So sánh khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt, sản phẩm nào an toàn cho trẻ?

Khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt là hai sản phẩm ba mẹ thường sử dụng khi trẻ sốt. Một số phụ huynh thắc mắc khăn hạ sốt có giống miếng dán hạ sốt không?”.

Hôm nay, hasot.vn sẽ giải đáp thắc mắc này, mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Điểm khác biệt về thành phần giữa khăn hạ sốt và miếng dán

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt mà hầu như ba mẹ nào cũng biết. Hình ảnh bé được dán miếng dán trên trán chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta.

Vậy trong miếng dán hạ sốt có chứa thành phần gì?

Thành phần chủ yếu của nó là hydrogel – các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước nhưng có khả năng hút một lượng nước lớn ở vùng da được dán lên.

                                                 So sánh khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt

Cơ chế tác dụng của khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở chỗ được dán ra bên ngoài môi trường. Khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh có thể giúp trẻ dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, miếng dán chỉ làm mát tại vị trí dán và không duy trì được lâu.

Khi miếng dán dán ở một chỗ cố định trong một thời gian ngắn thân nhiệt bé sẽ cân bằng, quá trình truyền nhiệt kết thúc dẫn đến dán miếng dán không còn ý nghĩa.

Khăn hạ sốt tác dụng theo 2 cơ chế vật lý là truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước.

Cơ chế truyền nhiệt trực tiếp là truyền nhiệt nóng từ cơ thể sang khăn. Nguyên tắc của cơ chế này là diện tích tiếp xúc giữa 2 vật càng lớn, hạ nhiệt càng nhanh. Khăn hạ sốt dùng lau chườm toàn thân do đó hiệu quả hạ sốt tốt.

Cơ chế bay hơi nước là cơ chế hạ sốt của tinh dầu thảo dược được tẩm sẵn trong khăn. Các tinh dầu bay hơi nhanh, kích thích tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể thải nhiệt.

So sánh về tính an toàn của khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt

Nhiều chuyên gia, báo chí đã khuyến cáo về tác hại của miếng dán hạ sốt:

Miếng dán không có tác dụng hạ sốt

Như đã trình bày ở trên, miếng dán chỉ có tác dụng làm mát tại vị trí dán và không duy trì được lâu. 

Miếng dán hạ sốt có thể gây biến chứng nặng nề do sốt

Lầm tưởng về tác dụng khi trẻ sốt cao chỉ dùng miếng dán để hạ sốt dẫn đến chậm trễ trong việc dùng thuốc tăng nguy cơ co giật, biến chứng về não.

Miếng dán hạ sốt có thể gây kích ứng da

Da trẻ nhạy cảm nên rất dễ dị ứng với các thành phần của miếng dán.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Với trẻ sơ sinh, menthol có thể gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp.

Do đó, ba mẹ đừng vì lo lắng con sốt mà dùng “tạm” miếng dán cho yên tâm.

Các tờ báo uy tín cảnh báo về tác hại của miếng dán hạ sốt

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại khăn lau hạ sốt, đa số các sản phẩm đều chứa tinh dầu bạc hà do đó thường được chỉ định cho trẻ trên 3 tháng tuổi.

Nên làm gì khi trẻ sốt?

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân như mọc răng, nhiễm vi khuẩn, virus, sốt sau tiêm chủng, ngộ độc thực phẩm,…

Trẻ phản ứng nhanh với tác nhân gây bệnh do đó thường sốt bất chợt, sốt cao khiến ba mẹ lo lắng.

Khi thân nhiệt tăng, điều đầu tiên ba mẹ nên làm là kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ để có hướng xử lý thích hợp.

Trẻ sốt dưới 38,5 độ C, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để hạ sốt cho trẻ:

  • Lau chườm bằng khăn hạ sốt  thảo dược hoặc khăn ấm
  • Nới lỏng quần áo
  • Cho trẻ bú nhiều, uống nhiều nước, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để làm mát cơ thể tránh mất nước.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát…
                                             Lau chườm bằng khăn chườm hạ sốt thảo dược

Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol đồng thời có thể kết hợp lau chườm bằng khăn chườm hạ sốt thảo dược giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Ba mẹ cần lưu ý, nếu trẻ có các biểu hiện như: sốt trên 38 độ C, sốt kéo dài trên 24 giờ (bé dưới 2 tuổi) và kéo dài trên 72 giờ (bé trên 2 tuổi), ngủ li bì, mệt mỏi đi kèm triệu chứng đau họng, đau tai, đau đầu, phát ban, bứt rứt khó chịu, phản xạ kém, co giật, cơ thể tím tái,… cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu được những điểm khác nhau cơ bản giữa khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt để chăm sóc sức khỏe an toàn cho con!

 

17 thoughts on “So sánh khăn hạ sốt và miếng dán hạ sốt, sản phẩm nào an toàn cho trẻ?

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Nhà mik trước bé bị ốm cũng dùng miếng dán nhưng thấy lâu hạ sốt,rồi mik chuyển sang dùng khăn hạ sốt thì tbây hạ nhanh hơn lại tiện,nên giờ lúc nào cũng trữ sẵn trong nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook