Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ mà mẹ cần biết

Sốt xuất huyết, một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam, đặc biệt vào mùa mưa ở miền nam, mùa hè và giao mùa ở miền bắc. Vậy sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ? Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết này nhé!

1. Sốt xuất huyết là gì?

Theo Tổ chức y tế thế giới sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm virus do muỗi Aedes aegypti (còn hay gọi với tên muỗi vằn) truyền bệnh, được tìm thấy chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Virus gây sốt xuất huyết được gọi là virus Dengue.

Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Khoảng nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh và theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới có khoảng 100 – 400 triệu ca mắc mỗi năm.

Đối tượng mắc sốt xuất huyết rất đa dạng, không chỉ trên người lớn mà còn trên cả đối tượng trẻ em.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Điều đầu tiên mà các mẹ nên lưu ý đó là khu vực gia đình mình sinh sống có nằm trong vùng đang lưu hành dịch sốt xuất huyết hay không? hoặc có gần gia đình có người bị sốt xuất huyết không?

Đây là những yếu tố dịch tễ rất quan trọng giúp cho các bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân gây sốt ở trẻ.

Khi trẻ có những biểu hiện như thế nào thì mẹ nghĩ ngay đến dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ?

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau mỏi toàn thân, quấy khóc
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng thường hay gặp ở một số trường hợp trẻ có kèm theo rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, ỉa lỏng
  • Đau đầu, đau nhức 2 hốc mắt
  • Thường xuất hiện các nốt, chấm, các đốm xuất huyết dưới da, nằm rải rác khắp các vùng cơ thể trẻ như mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Xuất hiện biểu hiện của mất nước (môi khô, khát nước)

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ thường được thể hiện cụ thể trong 3 giai đoạn

Giai đoạn đoạn sốt (ngày thứ 1-2 của bệnh)

Ở giai đoạn này, trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, sốt liên tục. Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn, da xung huyết, đau cơ khớp, nhức 2 hốc mắt.

Trẻ sốt cao liên tục

Giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 3-7 của bệnh)

Trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc giảm sốt; đau bụng, nôn ói nhiều và bắt đầu xuất hiện các đốm xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng). Trong trường hợp nặng, trẻ có thể có biểu hiện của sốc (vật vã li bì, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt). Đây là giai đoạn cực kì nguy hiểm, các mẹ nên theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh của trẻ để có hướng xử lí kịp thời.

Các nốt, chấm xuất huyết dưới da rải rác toàn thân của trẻ

Giai đoạn phục hồi (Ngày thứ 7-10 của bệnh)

Trẻ hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da.

3. Một số hình ảnh trẻ bị sốt xuất huyết

Một số hình ảnh thực tế trẻ bị mắc sốt xuất huyết

Hình ảnh trẻ sốt xuất huyết

4. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh sốt xuất huyết.

Phần lớn trẻ bị sốt xuất huyết được điều trị tại nhà, chủ yếu là làm giảm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ:

Khi trẻ bị sốt, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.

Trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C)

Mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C

Phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ).

Mẹ nên tránh dùng các thuốc ibuprofen và aspirin để hạ sốt cho trẻ. Các loại thuốc chống viêm này ngoài tác dụng hạ sốt còn có tác dụng chống đông máu, dễ gây xuất huyết, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.

Bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho trẻ. Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ, làm bền vững thành mạch máu, cải thiện tình trạng xuất huyết ở trẻ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra mẹ cũng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng diễn biến bệnh của trẻ nếu trẻ không đỡ. Khi trẻ có các triệu chứng cảnh báo sau đây, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị :

  • Trẻ có dấu hiệu vật vã, lờ đờ, li bì
  • Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan
  • Nôn nhiều
  • Xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng)
  • Tiểu ít

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc mẹ cần biết

5. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào?

Sốt xuất huyết lây truyền qua đường máu mà trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti.

Để phòng ngừa trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Kiểm soát môi trường sống của muỗi trong và ngoài nhà ở

Loại bỏ nơi đọng nước muỗi có thể đẻ trứng bằng cách:

Mỗi tuần một lần, đổ rác và cọ rửa, lật úp, đậy nắp hoặc vứt bỏ bất kỳ vật dụng nào chứa nước như lốp xe, xô, chậu trồng cây, đồ chơi, hồ bơi, đĩa cắm lọ hoa hoặc thùng đựng rác.

Đậy kín các dụng cụ chứa nước (xô, bể, thùng chứa nước mưa) không cho muỗi vào bên trong đẻ trứng.

Nuôi cá vàng diệt bọ gậy hoặc sử dụng thuốc diệt bọ gậy để xử lý các thùng chứa nước lớn không dùng để uống và không thể đậy

Diệt muỗi ngoài nhà: Sử dụng các thuốc diệt côn trùng tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Kiểm soát và diệt muỗi trong nhà

Diệt muỗi trong nhà bằng cách sử dụng các thuốc diệt côn trùng phun xịt vào nơi muỗi trú ngụ như  nơi ẩm ướt, tối tăm như dưới bồn rửa mặt, trong tủ quần áo, gầm bàn ghế, hoặc trong phòng tắm.

Diệt muỗi phòng sốt xuất huyết

Bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt

  •  Cho trẻ mặc quần áo dài tay
  •  Che xe đẩy và địu trẻ bằng màn
  • Mẹ có thể sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn; không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (OLE) hoặc para-menthane-diol (PMD) cho trẻ dưới 3 tuổi; không bôi thuốc chống côn trùng vào tay, mắt, miệng, vết cắt hoặc vùng da bị kích ứng của trẻ.

Trên đây là toàn bộ những thông cần thiết để mẹ có thể nhận biết được các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ (sốt cao, mất nước, đau cơ khớp, xuất huyết dưới da, niêm mạc…). Từ đó mẹ sẽ có các biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp khi trẻ bị sốt xuất huyết (hạ sốt, bù nước và điện giải, bổ sung vitamin C, cho trẻ ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng…), giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

47 thoughts on “Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ mà mẹ cần biết

  1. Avatar
    nguyenthuong1992ns@gmail.com says:

    Sợ nhất mùa này là vì quá nhiều muỗi, nên là mình chỉ tin dùng những sản phẩm chứa tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm để ngừa muỗi, như nước tắm dr.papie, dùng thêm tinh dầu tràm, trong nhà luôn trữ khăn hạ sốt và thuốc hạ sốt phòng khi con sốt

  2. Avatar
    Trịnh trịnh says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích. Bé nhà mình mới hai tuổi mà khu mình ở cũng có nhiều cây cối nên mình cũng rất lo. Mình sẽ lưu lại để đề phòng cho bé

  3. Avatar
    Ngọc Huệ says:

    Cảm ơn chuyên gia đã có những chia sẻ bổ ích đến vs các mẹ bỉm sữa.Các bệnh cúm hay bệnh sốt xuất huyết nếu ng lớn gặp phải đã rất mệt mà để các con bị thì thương lắm các mom nhỉ

  4. Avatar
    Nguyễn ngọc says:

    Mùa này nhiều muỗi nên mk luôn phòg cho con bằng cách tắm loại nước tắm thảo dược. Dùg tinh dầu tràm và luôn trữ sẵn khăn hạ sốt trong tủ phòg cho con.mk tin tưởng dùg sản phẩm hãng dr papie vì an toàn cho con nhỏ

  5. Avatar
    Maidungquynh says:

    Qua bài chia sẻ của dược sỹ em mới hiểu hết được các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng bệnh như thế nào cho con và cho gđ , đặc biệt vào thời điểm giao mùa này rất nhiều muỗi.

  6. Avatar
    Nguyễn Thị nguyệt says:

    Chào dược sỹ! Dược sỹ cơ thể cho e hỏi chút được không ạ. Khu chỗ ở nhà e rất nhiều muỗi thì nên làm gì để hạn chế bé bị muỗi đốt vậy ạ. Chứ đọc bài xong e thấy lo quá, sợ bé bị muỗi đốt mà bị sốt xuất huyết thật thì nguy hiểm quá

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Bạn nên vệ sinh khu sinh sống thông thoáng sạch sẽ, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi, cho bé mặc quần áo sáng màu, luôn mắc màn cho bé ngủ, tắm cho bé hàng ngày và bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B1 bạn nhé!

  7. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ về dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết.thoạt nhìn thì thấy cũng giống sốt phát ban.nhà e vẫn luôn mắc mùng cho bé ngủ để phòng bệnh ah

  8. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Bệnh sốt xuất huyết thực sự nguy hiểm và các bé rất dễ bị mắc phải . Bài báo đã mang đến rất nhiều kiến thức hay và bổ ích trong cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt xuất huyết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook