Hối hận khi bỏ qua dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em lỡ thời điểm vàng điều trị cho trẻ

Giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng 10 như hiện nay là thời điểm thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào cùng thời tiết ẩm thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt sốt xuất huyết tràn lan nhanh chóng với số ca nhiễm tăng cao báo động hàng ngày. Cha mẹ lo lắng sức khỏe của con thì đừng bỏ qua dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em nhé!

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em.

1. Tình hình dịch sốt xuất huyết đang cực kỳ căng thẳng 

Tình hình dịch sốt xuất huyết năm nay khá căng thẳng. Dự tính sẽ cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Bác sĩ Lương Chấn Quang, Viện Pasteur TP HCM, tại Hội thảo về phòng chống sốt xuất huyết cho rằng dịch sốt xuất huyết năm nay chỉ thấp sau 1998 – năm đại dịch của Việt Nam

Theo bác sĩ Quang, khu vực phía Nam thường chiếm khoảng 50% số ca mắc toàn quốc. Riêng năm nay, số ca đã chiếm 80% cả nước, dự báo vẫn chưa giảm độ “nóng” do khí hậu nắng, ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho muỗi vằn phát triển.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống kê tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua. Dịch này được WHO xếp là một trong 10 thách thức y tế toàn cầu. Ước tính, khoảng 40% dân số thế giới sống ở vùng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết với tỷ lệ mỗi lúc mỗi tăng.

Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ. Thực tế, hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết diễn tiến nhẹ, song 10-30% chuyển nặng. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ sốc sốt xuất huyết nặng, tử vong. Nhiều người bị biến chứng nặng như sốc kéo dài, xuất huyết ồ ạt, suy hô hấp, suy đa cơ quan, viêm gan tối cấp, bệnh lý não do sốt xuất huyết… Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn nên có nguy cơ cao nhiễm bệnh hơn các đối tượng khác. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý.

2. Điểm dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn 

Với trẻ em, đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao nhiễm sốt xuất huyết trong thời điểm dịch có thể tăng cao như hiện tại, mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

2.1 Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn đầu, trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì than đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát thấy có chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn đầu, trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục.
Giai đoạn đầu, trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Vào giai đoạn này, trẻ có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24 – 48 giờ, nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ em.

Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh, ẩm. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

Tuy nhiên, xuất huyết không phải là biểu hiện bắt buộc, bởi vì có thể trẻ tuy mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng xuất huyết. Tuy nhiên đây là dấu hiệu cực kì điển hình của bệnh. 

2.3. Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn và tiểu nhiều hơn. 

3. Tiêu chuẩn bữa ăn trẻ sốt xuất huyết mau hồi phục

Khi đã nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

  • Bù nước điện giải: Trẻ sốt cao dẫn đến cơ thể mất nước, nên việc cung cấp bổ sung để bù cho lượng nước mất đi là vô cùng quan trọng. Mẹ nên cho bé uống nước thường xuyên. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây, nước quả ép (ví dụ như nước cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật, thành mạch bền hơn và cải thiện triệu chứng do sốt xuất huyết.
  • Ưu tiên đồ ăn lỏng: Các món nên ưu tiên là cháo, súp, vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ ăn và dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa để tăng cường dinh dưỡng. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và chiều theo sở thích của con. Tuy nhiên, cần đảm bảo khẩu phần ăn và đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. 
  • Tăng dinh dưỡng phục hồi cơ thể: Mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm như thịt nạc bò, gà,… nhằm giúp trẻ mau chóng hồi phục cơ thể sau bệnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ trong độ tuổi mới lớn.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

4. Trẻ sốt xuất huyết hạ sốt thế nào? 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cần nắm chắc cách xử trí trong cơn sốt để chăm sóc trẻ đúng cách, an toàn và hiệu quả. 

Khi trẻ sốt, mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối và tránh mặc quần áo bó sát, ủ kín.

Sử dụng thuốc khi con sốt:

  • Nếu nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C, cho trẻ uống paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng, cứ 6 giờ/lần nếu còn sốt.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sốt xuất huyết vì có thể dẫn tới chảy máu.

Đối với cơn sốt nhẹ <38,5 độ C, trẻ chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt. Chỉ cần lau ấm hoặc dùng các phương pháp hạ sốt tự nhiên khác để làm thoát nhiệt dễ dàng cho trẻ.

Mẹ có thể sử dụng khăn ấm hoặc khăn kết hợp thảo dược để tăng cường hiệu quả hạ sốt cho trẻ. Mẹ hạ nhiệt cho trẻ bằng cách lau chườm ấm trực tiếp tại các vị trí mạch máu lớn như: cổ, nách, bẹn,…giúp giảm sốt, li bì quấy khóc khi sốt <38,5 độ C và hỗ trợ hạ nhiệt, hạ chế lạm dụng thuốc khi trẻ sốt cao hơn. 

Vậy là mẹ đã nhận biết được các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em trong từng giai đoạn. Mẹ hãy chú ý đến từng dấu hiệu dù là nhỏ nhất để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời, đúng cách và khoa học mẹ nhé!

10 thoughts on “Hối hận khi bỏ qua dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em lỡ thời điểm vàng điều trị cho trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook