Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết và tử vong cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nguy cơ lan rộng bùng phát tại nhiều tỉnh, thành ba miền Bắc Trung Nam. Bệnh hiện chưa có vaccine, lượng bệnh nhân nhiễm tương đối cao nên điều trị tại nhà chiếm đa số. Bệnh khá nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm, đặc biệt ở trẻ em. Vậy nên, cha mẹ cần biết 3 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ngay trong giai đoạn đầu dưới đây để có những biện pháp chăm sóc phù hợp tại nhà.
1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
-
Bệnh sốt xuất huyết là gì ?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gặp cả ở người lớn và trẻ em, do virus Dengue gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất vào mùa mưa. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị, bệnh sẽ trở dạng nặng, thậm chí tử vong.
-
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Đặc tính virus Dengue
Virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết, bao gồm 4 chủng : DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm chủng virus Dengue nào, chỉ có khả năng miễn dịch với chính chủng đó. Điều này có nghĩa người nào đã từng mắc sốt xuất huyết thì vẫn có thể mắc bệnh nhiều hơn 1 lần trong đời do mắc chủng khác, những lần mắc sau thường nặng hơn lần trước đó.
- Sốt xuất huyết tấn công cơ thể người như nào?
Vật chủ trung gian đưa virus lây truyền sang người là muỗi vằn, thuộc chi Aedes. Đây là giống muỗi truyền bệnh chủ yếu ở các khu vực có dịch bệnh lưu hành. Muỗi hoạt động chủ yếu vào ban ngày, chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi bị muối đốt, virus từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Khoảng thời gian từ khi muỗi hút máu cho đến khi muỗi có thể truyền sang người lành khác là 12 ngày. Trong thời gian này, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào, sau cùng lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi đó, nếu muỗi đốt người lành, virus Dengue sẽ truyền sang cơ thể người và gây bệnh.
2. Top 3 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ngay giai đoạn đầu
-
Tổng quan chung các giai đoạn sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gồm có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu trẻ thường sốt cao 39-40ºC liên tục 2-3 ngày, đây là giai đoạn cha mẹ rất hay bỏ qua vì triệu chứng giống như các loại sốt virus khác. Giai đoạn nguy hiểm kéo dài từ ngày thứ 3-7 với các triệu chứng rõ ràng nhận biết nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Giai đoạn phục hồi (sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ).
Như đã nói, sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm để điều trị. Vậy nên, ba mẹ hãy nắm rõ 3 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ngay giai đoạn đầu để chăm sóc tốt cho bé.
-
Triệu chứng điển hình giai đoạn đầu
– Sốt: Trẻ sốt cao từ 39-40ºC liên tục từ 2-5 ngày đầu. Sốt cao không thuyên giảm dù đã được chườm ấm và uống thuốc hạ sốt.
– Đau đầu, đau mỏi cơ: Trẻ thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn.
– Hắt hơi sổ mũi
3 triệu chứng trên tuy chưa đủ chắc chắn để khẳng định trẻ đang mắc sốt xuất huyết, nhưng nó lại là dấu hiệu cảnh báo nếu gia đình mình đang ở khu vực bùng phát dịch sốt xuất huyết. Cha mẹ cần tuyệt đối lưu ý, theo dõi trẻ liên tục để phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời.
3. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ có xu hướng trở nặng
- Khi có các triệu chứng như: Sốt cao liên tục từ 2-7 ngày, dù bé đã uống thuốc hạ sốt; thân nhiệt hạ xuống đột ngột sau vài ngày sốt cao liên tục; cha mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử trí kịp thời.
- Sốt cao kèm theo triệu chứng ửng đỏ ở da, niêm mạc mắt sậm màu; chảy máu chân răng, chảy máu cam; đi ngoài phân đen; xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da ở cánh tay, phần đùi, mạn sườn… chứng tỏ bé đã mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm
- Trẻ đau bụng, buồn nôn, nôn, quấy khóc không ăn uống được gì; tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần đưa trẻ nhanh đến cơ sở y tế để cấp cứu.
4. Hạ nhanh cơn sốt cho trẻ tại nhà
– Thuốc: Chỉ khi sốt trên 38.5ºC, phụ huynh mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt như Paracetamol (liều chỉ định 10-15 mg/kg). Nếu trẻ vẫn còn sốt, ba mẹ hãy đợi 4-6 tiếng rồi mới cho bé uống liều tiếp theo.
– Lau khăn: Trẻ sốt cao dưới 38.5 ºC theo nguyên tắc là không được dùng thuốc, vậy nên chườm ấm bằng khăn là phương pháp được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng. Lau khăn ấm giúp làm giãn nở lỗ chân lông, dẫn đến giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng lưu thông máu, giúp tản nhiệt, hạ sốt cho bé nhanh hơn. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại khăn lau hạ sốt được tẩm sẵn thành phần thảo dược có tác dụng hạ sốt (như dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh dầu gừng…) vô cùng tiện lợi mà vẫn có hiệu quả tốt.
– Dinh dưỡng: Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cơ thể thường mệt mỏi dẫn đến chán ăn, do đó ba mẹ hãy chuẩn bị những món ăn mềm, lỏng, và dễ tiêu hóa cho bé nhé.
– Bù nước và các chất điện giải: Trẻ sốt cao kéo dài có thể dẫn đến mất nước, ba mẹ cần tăng cường bổ sung nước và các chất điện giải như Oresol, kết hợp với nước trái cây, ăn cháo loãng…
Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ trang bị thêm kiến thức về căn bệnh sốt xuất huyết, cụ thể là 3 triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ngay ở giai đoạn đầu, từ đó phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu có khó khăn nào cần giải đáp, mẹ hãy liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ,nhà mình bé sốt mình cũng hay dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm cho con nhanh hạ sốt ạ
Nhiều khi mình cũng còn chủ quan.qua bài viết này mk sẽ thận trong hơn khi con bị sốt
Sốt xuất huyết là 1 bệnh rất nguy hiểm.bé nhà mk còn đang còn nhỏ mỗi lần con sốt là rất sợ và lo lắng.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ,cho em hỏi một vấn đề là sốt xuất huyết cần phải kiêng gì ạ
Sốt nguy hiểm quá ah
Nhiều khi m còn chủ quan k đề phòng dk những rủi ro khi sốt cho con .cảm ơn đã chia sẻ bài viết rất hữu ích cho các bà mẹ bỉm sữa như m
Mk rất sợ mỗi khi còn ốm đau nên cũng hay lên mạng mò mẫm tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc con. Hy vọng có nhiều bài bổ ích hơn nữa ạ
Mk thấy giờ nhiều bệnh nên k chủ quan đk. Bài viết rất hay