5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết trẻ em, nhầm là hối không kịp

Lo lắng, lúng túng khi con sốt xuất huyết là điều không thể tránh khỏi đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha làm mẹ. Do đó, việc vô tình mắc phải những sai lầm có thể gây nguy hại sức khỏe của con. 

Để giúp mẹ hiểu và tránh xa những sai lầm không đáng có đó, dưới đây Hasot.vn sẽ liệt kê 5 sai lầm thường gặp khi điều trị sốt xuất huyết trẻ em. Các mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

1. Thấy con sốt là uống kháng sinh

Phần lớn hiện nay các mẹ đều có kiến thức về chăm sóc trẻ khá hạn chế. Mẹ thường nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus, hay có suy nghĩ cứ sốt là do vi khuẩn và dùng kháng sinh cho con. 

Tuy nhiên, điều này không đúng, nguyên nhân dẫn tới sốt xuất huyết trẻ em là virus Dengue nên kháng sinh (loại thuốc chống lại vi khuẩn) không hề có tác dụng trong trường hợp này. Hơn nữa, kháng sinh cũng không có tác dụng hạ sốt.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi như vậy không những không diệt được virus gây hại cho bé mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng, khiến các loại vi khuẩn trở lên mạnh hơn, khó điều trị khi không may mắc phải. Ngoài ra, kháng sinh vào cơ thể trẻ còn vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khiến bé tiêu hoá kém, cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Đồng thời, khi dùng kháng sinh không đúng, mẹ cũng bỏ lỡ các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Đối với trường hợp bé sốt xuất huyết, mẹ chỉ nên dùng Paracetamol để hạ sốt khi con sốt cao trên 38,5 độ.

Kháng sinh không có tác dụng diệt virus sốt xuất huyết
Kháng sinh không có tác dụng diệt virus sốt xuất huyết

2. Kiêng nước kiêng tắm cho trẻ khi mắc bệnh 

Khi bé sốt xuất huyết, mẹ thấy con mệt mỏi, cơ thể yếu ớt nên sợ tắm sẽ dễ khiến bé cảm lạnh, do đó thường kiêng tắm cho trẻ. Suy nghĩ này của mẹ chưa đúng do kiêng tắm làm cho cơ thể bé không sạch sẽ, khiến bé càng khó chịu hơn.

Không chỉ vậy, tắm đúng cách rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nếu bé bị sốt xuất huyết, mẹ vẫn nên tắm cho con bằng nước ấm, trong phòng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. 

Không chỉ vậy, trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là một trong những cách hạ sốt không dùng thuốc do nhiệt độ nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé làm cho nhiệt truyền từ bé sang nước, góp phần hạ thân nhiệt cho con.

3. Sốt xuất huyết không tái lại 

Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu trẻ đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại. 

Do đó, việc mắc lại sốt xuất huyết hoàn toàn có thể trong trường hợp gặp phải chúng virus Dengue mới (cơ thể chưa có miễn dịch). Các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi con đã từng bị sốt xuất huyết mà cần luôn đề cao cảnh giác, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết cho con.

Sốt xuất huyết có thể bị tái lại
Sốt xuất huyết có thể bị tái lại

4. Hết sốt là hết bệnh 

Thường trong 3 ngày đầu tiên, bé bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện sốt cao, kéo dài liên tục. Nhiều mẹ cho rằng sốt cao là biểu hiện chính và nguy hiểm nhất nên hết sốt là hết bệnh, có thể yên tâm được vì bệnh sắp khỏi. Quan điểm này hoàn toàn sai do từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) mới là thời điểm nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. 

Trẻ sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước nữa, nhưng giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé.

Điển hình có thể kể đến các biến chứng như: 

  • Sốc
  • Hạ huyết áp 
  • Suy tim, suy thận
  • Xuất huyết võng mạc, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ

Do vậy, đối với sốt xuất huyết trẻ em, mẹ nên đặc biệt chú ý đến giai đoạn sau khi sốt, tuyệt đối không chủ quan với suy nghĩ “hết sốt là hết bệnh”.

5. Hạ sốt sai cách, dùng thuốc hạ sốt vô tội vạ 

Trẻ sốt cao, kéo dài do sốt xuất huyết khiến mẹ không khỏi lo lắng. Mẹ càng lo lắng, càng sốt ruột muốn con hạ sốt nhanh thì càng dùng nhiều thuốc hạ sốt cho con.

Uống thuốc hạ sốt tuy là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhưng mẹ tuyệt đối không nên có suy nghĩ “cứ sốt là uống thuốc” do thuốc hạ sốt ẩn chứa nguy cơ gây tác phụ và quá liều rất lớn. 

Mỗi loại thuốc hạ sốt đều có khuyến cáo về liều lượng sử dụng mỗi lần và khoảng cách sử dụng rất cụ thể, nếu không để ý, mẹ dễ cho bé sử dụng sai cách, gây ra quá liều, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con.

Không chỉ vậy, không phải thuốc hạ sốt nào cũng dùng được cho sốt xuất huyết, mẹ chỉ nên dùng paracetamol đơn liều để giảm sốt cho trẻ, tuyệt đối không dùng ibuprofen do thuốc này làm tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn.

Để hạ sốt đúng cách đối với sốt xuất huyết trẻ em, mẹ cần lưu ý:

  • Khi bé sốt dưới 38.5 độ, mẹ chỉ nên dùng các biện pháp vật lý như: lau chườm khăn ấm, cho bé nghỉ ngơi nơi thoáng mát, bổ sung đủ nước,…

Lau chườm bằng khăn ấm (35 – 36 độ) là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp trẻ hạ nhiệt bằng nguyên lý truyền nhiệt trực tiếp. Nhiệt độ khăn thường thấp hơn thân nhiệt bé khoảng 1-2 độ nên nhiệt sẽ truyền từ cơ thể bé sang khăn. Mẹ ưu tiên lau các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,… để tăng hiệu quả hạ sốt. Ngoài khăn ấm, mẹ có thể dùng khăn tẩm dược liệu dân gian có tác dụng làm mát hoặc các loại khăn hạ sốt thảo dược trên thị trường.

  • Khi bé sốt trên 38.5 độ, mẹ nên kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn với các biện pháp vật lý kể trên. Khi các cơn sốt xuất hiện quá sát nhau, mẹ nên lau chườm liên tục để hạ nhiệt cho con.
  • Khi các biện pháp trên đều không có hiệu quả, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Lau chườm giúp trẻ hạ nhiệt bằng nguyên lý truyền nhiệt trực tiếp.
Lau chườm giúp trẻ hạ nhiệt bằng nguyên lý truyền nhiệt trực tiếp.

Bài viết bên trên là 5 sai lầm thường gặp mà mẹ cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết trẻ em. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook