Mẹ bỉm tá hỏa khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài, tìm ngay cách xử lý

Trong quá trình phát triển của trẻ, mọc răng là là dấu mốc vô cùng quan trọng. Đi kèm với nó là những biểu hiện như sốt, đi ngoài (đi tướt), trẻ quấy khóc… Dù vậy các mẹ cũng đừng lo lắng, vì bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ vấn đề trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài . Hãy cùng hasot.vn khám phá ngay nhé!

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài, mẹ nên làm gì?

1. Nguyên nhân trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài 

Tình trạng trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài (đi tướt)  có phổ biến hay không? có bất thường không? 

1.1.Nguyên nhân trẻ mọc răng bị sốt 

Khi trẻ mọc răng, răng chèn ép lên nướu để nhú lên khiến nướu sẽ bị nứt tách, lúc đó vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây phản ứng viêm và hiện tượng áp xe quanh chân răng, thường gặp là sưng, nóng, đỏ, đau, kháng thể sinh ra để bảo vệ cơ thể, các chất trung gian hóa học được tiết ra làm tăng thân nhiệt gây ra sốt.

Trẻ thường sốt từ 3-4 ngày từ lúc răng bắt đầu nhú lên, đây là hiện tượng sinh lý tất yếu ở trẻ, các mẹ nên hiểu để có cách xử lý đúng đắn.

1.2. Nguyên nhân trẻ mọc răng đi ngoài 

Khi mọc răng, cơ thể trẻ tiết nhiều nước bọt, mà trẻ có xu hướng nuốt nước bọt xuống, do vậy gây mất cân bằng hệ enzym trong cơ thể. Từ đó gây rối loạn quá trình tiêu hóa và đi ngoài. 

Một nguyên nhân khác, khi mọc răng vì đau và ngứa tại nướu lợi nên trẻ có hành động đưa tay hoặc các đồ vật vào miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus, vi sinh vật xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiêu hóa và kéo theo triệu chứng đi ngoài. 

Cuối cùng, khi mọc răng, trẻ đau, quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, xáo trộn đồng hồ sinh học cũng là một nguyên nhân gây tiêu chảy.

Trẻ mọc răng bị đi ngoài có thể có các dấu hiệu sau:

  • Phân đi lỏng, có mùi chua.
  • Phân đi không có bọt, không kèm nhầy và máu.
  • Phân có màu vàng, ngả xanh hoa cải.
  • Kéo dài không quá 4 ngày.
Các mẹ cần chú ý phân biệt với tiêu chảy bệnh lý ở trẻ.
Các mẹ cần chú ý phân biệt đi ngoài do mọc răng với tiêu chảy bệnh lý ở trẻ.

2. Ăn uống khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài? 

2.1. Thực phẩm nên ăn khi trẻ mọc răng bị đi ngoài

  • Bổ sung nước, điện giải và dinh dưỡng thiết yếu: Khi bị đi ngoài, trẻ mất lượng nước đáng kể, các mẹ cần chú ý bổ sung nước cũng như điện giải đầy đủ cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước hay bú sữa nhiều hơn. Sữa mẹ ngoài bù nước cho cơ thể trẻ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra trẻ cần đầy đủ nhóm dưỡng chất để cơ thể hồi phục. 
  • Thực phẩm tốt cho tiêu hóa: Với những trẻ nhiều tháng tuổi hơn, đã bắt đầu ăn dặm, các mẹ có thể bổ sung bằng thực phẩm như: khoai lang, cà rốt, sữa chua, váng sữa, chuối,..;Các nguồn tinh bột tiêu hóa chậm, chứa nhiều chất xơ như yến mạch, bánh mì đen, gạo lứt,… nên được ưu tiên để trẻ dễ hấp thu hơn. 
Thực phẩm cho trẻ khi mọc răng bị sốt và đi ngoài
Thực phẩm cho trẻ khi mọc răng bị sốt và đi ngoài

2.2. Khi trẻ sốt nên ăn gì?

  •  Khi sốt, trẻ bị mất nước, các mẹ cần sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng nước cao như dưa chuột, dưa hấu, củ cải, cà chua, dứa, mơ, cam, dâu tây, nho,…
  • Bên cạnh đó, trẻ bị mệt sẽ chán ăn, các mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng như soup, cháo,…
  • Nước dừa, nước hoa quả, sinh tố đều rất cần thiết để bổ sung điện giải cho trẻ.
  • Cuối cùng là ăn nhiều rau xanh.

2.3. Các thực phẩm trẻ cần tránh khi đi ngoài là gì?

  • Sữa và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa ( ngoại trừ sữa mẹ).
  • Các thực phẩm có vị tanh như cua, ốc, ghẹ,…

3. Chăm sóc khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài 

Vậy cách chăm sóc trẻ để tránh bị đi ngoài khi mọc răng là gì?

  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ để ngăn tiêu chảy do mọc răng
  • Ngón tay trẻ hay những món đồ chơi thường chứa rất nhiều vi khuẩn, các mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh tay, đồ chơi hay những vật dụng xung quanh trẻ.
  • Chú ý về sữa: cách pha, chất lượng sữa,… 

Đối với cách pha hay thao tác pha sữa, các mẹ cần chú ý những lưu ý sau: chuẩn bị và tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, vệ sinh và khử khuẩn tay trước khi pha sữa, đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, đun sôi nước và để nguội ở nhiệt độ 37 – 40 độ C.

Với các trẻ bú sữa mẹ muốn trữ sữa cho trẻ dùng dần, cần bảo quản đúng cách và rã đông đúng cách để sữa tránh bị nhiễm khuẩn.Với các trẻ dùng sữa công thức, cần lựa chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thành phần đảm bảo an toàn. 

  • Chú ý về thức ăn trong 2 ngày gần nhất, giảm lượng bột ăn dặm 
  • Tránh nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus, thậm chí có thể là những nguồn mà các mẹ không nghĩ tới như cái ôm hay hôn của người lạ tới thăm.
  • Bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo an toàn là trước hết, sau đó mới là dinh dưỡng. Do vậy, các mẹ cần chú ý vệ sinh trong ăn uống, nấu nướng.

Mọc răng là quá trình tất yếu trong sự phát triển của trẻ và trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài là một trong những triệu chứng thường gặp nên các mẹ đừng quá lo lắng vì trẻ sẽ ổn trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài vẫn tiếp diễn với tần suất đi đại tiện trong khoảng 5 – 6 lần trong một ngày, hãy đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng liên quan đến tiêu chảy. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không có sự kê đơn của bác sĩ.

Bài viết bên trên đã trình bày phần nào các mẹo mọc răng không sốt trong dân gian dưới góc nhìn khoa học. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

6 thoughts on “Mẹ bỉm tá hỏa khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài, tìm ngay cách xử lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook