn, giữ cho các ban nhiệt của trẻ không bị viêm nhiễm.
  • Lá khế: Theo đông y, lá khế là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng để chữa các bệnh về da như dị ứng, viêm da, rôm sảy. Còn theo y học hiện đại, lá cây khế có các dưỡng chất như sắt, kẽm, magie, vitamin C, chất chống oxy hóa… nên rất hữu ích với các chứng bệnh ngoài da thông thường.
  • Ngải cứu: Lá ngải cứu chứa một lượng lớn hoạt chất tanin, tanin trong lá ngải cứu có tính kháng khuẩn, được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa…
  • Tía tô: tinh dầu tía tô kích thích các lỗ chân lông giãn nở, tăng thải nhiệt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên rất có hiệu quả trong trường hợp phát ban nhiệt. 
  • Bạc hà: menthol trong lá bạc hà không chỉ giúp làm mát cơ thể, kháng khuẩn mà còn làm giảm cảm giác ngứa ngáy, tăng cảm giác sảng khoái cho trẻ.
  • Khổ qua: được biết đến với cái tên dân gian là mướp đắng, lá mướp đắng có chứa momordicin, cucurbitacin có tác dụng tránh viêm nhiễm và giảm nốt ban đỏ nổi lên ở da trẻ.
  • Nhọ nồi: chứa một lượng lớn kháng sinh tự nhiên, do đó được dùng tắm cho trẻ để làm sạch các ban tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm diện rộng.
  • Sài đất: Sài đất có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong sài đất chứa dimethyl wedelolacton, norwedelic acid cùng với rất nhiều muối vô cơ và lượng lớn tinh dầu, giúp làm mát và làm sạch cơ thể trẻ.

Lưu ý: Khi tắm thảo dược tươi cho trẻ phát ban nhiệt, mẹ nên pha cùng nước ấm (35 đến 38 độ C) để hoà tan các hoạt chất và tăng hoạt động của tinh dầu trong nước tắm. Sau khi tắm, tráng lại cơ thể trẻ bằng nước ấm để loại bỏ bã dược liệu bám trên cơ thể trẻ.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ phát ban tắm lá gì? 9 loại lá chữa phát ban tốt nhất

Trẻ phát ban tắm lá gì
Các loại thảo dược chữa phát ban cho trẻ

Nóng phát ban ở trẻ là vấn đề mà hầu hết các trẻ đều gặp phải, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, oi bức. Khi trẻ bị phát ban nhiệt mẹ có thể cho trẻ tắm các loại thảo dược tươi hoặc sử dụng các sản phẩm hiện đại có chứa thành phần thảo dược để làm mát và làm sạch cơ thể trẻ. Trường hợp mẹ còn băn khoăn chưa lựa chọn sản phẩm nào cho trẻ phát ban nhiệt hay cách chăm sóc trẻ phát ban nhiệt ra sao, mẹ có thể liên hệ hotline 0915 610 435  để được chuyên gia tư vấn mẹ nhé!

37 thoughts on “Nóng phát ban ở trẻ: 3 dạng, 4 nguyên nhân và cách chữa tại nhà

  1. Avatar
    Thương Ly says:

    Mùa hè trời mà nóng quá mình thường dùng khăn hạ sốt dr.papie để lau người cho bé. Khăn có tinh chất thảo dược làm sạch da bé khá tốt

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook