Tháng 9 này, dịch sốt xuất huyết đang đạt đỉnh với số ca nhiễm tăng cao đột biến. Đặc biệt, bệnh lý này hiện nay vẫn chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng cho sức khoẻ của con.
Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của con và ngừa bệnh tiến triển trở nặng. Dưới đây là top 5 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ mẹ cần biết để kịp thời xử lý trong trường hợp bé không may nhiễm bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Top 5 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ cực điển hình chuyên gia khẳng định
Sốt xuất huyết (hay còn còn gọi là sốt Dengue) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Vật chủ trung gian chính truyền bệnh là muỗi vằn. Sốt xuất huyết có ở nhiều nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 7 tới tháng 10.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em khoảng 4-7 ngày, có trường hợp kéo dài tới 14 ngày. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Đến khi cơ thể không thể chống trả tác nhân gây hại, sốt xuất huyết mới biểu hiện các triệu chứng bệnh trên bé.
Theo các chuyên gia, top 5 triệu chứng sốt xuất huyết điển hình ở trẻ bao gồm:
- Sốt: Trước đó, cơ thể bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng đột ngột sốt cao 2-7 ngày. Sau đó, khoảng ngày thứ 3 – 7 từ có có biểu hiện bệnh, sốt giảm nhẹ dần còn 37,5 đến 38 độ.
- Rối loạn tiêu hoá: Bé có các biểu hiện như nôn, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Xuất huyết dưới da: Trên da bé xuất hiện các vết xuất huyết đỏ (không bị mất đi khi căng da). Các vết này nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng mặt trong hai cánh tay và mặt trước hai cẳng chân, đùi, bụng, ngực và mạn sườn.
- Xuất huyết niêm mạc: Bé có thể có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc tiểu tiện ra máu.
Trường hợp nặng bé có thể bị xuất huyết tiêu hoá dẫn đến đi ngoài phân đen, lẫn máu hoặc nôn ra máu tươi. Nghiêm trọng nhất là xuất huyết não hoặc xuất huyết ổ bụng có thể đe dọa đến tính mạng bé.
- Đau: Bé hay kêu đau cơ, đau khớp, một số trường hợp bé cũng đau đầu, đau họng và đau bụng,…
Bên cạnh đó, bé thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt,… Ở giai đoạn nặng, bé có thể vật vã, lơ mơ, chân tay lạnh ẩm, nhợt nhạt, thiểu niệu hoặc vô niệu,…
2. Điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà
Do chưa có thuốc đặc hiệu, nguyên tắc chữa trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ chăm sóc và phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng để phòng ngừa.
Hạ sốt là điều mẹ cần lưu tâm nhất khi bé bị sốt xuất huyết. Có nhiều phương pháp hạ sốt như dùng thuốc, lau chườm, dùng thảo dược,… để mẹ lựa chọn sử dụng nhưng mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi hạ sốt cho bé:
- Không lạm dụng thuốc hạ sốt và đặc biệt tránh dùng ibuprofen dù bé sốt cao liên tục.
- Mẹ nên dùng khăn hạ sốt hoặc khăn ấm để lau chườm hạ nhiệt cho bé. Nhiệt độ khăn thấp hơn thân nhiệt trẻ nên nhiệt được truyền từ cơ thể bé sang khăn, giúp nâng cao hiệu quả hạ sốt. Đồng thời, mẹ ưu tiên lau cho bé tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,… sẽ giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Đây là biện pháp an toàn, đơn giản mà mẹ nên sử dụng kết hợp giữa các lần dùng thuốc để nâng cao tác dụng hạ nhiệt, giảm tần suất uống thuốc cũng như tránh lạm dụng thuốc cho trẻ.
Bên cạnh hạ sốt, việc bù nước và dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con là rất quan trọng. Mẹ có thể cho bé ăn, uống các thực phẩm lỏng, dinh dưỡng và dễ tiêu hoá như cháo, súp, nước ép hoa quả,…
3. Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Sốt xuất huyết ở trẻ là bệnh lý dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở giai đoạn ngày thứ 3 – 7 trong thời gian tiến triển bệnh của bé.
Một số biến chứng thường gặp ở sốt xuất huyết trẻ em có thể kể đến như:
- Sốc: Virus Dengue gây thoát huyết tương khỏi lòng mạch và cô đặc máu, dẫn đến biến chứng sốc, gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm: phù phổi, phù não, tràn dịch màng phổi,..
- Hạ huyết áp: Mất máu do virus dẫn đến biến chứng hạ huyết áp với các biểu hiện như da nhợt nhạt, tim đập nhanh, chân tay lạnh ẩm,…
- Suy tim, suy thận: Thoát huyết tương khỏi lòng mạch cũng khiến tim, thận phải tăng cường hoạt động để bơm máu và đào thải nước tiểu.. Lâu dần, chức năng của tim và thận đều bị suy giảm.
- Biến chứng mắt: Virus tấn công gây xuất huyết võng mạc, làm cho lớp dịch kính mắt sẽ bị che phủ khiến bé gần như bị mù, không nhìn được các sự vật xung quanh.
Khi phát hiện bé có bất kỳ triệu chứng bất thường nào có thể dẫn tới các biến chứng kể trên, mẹ cần đưa bé ngay đến các cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời.
Bài viết bên trên đã trình bày chi tiết các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ cùng các thông tin mẹ cần biết để chăm sóc và điều trị khi bé sốt xuất huyết. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.