Kiểm tra chiều cao cân nặng bé đã đạt chuẩn chưa

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là phép đo trọng lượng của một người tương ứng với chiều cao của người đó. Chỉ số BMI có thể cho thấy bạn đang có mức cân nặng bình thường so với chiều cao hay béo phì, thừa cân, thiếu cân hay suy dinh dưỡng.

Kiểm tra cân nặng chiều cao chuẩn WHO

Chỉ số BMI là gì? - Định nghĩa chỉ số khối cơ thể BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là phép đo trọng lượng của một người tương ứng với chiều cao của người đó. Chỉ số BMI có thể cho thấy bạn đang có mức cân nặng bình thường so với chiều cao hay béo phì, thừa cân, thiếu cân hay suy dinh dưỡng.

Giải thích chỉ số BMI

Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, BMI được tính bằng cách sử dụng các phân loại trạng thái cân nặng tiêu chuẩn. Các chuẩn này giống nhau với nam giới và phụ nữ ở mọi thể trạng và lứa tuổi.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, BMI phân biệt theo tuổi và giới tính và thường được gọi là BMI theo tuổi. Ở trẻ em, lượng chất béo trong cơ thể cao có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác. Thiếu cân cũng có thể tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, bệnh lý.

Chỉ số BMI cao thường cho thấy cơ thể thừa cân. Chỉ số này không trực tiếp đo lượng mỡ trong cơ thể nhưng có tương quan với các phép đo trực tiếp xác định lượng mỡ trong cơ thể.

Công thức tính BMI là gì?

Bạn có thể kiểm tra chỉ số BMI của mình bằng cách sử dụng chiều cao và trọng lượng cơ thể. Để tính chỉ số BMI của một người trưởng thành, hãy chia trọng lượng (theo kg) cho bình phương chiều cao (theo m) hay BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao)

Đối với người lớn, chỉ số BMI từ 18,5-24,9 nằm trong mức cân nặng bình thường hoặc khỏe mạnh. Chỉ số BMI từ 25,0 trở lên là thừa cân, trong khi chỉ số BMI dưới 18,5 là thiếu cân.

Tại sao bạn nên biết về chỉ số BMI?

Biết được chỉ số BMI của bạn cho phép bạn kiểm soát tỷ lệ chất béo trong cơ thể tương quan với chiều cao, cũng như biết được nguy cơ hình thành một số vấn đề sức khỏe liên quan. Chỉ số BMI cao có thể dẫn đến nguy cơ thừa cân, trong đó không loại trừ khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và tăng huyết áp.

Hiểu về chỉ số BMI cho phép bạn và chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe của bạn tốt hơn.

Chỉ số BMI cao có gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe không?

Đo BMI có thể là một công cụ sàng lọc nhưng không dùng chẩn đoán tình trạng béo phì hoặc sức khỏe cá nhân. Để xác định chỉ số BMI có tiềm ẩn một nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe hay không, bác sĩ hay các chuyên gia y tế sẽ cần thực hiện thêm những đánh giá khác như đo độ dày nếp gấp da, đánh giá chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và tiền sử gia đình.

Những nguy cơ gây béo phì bạn cần nắm

Nếu bạn có chỉ số BMI từ 30,0 trở lên, kết quả này được phân loại là béo phì.

Béo phì có ảnh hưởng đến cơ thể và những người béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường do dễ mắc một số tình trạng sức khỏe như:
– Bệnh tiểu đường type 2
– Cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp hoặc mức lipid máu không tốt cho sức khỏe (mỡ trong máu)
– Bệnh tim mạch vành
– Đột quỵ
– Bệnh túi mật
– Viêm xương khớp
– Ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp
– Tình trạng viêm mãn tính và tăng stress oxy hóa
– Ung thư
– Trầm cảm, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác

Những nguy cơ gây thiếu cân bạn cần nắm

Nếu chỉ số BMI của bạn dưới 18,5, bạn đang thiếu cân so với chiều cao của mình.

Khi mức cân nặng thấp hơn nhiều so với trọng lượng lý tưởng, bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác do thiếu dinh dưỡng và hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như:
– Suy dinh dưỡng
– Thiếu máu
– Loãng xương do thiếu canxi và vitamin D
– Các vấn đề về khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không đều
– Nguy cơ biến chứng hậu phẫu thuật cao hơn
– Thấp còi và các vấn đề về phát triển khác ở trẻ em và thanh thiếu niên

Những nguy cơ Chỉ số BMI có phải là một chỉ số tốt để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể?thiếu cân bạn cần nắm

Mặc dù chỉ số BMI và lượng mỡ có thể có mối tương quan chặt chẽ nhưng không có nghĩa 2 người cùng chỉ số BMI sẽ có cùng lượng mỡ trong cơ thể.
Sự khác biệt có thể phụ thuộc vào tạng người, tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Ngay cả ở cùng một chỉ số BMI, các vận động viên sẽ có lượng mỡ cơ thể ít hơn những người không phải là vận động viên; người lớn tuổi sẽ có lượng mỡ nhiều hơn những người trẻ tuổi; phụ nữ thường có lượng mỡ nhiều hơn nam giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook