Sốt phát ban là bệnh lý có khả năng nhiễm cao và phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi. Bệnh lý này tuy ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ.
Vậy mẹ làm sao để mẹ phát hiện trẻ bị sốt phát ban? Cần chăm sóc và điều trị cho con như thế nào? Phòng ngừa sốt phát ban bằng cách gì? Mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Sốt phát ban là gì, có nguy hiểm hay không?
Theo Tiến sĩ bác sĩ Trần Thị Thuý Minh – Trưởng khoa nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên: “Sốt phát ban là thuật ngữ thường dùng để chỉ những bệnh nhân có sốt và có phát ban, đa phần do virus, số khác do vi khuẩn. Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và có một số trường hợp có thể trở nặng.”
Sốt phát ban ở trẻ có thể lây nhiễm qua nhiều con đường như:
-
- Tiếp xúc qua đường hô hấp với người bị nhiễm: Trẻ nói chuyện, tiếp xúc với dịch hô hấp của người bệnh sẽ bị virus/ vi khuẩn tấn công, gây sốt phát ban.
- Tiếp xúc qua đường tiêu hoá với người bị nhiễm: Trẻ ăn uống, ngậm/ mút đồ dùng, đồ chơi của trẻ khác bị sốt phát ban dễ bị nhiễm sốt phát ban.
- Bị công trùng mang mầm bệnh cắn: Trẻ bị các loại động vật như chó, mèo, muỗi,.. mang mầm bệnh cắn, virus/vi khuẩn qua vết cắn xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh.
Do đó, sốt phát ban ở trẻ rất dễ lây nhiễm, nhất là trong các môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học.
Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng mẹ không thể chủ quan do:
- Đối tượng mắc phải là trẻ nhỏ (thường 6 tháng đến 2 tuổi) nên hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, chăm sóc và điều trị khó khăn hơn so với người lớn.
- Sốt xuất huyết gây sốt cao liên tục, làm cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc.
- Vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, điển hình như tiêu chảy, viêm phổi, viêm thanh phế quản, viêm tai giữa, viêm não và viêm màng não.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban
Phát hiện sớm các dấu hiệu sốt phát ban ở con giúp mẹ kịp thời xử lý, đảm bảo sức khỏe cho bé, tránh các biến chứng không mong muốn.
Sốt phát ban gồm 2 loại:
Bệnh sởi (sốt ban đỏ) | Bệnh Rubella (sốt ban đào) |
|
|
3. Phòng ngừa hiệu quả và dự phòng phương pháp điều trị cho bé bị sốt phát ban
a. Phòng sốt phát ban
Mẹ nên phóng sốt phát ban cho con bằng cách:
- Tiêm vaccine phòng sởi, vaccine phòng rubella cho bé.
- Tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho con bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu vitamin và protein.
- Tránh côn trùng cắn bé (hạn chế để bé chơi tại các vị trí tối tăm, bụi rậm,…)
- Không cho bé tiếp xúc với những người đang bị sốt phát ban.
- Vệ sinh sạch sẽ tay bé trước khi ăn.
- Tránh cho trẻ mút, ngậm đồ chơi, đồ dùng không sạch.
b. Chăm sóc và điều trị
- Dinh dưỡng: Mẹ cần chuẩn bị cho bé chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để nâng cao đề kháng, ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá như cháo, súp, sữa,… Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ ăn và hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ cũng cần bù đủ nước, điện giải cho bé bằng nước hoa quả, oresol,… do sốt kéo dài dễ dẫn tới mất nước.
- Hạ sốt đúng cách:
Mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi, chỉ sử dụng paracetamol cho con khi sốt cao trên 38.5 độ. Trong trường hợp bé sốt nhẹ hoặc để tăng hiệu quả giữa các lần dùng thuốc, mẹ ưu tiên kết hợp các biện pháp vật lý như lau chườm cho con.
Lau chườm bằng khăn ấm giúp bé hạ sốt bằng nguyên lý truyền nhiệt trực tiếp. Nhiệt độ khăn thường thấp hơn thân nhiệt bé khoảng 1-2 độ nên nhiệt sẽ truyền từ cơ thể bé sang khăn. Mẹ ưu tiên lau các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,… để tăng hiệu quả hạ sốt. Ngoài khăn ấm, mẹ có thể dùng khăn tẩm dược liệu dân gian có tác dụng làm mát hoặc các loại khăn hạ sốt thảo dược được bày bán trên thị trường.
- Phương pháp kiêng gió kiêng nước là không phù hợp
Nhiều mẹ sợ cơ thể con lúc ốm yếu ớt, dễ bị cảm lạnh nên kiêng gió, kiêng nước, không cho bé tắm và luôn trùm kín chăn cho trẻ. Điều này hoàn toàn không đúng do việc cơ thể bị bẩn khiến bé khó chịu hơn, dễ nhiễm trùng da và gặp các biến chứng về phổi. Đồng thời việc trùm chăn kín làm quá trình hạ sốt khó khăn hơn, tăng nguy cơ co giật ở trẻ. Vì vậy, khi bé sốt phát ban, mẹ vẫn nên cho bé tắm bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể.
Bài viết bên trên đã tổng hợp các thông tin mẹ cần biết về trẻ bị sốt phát ban. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Sốt vi rút rất nguy hiểm
Cám ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này
thông tin bổ ích quá. mình mới có 1 bé nên rất hay tìm hiểu và có những chia sẻ rất hay và hữu ích
Mình chuẩn bị sinh bé nên những thứ này chưa có kinh phí .giờ mới bắt đầu đang đi tìm hiểu ạ
Thông tin thật bổ ích.bé nhà mk mới được 5 tháng nên mk rất lo cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Đúng rồi đó m.mk cũng lo cho con vì con còn nhỏ
Nếu 3ngày trẻ không lặn hết các nốt đỏ phải làm thế nào ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin thật bổ ích ạ
Cảm on bài chia sẻ hay bổ ích ạ. Muốn được đọc nhiều nữa về bệnh của các con biết được nhiều hơn
Cảm on bài chia sẻ hay bổ ích . Muốn được đọc nhiều nữa về bệnh của các con