Tiêm 5 trong 1 có sốt không? Mách 3 chiêu giúp trẻ dễ chịu sau tiêm

Tiêm vacxin 5 trong 1 chính là giải pháp giúp trẻ cùng lúc phòng tránh được 5 bệnh nguy hiểm, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như giảm số mũi tiêm.

Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết tiêm 5 trong 1 có sốt không, nếu có thì mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ? Mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tiêm 5 trong 1 có sốt không
Tiêm 5 trong 1 có sốt không

1. Trẻ tiêm 5 trong 1 có sốt không? sốt mấy ngày?

Sau khi tiêm vaccine 5 trong 1, trẻ thường bị sốt khiến mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, sốt là tín hiệu cơ thể thông báo rằng hệ miễn dịch đang thực hiện tốt vai trò của mình là chống lại những “kẻ lạ mặt” xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Những “kẻ lạ mặt” thường xuyên gây sốt này chính là thành phần ho gà có trong vaccine.

  • Vaccine Quinvaxem (Hàn Quốc sản xuất), ComBE Five (Ấn Độ) thì chứa thành phần ho gà loại toàn tế bào, nghĩa là giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn. Loại vaccine này gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ nhưng đều ở mức độ nhẹ
  • Vaccine Pentaxim (Pháp) trong chương trình tiêm chủng dịch vụ thì chứa thành phần ho gà vô bào. Do đó, nó ít gây các phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ, quấy khóc,…nên được mẹ ưu tiên lựa chọn cho con nhiều hơn.

Tùy thuộc vào thể trạng của bé, loại vaccine được tiêm mà mỗi bé sẽ có các biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, sau khi tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ, có thể kèm theo quấy khóc khó chịu, chán ăn, sưng đỏ tại chỗ tiêm,…. Tuy nhiên, bé sẽ nhanh chóng hồi phục và tự hết sau khoảng 1 – 2 ngày nếu mẹ có phương pháp chăm sóc khoa học, hợp lý.

2. Mách mẹ 3 chiêu giúp trẻ dễ chịu sau tiêm 5 trong 1

Bé yêu có thể hồi phục sức khỏe nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc của mẹ. Vậy thì hãy tham khảo ngay các cách sau giúp trẻ dễ chịu và nhanh hồi phục nhé

2.1. Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Sau tiêm 5 trong 1, sốt là dấu hiệu thường gặp ở trẻ. Mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ nhiệt cho trẻ, tránh trường hợp thân nhiệt tăng quá cao dẫn đến co giật bằng các cách dưới đây:

  • Mặc quần áo thoáng mát: Mặc thoáng, nới lỏng quần áo cho trẻ giúp tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể với không khí, giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt
  • Chườm ấm hạ sốt: Chườm khăn ấm giúp nhiệt nhanh thoát ra ngoài nên giúp trẻ hạ sốt nhanh. Khi con sốt, mẹ hãy lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở những nơi có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ, gan bàn tay, gan bàn chân…
  • Chườm khăn thảo dược: Cũng tương tự như chườm ấm hạ sốt, tuy nhiên, chườm khăn thảo dược mang lại nhiều ưu điểm vượt trội nhờ kết hợp 2 cơ chế giảm nhiệt là truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nhiệt do đó giúp trẻ hạ sốt toàn thân nhanh chóng, an toàn hơn cho trẻ.
  • Dùng thuốc hạ sốt đúng cách: khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược. Mặc dù paracetamol là thuốc hạ sốt có độ an toàn cao, nhưng mẹ cũng không được phép lạm dụng thuốc hoặc cho trẻ uống quá liều vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, suy gan, suy đa tạng và thậm chí là tử vong.
Các cách hạ sốt cho trẻ sau tiêm 5 trong 1
Các cách hạ sốt cho trẻ sau tiêm 5 trong 1

2.2. Giảm sưng đau vết tiêm

Nếu vết tiêm sưng đỏ khiến trẻ quấy khóc, bố mẹ có thể sử dụng paracetamol hoặc chườm đá lạnh để giảm đau. Tuy nhiên, thông thường sau vài ngày sau thì tình trạng sưng đỏ sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Mẹ không nên chạm hoặc đè vào vết tiêm, đồng thời không sử dụng khoai tây, chanh,… đắp lên vùng da sưng đỏ. Bởi vì, nếu làm như vậy sẽ khiến tình trạng sưng, đau trở nên nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

2.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm

Sốt thường khiến trẻ mất nước, nặng hơn là tình trạng mất cân bằng điện giải. Do đó mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú để bù lại lượng nước đã mất qua da.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng như vitamin A, D, C, E, sắt, kẽm, selen…

Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

3. Cần lưu ý gì trước và sau tiêm 5 trong 1 cho trẻ

An toàn khi tiêm không chỉ là vấn đề chất lượng vaccine hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc lớn vào sự chăm sóc và theo dõi của các mẹ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điều sau trước và sau tiêm 5 trong 1 cho bé.

  • Trước và sau khi tiêm không để trẻ bị đói: Mẹ cần cho trẻ ăn uống bình thường kể cả trước và sau khi tiêm.
  • Khi tiêm, mẹ cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng.
  • 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm: chú ý thường xuyên đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là theo dõi các phản ứng thường gặp sau tiêm như sốt, quấy khóc,….
  • Sau khi tiêm: Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ cần liên lạc ngay với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc và xử trí kịp thời.

Như vậy mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi tiêm 5 trong 1 có sốt không. Nếu trẻ sốt, mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì sốt là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau tiêm vaccine. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, cần phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

9 thoughts on “Tiêm 5 trong 1 có sốt không? Mách 3 chiêu giúp trẻ dễ chịu sau tiêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook