Mách mẹ cách hạ sốt tại nhà hiệu quả khi bé sốt mọc răng

Hệ miễn dịch còn non yếu là nguyên nhân khiến trẻ hay bị sốt, ốm vặt. Thời điểm mọc răng cũng xuất hiện tình trạng bé sốt mọc răng. Vậy dấu hiệu của tình trạng này là gì, chăm sóc trẻ như thế nào?…Ba mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.

Không có bằng chứng về bé sốt mọc răng

Mọc răng xảy ra khi răng của trẻ sơ sinh lần đầu đâm vào nướu. Mọc răng có thể khiến trẻ bị chảy nước dãi, đau và quấy khóc. Trẻ sơ sinh thường bắt đầu mọc răng sau tháng thứ 6.

Trẻ mọc răng có sốt không

Thông thường, hai răng cửa dưới mọc trước.

Phụ huynh thường cho rằng việc mọc răng khiến trẻ bị sốt, nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh tình trạng này.

Thực tế, quá trình mọc răng có thể làm thân nhiệt của trẻ tăng nhẹ nhưng sẽ không tăng quá cao.

Nếu khi mọc răng trẻ bị sốt cao rất có thể nguyên nhân là do một căn bệnh khác.

Dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ

Mỗi bé sẽ có phản ứng với cơn đau khác nhau nhưng có một số biểu hiện sốt mọc răng đặc trưng có thể cảnh báo rằng con bạn đang sốt mọc răng.

Các triệu chứng khi bé sốt mọc răng

  • Chảy nước dãi
  • Phát ban trên mặt (thường do phản ứng của da với nước dãi)
  • Đau nướu
  • Thích nhai, gặm đồ vật
  • Cáu gắt, khó chịu, quấy khóc
  • Trằn trọc, khó ngủ

Bé chảy dãi khi sốt mọc răng

Các triệu chứng sốt khác ở trẻ sơ sinh

Trẻ sốt do các bệnh lý khác thường có một số triệu chứng khác như:

  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Chán ăn, biếng bú
  • Cáu gắt
  • Cơ thể mất nước, mệt mỏi

Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ có thể là:

  • Nhiễm virus
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Tiêm phòng
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
  • Một số can thiệp y tế ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
  • Một số loại ung thư

Đôi khi, bác sĩ cũng không thể xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sốt.

Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt bé sốt mọc răng và sốt do các bệnh lý khác

Làm thế nào để xoa dịu cơn đau khi bé sốt mọc răng?

Nếu bé có biểu hiện khó chịu và đau đớn, ba mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau để khắc phục tình trạng này.

Xoa nướu

Ba mẹ có thể giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách dùng ngón tay sạch hoặc miếng gạc ẩm xoa lên nướu cho trẻ.

Cho bé ăn những món mềm, mát lạnh

Những thức ăn cứng sẽ khiến bé bị đau nhức nướu và quấy khóc nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, mát lạnh như súp, sữa, cháo, sinh tố hoa quả…

Trẻ sốt mọc răng nên ăn gì

Thức ăn mát có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng. Mẹ có thể chế biến món ăn bình thường để trong ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé ăn.

Không để con ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Không nên cho trẻ ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ gây tổn thương cho răng và lợi khiến bé bị đau nhiều hơn. Mẹ nên để đồ ăn của bé ở nhiệt độ thường hoặc tốt nhất là có độ lạnh vừa phải.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu trẻ sơ sinh rất dễ cáu kỉnh, hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa xem có thể cho trẻ dùng Paracetamol để giảm bớt cơn đau hay không?

Ba mẹ không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ.

Cách hạ sốt tại nhà khi bé sốt mọc răng

Ba mẹ kiểm tra thân nhiệt nếu bé bị sốt thì các biện pháp sau có thể giúp hạ sốt cho bé tại nhà nhanh và an toàn.

Cho trẻ uống nhiều nước

Sốt có thể gây mất nước, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo rằng con được cung cấp đủ nước trong ngày.

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng lượng bú, cữ bú trong ngày (tăng 1-2 cữ).

Với bé lớn hơn, mẹ cho bé uống sữa, nước trái cây mà bé thích, ăn các thức ăn lỏng như cháo súp. Tuy nhiên, bé sốt thường mệt, chán ăn nên ba mẹ không ép con ăn mà có thể động viên con ăn, cho con ăn nhiều bữa trong ngày.

Đảm bảo bé được nghỉ ngơi

Trẻ cần được nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Hãy cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát không nên đóng kín cửa, tắt hết quạt và điều hòa.

Giữ cho bé mát mẻ

Nên cho bé mặc đồ thoáng mát. Ba mẹ cũng có thể tham khảo khăn lau hạ sốt thảo dược đắp lên trán và lau toàn thân để trẻ thoải mái, dễ chịu và hạ sốt nhanh hơn.

Chườm khăn hạ sốt cho bé 2

 

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, phụ huynh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol). Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn hạ sốt cho bé an toàn, hiệu quả trong trường hợp này.

Bé sốt mọc răng, khi nào cần đến gặp bác sĩ nhi khoa

Hầu hết các triệu chứng khi bé sốt mọc răng có thể kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc hoặc khó chịu một cách bất thường, hãy đưa con đi khám ngay.

Sốt ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi được coi là nghiêm trọng. Đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn bị sốt.

Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi, nên gọi cho bác sĩ nếu bé có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao trên 40 độ C
  • Sốt liên tục trong 24 giờ
  • Sốt có chiều hướng xấu đi
  • Nôn mửa
  • Co giật, tím tái
  • Đau dữ dội, cáu gắt,…

Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc của ba mẹ về tình trạng bé sốt mọc răng. Nếu ba mẹ còn thắc mắc về vấn đề này hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 0915 610 435 để được tư vấn chi tiết.

31 thoughts on “Mách mẹ cách hạ sốt tại nhà hiệu quả khi bé sốt mọc răng

    • Avatar
      Maidungquynh says:

      Qua bài chia sẻ của dược sĩ mình mới thấy còn nhiều thiếu xót khi chăm con đặc biệt là mỗi lần con mọc thêm răng lợi con ngứa và khó chịu mẹ mới chỉ biết cách cho con uống thêm nước ép hoa quả , rồi cho con ăn thức ăn mềm hơn .

  1. Avatar
    Nguyễn thi says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin rất hữu ích .nhà m thì hay vệ sinh răng miệng cho con bằng gạc của dr papie. Cho nên trộm ví mỗi lần lên răng con k bị sốt gì cả

  2. Avatar
    Tuyền says:

    Đọc bài báo này xong thấy kinh nghiệm nuôi con mình còn nhiều đời chưa biết như sốt mọc răng ở con. Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ những thông tin rất bổ ích cho các mẹ bỉm.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook