Trẻ phát ban tắm lá gì? 9 loại lá chữa phát ban tốt nhất

Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho trẻ khi bị sốt phát ban là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi bị sốt phát ban, làn da của bé rất nhạy cảm nên mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại sữa tắm cho bé. Thay vào đó có thể tìm hiểu trẻ phát ban tắm lá gì mát và sát trùng tốt sẽ hữu ích hơn!

Bé phát ban tắm lá gì
Trẻ phát ban tắm lá gì

1. Trẻ bị phát ban nên tắm giúp bé dễ chịu hơn

Trẻ bị sốt phát ban thường đổ mồ hôi nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, trẻ thường bị ngứa do nóng trong người. Nếu bắt trẻ phải kiêng nước mà không tắm, cùng với việc gãi ngứa khi da không được vệ sinh sạch sẽ khiến bé rất dễ mắc các bệnh da liễu như viêm da, mẩn đỏ, loét da,…

Trên thực tế, nhiều mẹ cho rằng khi bé bị sốt phát ban thì không nên tắm cho bé vì sẽ khiến bệnh của bé nặng hơn và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì cơ thể bé sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khi bị sốt, nếu không tắm, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban là cách giúp trẻ hạ sốt và cải thiện tình trạng bệnh của trẻ, loại bỏ được mồ hôi và vi khuẩn trên da, tạo cảm giác dễ chịu và sạch sẽ cho trẻ. Do đó, mẹ nên tắm khi trẻ bị sốt phát ban và lưu ý tắm bằng nước muối ấm loãng ở nơi kín gió, hoặc làm theo khuyến cáo của bác sĩ.

>> Xem thêm:

Nóng phát ban ở trẻ: 3 dạng, 4 nguyên nhân và cách chữa tại nhà

2. Vì sao tắm lá thảo dược giúp trẻ nhanh khỏi phát ban

Các loại lá thảo dược đều có chứa một số dược chất có lợi đối với cơ thể. Ví dụ như trong một số loại lá thảo dược như kinh giới, ngải cứu, bạc hà, tía tô… có chứa các hoạt chất như flavonoid, alkaloid, tanin… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm mẩn ngứa, làm dịu da bé. Hơn nữa, nước tắm bằng lá thảo dược lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ, không có tác dụng phụ nên mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho bé. 

3. 9 loại lá chữa phát ban hiệu quả

Nếu mẹ đang băn khoăn “Trẻ phát ban tắm lá gì”, hãy tham khảo ngay 9 loại lá tắm giúp trẻ nhanh khỏi phát ban dưới đây nhé.

3.1. Trẻ phát ban tắm lá kinh giới

Theo y học dân gian, lá kinh giới có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng chữa phong thấp rất tốt, không những vậy, tinh dầu kinh giới chứa các thành phần gồm d.limonene, d.menton, một ít d.limonene… có tác dụng làm dịu các triệu chứng sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá kinh giới, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay lấy nước.
  • Bước 2: Pha nước tắm cho bé bằng nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào nước ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 3: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.2. Tắm lá tía tô giúp trẻ phát ban nhanh khỏi

Lá tía tô là thảo dược có tính ấm với công dụng chính là kháng viêm, kháng khuẩn.Trong lá tía tô có chứa tinh dầu chanh, aldehyd,… tía tô có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu viêm, ngoài ra lá tía tô còn có mùi hương đặc biệt giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, bớt quấy khóc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá tía tô, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Pha nước tắm cho bé bằng nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào nước ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 3: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.3. Lá khế – loại lá chữa phát ban hiệu quả

Lá khế là một thảo dược quen thuộc được sử dụng chữa sốt phát ban ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thành phần dược tính trong lá khế phong phú, trong đó flavonoid là dược chất có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả. Lá khế còn có chứa một lượng nhỏ kali oxalat acid có tác dụng loại sạch vi khuẩn và chất nhờn trên da, hạn chế lở loét nốt ban.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá khế, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml nước, đun sôi 3 phút.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm ừng bộ phận cho bé.

3.4. Tắm lá trầu không

Lá trầu có mùi thơm hắc, tính ấm, vị the cay. Tinh dầu của lá trầu không có chứa nhiều polyphenol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt và thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da. Trong y học cổ truyền, lá trầu không được dùng để sát trùng, long đờm, tiêu viêm. Tinh dầu trầu không có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. Vì vậy, tắm bằng nước lá trầu không giúp làm sạch đồng thời sát khuẩn làn da của trẻ, giúp giảm mẩn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá trầu không, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml nước, đun sôi.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.
Lá trầu không chữa phát ban
Tắm lá trầu không chữa phát ban cho trẻ

3.5. Tắm lá ngải cứu

Tinh dầu và tanin trong lá ngải cứu có tác dụng giảm ngứa rất tốt, giúp bé dễ chịu hơn và tránh nguy cơ nhiễm trùng khi gãi vào vết mẩn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá ngải cứu, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml nước, đun sôi 3 phút.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.6. Tắm lá cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Cỏ nhọ nồi có chứa tinh dầu, tanin và alcaloid có tác dụng hạ nhiệt, loại bỏ vi khuẩn trên da và thư giãn cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá cỏ mực, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml nước, đun sôi, lọc sạch bã và lông
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.7. Tắm lá trà xanh

Thành phần của lá trà xanh có chứa polyphenol, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng da và ngăn ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em. Cũng giống như lá trầu không, tắm lá chè xanh cho trẻ bị sốt phát ban giúp làm dịu các triệu chứng mẩn ngứa và các nốt mẩn đỏ, giảm dần sưng tấy. Cha mẹ nên sử dụng lá chè tươi chứ không nên dùng lá khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá trà xanh, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 500ml nước, đun sôi.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.8. Tắm lá bạc hà cho trẻ bị sốt phát ban

Lá bạc hà có tính mát và chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát và giảm ngứa ngáy, khó chịu trên da khi nổi mẩn đỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 150 gam lá bạc hà, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay, lọc lấy nước.
  • Bước 2: Đổ nước đã lọc ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 3: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.

3.9. Tắm lá khổ qua (mướp đắng)

Trong lá khổ qua có chứa momordicin, cucurbitacin có tác dụng tránh viêm nhiễm và giảm nốt ban đỏ nổi lên ở da bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 200 gam lá khổ qua, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay, lọc lấy nước.
  • Bước 2: Đổ nước đã xay hoặc bã giã nhỏ vào 1l nước, đun sôi.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun ra chậu, pha thêm nước sao cho nhiệt độ ấm đủ tắm (khoảng 35-38 độ C).
  • Bước 4: Dùng khăn lau thấm nước tắm và tắm từng bộ phận cho bé.
Chữa phát ban bằng lá mướp đắng
Chữa phát ban cho trẻ bằng lá mướp đắng

4. Mẹ cần lưu ý gì khi tắm lá cho trẻ phát ban

Với những công dụng hữu hiệu của các loại lá thảo dược kể trên, các mẹ có thể yên tâm tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo có được phương pháp an toàn và hiệu quả nhất:

  • Nguyên liệu: Loại lá sử dụng để tắm cần đảm bảo sạch và không nhiễm khuẩn hay thuốc bảo vệ thực vật.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi tắm: Chỉ tắm khi trẻ đã hạ sốt, tuyệt đối không tắm khi trẻ sốt cao, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh làm bệnh nặng thêm.
  • Nơi tắm: Đóng tất cả các cửa, tránh gió lạnh, gió độc, chuẩn bị sẵn khăn và quần áo mặc cho bé nhanh nhất sau khi tắm xong.
  • Chọn thời điểm tắm: Chọn thời điểm ấm áp trong ngày để tắm cho bé không bị nhiễm lạnh. Mùa đông thời gian thích hợp là 9h-11h sáng và 3h-5h chiều. Thời gian tắm vào mùa hè là sáng 8h-10h, chiều từ 4h đến 6h.
  •  Nhiệt độ nước tắm: Hãy pha nước tắm có nhiệt độ nhỏ hơn 2 độ so với thân nhiệt của trẻ và cố gắng giữ mức nhiệt độ trong suốt quá trình tắm, thường khoảng 35-38 độ C
  • Quy trình tắm: Đầu tiên làm sạch vùng đầu, tiếp tục tới mặt, cổ, tai, gáy và sau đó là cơ thể trẻ. Đối với bé dưới 6 tháng không nên dùng sữa tắm, bé trên 6 tháng có thể dùng sữa tắm dịu nhẹ. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh vùng nách, cổ, bẹn vì những nơi này rất dễ tích tụ vi khuẩn, lưu ý dùng khăn mềm, không chà xát mạnh lên da bé.
  • Đặc biệt: Tắm thảo dược chỉ là biện pháp hỗ trợ sốt phát ban, mẹ vẫn cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bé sốt cao trên 38,5 độ C.

5. Tắm cho trẻ phát ban an toàn, tiện lợi hơn với nước tắm thảo dược Dr.Papie

Tắm cho bé bằng lá thảo dược là biện pháp an toàn, lành tính và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều khuyết điểm như cần đảm bảo độ sạch của các loại lá, tìm kiếm cũng như sơ chế các loại lá rất mất thời gian…

Để khắc phục những nhược điểm trên, Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie để hiệu quả cho bé và tiết kiệm thời gian nhất cho mẹ.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie

Nước tắm thảo dược Dr.Papie với chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên, vô cùng nhẹ dịu, thích hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ hiện đại giúp giữ nguyên được kháng sinh tự nhiên từ các loại dược liệu sạch như khổ qua, kinh giới, mần trầu, chanh, sả,…Giúp tăng cường cơ chế tự bảo vệ da cho bé, diệt khuẩn, làm sạch, ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt, nhiễm trùng, đồng thời giữ da luôn mềm mại, thơm mát. 

Trên đây là những thông tin về các loại lá chữa phát ban và nên cho trẻ phát ban tắm lá gì an toàn và hiệu quả mà Dr.Papie cung cấp cho các mẹ. Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé! 

56 thoughts on “Trẻ phát ban tắm lá gì? 9 loại lá chữa phát ban tốt nhất

  1. Avatar
    Thương Ly says:

    Trước phát ban mình mua lá về tắm cho con nhưng mà sau con nổi mẩn nhiều hơn đi khám thì bác sĩ nói có thể do nguyên liệu không sạch, mình hú vía luôn ạ. May quá giờ đã có nước tắm Dr.Papie an toàn sạch sẽ tắm bé hàng ngày không lo dị ứng rồi ạ

  2. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Ui vậy mà trước giờ mik kg biết ,có kân con sốt phát ban kg dám tắm cơ,cứ ủ ấm con miết sợ gặp gió này nọ đủ thứ.sẽ rút kinh nghiệm ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  3. Avatar
    Mai nga says:

    Các loại lá sẵn coa trong vườn nhà mình mà mình k biết lại có công dụng chữa phát ban, nhưng cũng ngại cách rách nấu lá lắm ấy, cứ mua nước tắm thảo dược về tắm cho nhanh.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  4. Avatar
    Nhạt nhoa says:

    Mùa hè nắng nóng các bé thường hay nổi rôm ngứa ngáy khó chịu khiến các bé dễ bị ốm.nhưng nhà mình rất yên tâm khi vẫn luôn sử dụng nước tắm dr papie cho các con.giúp các con đỡ ngứa ngáy chống cảm rất tốt ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  5. Avatar
    Minhphuong says:

    Nước tắm thảo dược dr.papie luôn là chân ái , bé mình tắm nước tắm thảo dược dr.papie từ lúc mới sinh đến giờ luôn ạ , trộm vía da bé rất mịn và sạch sẽ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook