Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?

Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh sốt xuất huyết có càng nhiều điều kiện thuận lợi để bùng phát gây nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết cao, đặc biệt là trẻ em. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu, nên kiêng gì, cần có chế độ ăn uống, thực đơn ra sao để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Mẹ hãy tham khảo ngay lời khuyên của hasot.vn dưới đây nhé!

Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì
Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì

1.Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì? 

Trẻ bị mắc sốt xuất huyết cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy việc ăn uống, dinh dưỡng là điều quan trọng giúp bé tăng cường sức khỏe để mau chóng khỏi bệnh.

 1.1. Bổ sung nước cho trẻ bị sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết với triệu chứng điển hình là sốt cao, cơ thể mệt mỏi gây ra mất nước do đó việc bù lại lượng nước đã mất đi là điều vô cùng quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Mẹ có thể cho trẻ uống thật nhiều nước, hoặc bù điện giải đường uống bằng oresol. Mẹ lưu ý khi sử dụng oresol cần pha với đúng lượng nước theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và nên cho bé sử dụng ngay sau khi pha.

Bù nước và điện giải cho trẻ là vô cùng quan trọng
Bù nước và điện giải cho trẻ là vô cùng quan trọng

   1.2. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn cháo loãng, súp: 

Khi bị sốt xuất huyết, hệ tiêu hóa của trẻ bị yếu hơn bình thường, thường xuyên cảm thấy đắng miệng, chán ăn,… Do đó, các thức ăn lỏng và mềm như cháo, súp,… không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, mà còn dễ ăn, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu nên rất phù hợp với trẻ khi bị sốt xuất huyết. 

Đối với những trẻ nhỏ hơn, vẫn còn đang bú mẹ, thì mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên bằng cách cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn ngày thường. 

Đặc biệt khi ăn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. Không nên cho con ăn dồn dập từng bữa một mà nên cho bé ăn thành nhiều bữa. Cũng không nên ép con ăn quá no, cho con ăn vừa phải theo nhu cầu cơ thể của bé. 

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà… 

1.3. Nước ép từ các loại rau củ rất tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết:

Ngoài ra, các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, chanh hoặc nước dừa, nước ép từ một số loại rau xanh như rau má,…. chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn, từ đó sức khỏe của bé cũng sẽ hồi phục nhanh hơn đáng kể.

1.4. Cho trẻ bị sốt xuất huyết ăn bù sau khi khỏi bệnh: 

Khi mới ốm dậy, cơ thể bé chưa thể hồi phục hoàn toàn ngay được. Bé có thể vẫn còn mệt mỏi, hay có cảm giác chán ăn. Do đó, mẹ cần chiều theo sở thích và khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần kết hợp với các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt …để con mau chóng hồi phục.

2. Trẻ bị sốt xuất huyết nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ, mẹ cũng cần biết nên cho trẻ kiêng gì để tránh làm tình trạng bệnh xấu đi.

2.1 Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Đây là những thực phẩm trẻ nên kiêng ăn hoàn toàn. Như đã trình bày ở trên, khi bị sốt xuất huyết, hệ tiêu hóa của trẻ suy yếu, mà những thức ăn nhiều dầu mỡ là những thực phẩm rất khó tiêu. Nếu ăn nhiều thực phẩm này, có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây khó chịu cho trẻ. 

2.2. Trẻ bị sốt xuất huyết không nên ăn đồ ăn cay nóng 

Khi bị sốt xuất huyết, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ bị suy giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi trẻ ăn các đồ ăn chua, cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt … thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết gây biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa nếu ăn các đồ ăn chua, cay, nóng sẽ gây hại cho dạ dày và khiến tình trạng chảy máu bên trong cơ quan tiêu hóa nặng hơn. 

2.3. Thực phẩm có màu sẫm không nên sử dụng cho trẻ bị sốt xuất huyết 

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu với dấu hiệu nhận biết là đi ngoài phân đen. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa để có cách xử trí kịp thời.

2.4. Đồ uống ngọt 

Khi bị sốt xuất huyết, các đồ uống ngọt như: nước ngọt, nước có ga,…hay mật ong và các loại đường tự nhiên khác cũng không nên được sử dụng. Vì việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu trong cơ thể chống lại virus chậm hơn và cũng chính vì thế bệnh của trẻ càng trở nên nặng hơn, mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

3. Gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho trẻ bị sốt xuất huyết: 

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ có nguy cơ mắc phải biến chứng suy giảm tiểu cầu. Biến chứng này rất nguy hiểm, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng trẻ. Vì vậy, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng tiểu cầu để phòng ngừa biến chứng và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Cam, đu đủ, rau bina hay súp lơ xanh,.. đều có chứa hàm lượng vitamin C rất cao và mẹ có thể dễ dàng thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.
  • Thực phẩm giàu folate: Folic có nhiều trong một số thực phẩm như măng tây và các loại ngũ cốc. 
  • Thực phẩm giàu acid béo Omega-3: Thiếu acid béo Omega – 3 cũng có thể dẫn đến thiếu tiểu cầu, do đó, mẹ cần bổ sung cho bé những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3, chẳng hạn như quả óc chó, hạt lanh, rau bina,…
  • Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, những loại rau, các loại đậu,… :Các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện tình trạng hạ tiểu cầu của bé.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,… giúp cho tiểu cầu luôn khỏe mạnh.
  • Vitamin B12: Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá hồi, thịt gà, cá ngừ, thịt bò,… không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho trẻ bị sốt xuất huyết. 
  • Thực phẩm giàu axit amin: có vai trò quan trọng giúp tăng tiểu cầu và tái tạo nên các tế bào máu mới.
  • Thực phẩm giàu Vitamin K:  Rau cải xoăn, gan và trứng,… chứa nhiều vitamin K giúp các tế bào tăng trưởng một cách tối đa.
Chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho trẻ bị sốt xuất huyết
Chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho trẻ bị sốt xuất huyết

Vậy là mẹ đã tìm hiểu khi trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì. Mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh những thức ăn dầu mỡ, cay, nóng, ngọt,… để quá trình hồi phục của bé diễn ra nhanh hơn.  Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé!

8 thoughts on “Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook