Hóa giải nỗi lo sốt siêu vi ở trẻ em, hướng dẫn chăm con chuẩn tại nhà

Thời điểm giao mùa hàng năm rất dễ dẫn đến tình trạng sốt siêu vi ở trẻ em. Điều này khiến không ít mẹ băn khoăn, lo lắng.

Đặc biệt, sốt siêu vi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu không được xử lý đúng cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ là gì? Biện pháp chăm sóc nào là hiệu quả nhất? Các mẹ cùng Hasot.vn tìm hiểu ngay nhé!

Sốt siêu vi ở trẻ em là nỗi lo của không ít mẹ
Sốt siêu vi ở trẻ em là nỗi lo của không ít mẹ

1. Con sốt siêu vi sẽ có những triệu chứng nào? 

Sốt siêu vi (sốt virus) là tình trạng sốt do các loại siêu vi trùng (virus) xâm nhập và tấn công vào cơ thể gây nên. Đối tượng chủ yếu và thường gặp nhất của bệnh lý này là trẻ em, đặc biệt là các bé có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng. 

6 loại virus thường gặp gây sốt siêu vi ở trẻ gồm: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Virus cúm A,B, RSV và Enterovirus. Chúng xâm nhập và lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hoá và hô hấp, một số ít qua đường tiếp xúc, truyền máu hoặc từ mẹ sang con.

Khi bị sốt siêu vi, các bé sẽ biểu hiện các triệu chứng đặc trưng sau:

  • Sốt cao 38 – 39 độ, đôi khi lên đến 40 độ, sốt theo cơn. 
  • Bé ngủ nhiều, quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi.
  • Bé thường chảy nước mũi, đau họng,..
  • Một số trường hợp các bé gặp phải tình trạng viêm da, phát ban, tiêu chảy hoặc nôn trớ.

Nhìn chung, sốt siêu vi ở trẻ em không quá nghiêm trọng, đa số các trường hợp bệnh kéo dài 7 – 10 ngày, sau đó sẽ phục hồi nhanh chóng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan vì nếu không được xử lý kịp thời, sốt siêu vi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé như co giật, li bì, hôn mê, tổn thương não, viêm cơ tim,…

Bé thường quấy khóc, khó chịu khi mắc sốt siêu vi
Bé thường quấy khóc, khó chịu khi mắc sốt siêu vi

2. Hướng dẫn chăm sóc chuẩn khi trẻ sốt siêu vi

Như đã đề cập bên trên, hầu hết các trường hợp bé sốt do nhiễm virus đều diễn biến khá tốt và sẽ hồi phục sau vài 7-10 ngày nếu được nghỉ ngơi, chăm sóc và cung cấp chế độ ăn hợp lý giàu năng lượng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt siêu vi mà các mẹ nên tham khảo: 

a. Không dùng kháng sinh 

Kháng sinh là thuốc điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt các virus gây sốt siêu vi. Do đó, các mẹ không được lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này, không chỉ  gây tốn kém thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé mà còn tăng nguy cơ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng.

b. Tránh mất nước

Nước có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ virus, chất độc cũng như giúp thanh lọc cơ thể bé. Trong quá trình sốt siêu vi, trẻ rất dễ mất nước do thân nhiệt tăng cao, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tình trạng nôn mửa hay tiêu chảy,… Mẹ cần cung cấp đủ nước cho bé bằng các thực phẩm giàu nước như súp, cháo, sữa, nước ép hoa quả,…

c. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 

Để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch giúp bé chống lại bệnh tật, mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày bằng các thức ăn giàu đạm, năng lượng, vitamin,… Mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, mềm, lỏng, nguội.

d. Hạ sốt đúng cách

Hạ sốt là điều quan trọng nhất đối với bé trong quá trình sốt siêu vi. Tuỳ mức độ cơn sốt ở trẻ, mẹ cần có những biện pháp phù hợp.

  • Dùng thuốc hạ sốt: Mẹ chỉ dùng thuốc cho bé trong trường hợp sốt cao trên 38.5 độ và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng thuốc: 
      • Mẹ nên ưu tiên dùng Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt tái phát kéo dài, không dùng thuốc quá 60mg/kg/24h.
      • Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì dễ gây các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết,…
  • Lau chườm hạ sốt: Đối với trường hợp bé sốt nhẹ hơn 38.5 độ hoặc giữa các lần dùng thuốc hạ sốt, mẹ có thể dùng khăn ấm (nhiệt độ khăn thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 1-2 độ, có thể thấm thêm dịch chiết các dược liệu dân gian) để lau chườm hạ sốt cho trẻ. Mẹ nên ưu tiên lau tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,… để tăng hiệu quả hạ nhiệt.
Mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé
Mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé

3. Thảo dược nên dùng khi trẻ sốt 

Dùng thảo dược hạ sốt là một trong những biện pháp dân gian tiện lợi, hiệu quả, được sử dụng phổ biến đối với sốt siêu vi ở trẻ em. 

Nhìn chung, phương pháp dùng thảo dược khá dễ tiến hành, mẹ chỉ cần chuẩn bị một lượng thảo dược sạch, vừa đủ, chiết lấy nước cho bé uống hoặc thấm vào khăn để lau chườm cho bé.

Dưới đây là một số thảo dược thường được dùng trong hạ sốt ở trẻ em mà mẹ có thể tham khảo: 

  • Cỏ nhọ nồi

Theo y học cổ truyền, có nhọ nồi có vị ngọt, chua, quy kinh can, thận, có công dụng lương huyết, chỉ huyết, được dùng để điều trị các trường hợp sốt cao.

Theo y học hiện đại, trong dịch chiết cỏ nhọ nồi chứa các chất như tinh dầu, tanin, alcaloid, saponin… có tác dụng tốt trong hạ sốt, kháng khuẩn, giảm đau.

  • Chanh

Theo y học cổ truyền, chanh có vị chua, tính mát, có công dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giảm sốt hiệu quả.

Theo y học hiện đại, chanh chứa nhiều tinh dầu giúp giãn nở lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi, hỗ trợ giảm nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.

  • Bạc hà

Theo y học cổ truyền, bạc hà có vị cay, tính mát, quy kinh phế, can, thuộc loại giải biểu, nhóm phát tán phong nhiệt giúp giải cảm, tăng tiết mồ hôi, hạ sốt tốt.

Theo y học hiện đại, tinh dầu bạc hà (menthol) bốc hơi rất nhanh, gây cảm giác mát, có tác dụng trong điều trị hạ sốt.

Lưu ý: Chỉ dùng bạc hà cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên do tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây kích ứng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

  • Tía tô

Theo y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc thuộc nhóm phát tán giải biểu, vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, chữa bệnh bằng cách tăng tiết mồ hôi, giải cảm, hạ sốt.

Theo y học hiện đại, trong lá tía tô chứa tới 0.3 – 0.5 % là tinh dầu (chủ yếu là perillaldehyde) có tác dụng tốt trong hạ sốt và thư giãn.

Tuy nhiên, việc tự chuẩn bị và sử dụng thảo dược tại nhà đem lại không ít phiền toái: 

  • Khó khăn trong việc xác định đúng nguồn thảo dược sạch, không lẫn thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại,…
  • Mẹ phải chuẩn bị lích kích từ khâu mua nguyên liệu tươi đến sơ chế, chế biến, cho bé sử dụng.
  • Hàm lượng mẹ dùng không đảm bảo chính xác phù hợp với trẻ, đôi khi phản tác dụng, gây kích ứng cho bé nếu dùng quá nhiều thảo dược, đặc biệt là các thảo dược chứa tinh dầu.

Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm khăn lau hạ sốt tẩm ẩm dịch dược liệu vô cùng tiện lợi và hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Một số loại thảo dược thường dùng khi hạ sốt cho bé
Một số loại thảo dược thường dùng khi hạ sốt cho bé

Bài viết bên trên là toàn bộ các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em cũng như cách chăm sóc chuẩn nhi khoa mẹ cần ghi nhớ. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

9 thoughts on “Hóa giải nỗi lo sốt siêu vi ở trẻ em, hướng dẫn chăm con chuẩn tại nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook