Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là hai bệnh phổ biến trong thời điểm giao mùa như hiện tại. Phân biệt được sốt siêu vi và sốt xuất huyết để có những cách xử trí cũng như phòng bệnh hiệu quả cho bé yêu. Do đó, mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, cùng những thông tin hữu ích liên quan ngay bây giờ nhé!
1. Sốt siêu vi ở trẻ em là gì và nguy hiểm như thế nào?
Trước hết, mẹ cần sốt siêu vi là gì, và nó có thể đe dọa đến tính mạng trẻ như thế nào?
Sốt siêu vi là hiện tượng thân nhiệt của trẻ tăng cao để bảo vệ cơ thể trẻ, chống lại sự xâm nhập “bất hợp pháp” của virus. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển toàn diện nên trẻ là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi virus. Nếu mẹ không có những biện pháp can thiệp điều trị sốt siêu vi hợp lý và kịp thời, bé có thể gặp một loạt các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng trẻ, ví dụ như:
- Viêm phổi: Viêm phổi là một trong số biến chứng phổ biến nhất ở trẻ bị sốt siêu vi. Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng, dẫn đến nguy cơ tổn thương mô phổi tăng cao, làm rối loạn chức năng trao đổi khí ở phổi. Từ đó gây suy hô hấp ở trẻ. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp ở trẻ nhỏ cũng chính là viêm phổi.
- Viêm tiểu phế quản: Tình trạng nhiễm trùng phổi này khiến đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi sưng phù do viêm nhiễm, đồng thời, cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết dịch gây tắc nghẽn tại đây. Do đó, bé có cảm giác khó khăn trong việc hít thở. Biến chứng này đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ dưới một tuổi và có nguy cơ rất cao đe dọa tính mạng của trẻ.
- Viêm thanh quản: Thanh quản của trẻ có khả năng bị tấn công khi trẻ nhiễm virus gây sốt siêu vi. Trẻ thường bị ho rất nhiều khi có tổn thương tại đây. Sự nhiễm trùng tại bộ phận này có khả năng gây sưng ở đường hô hấp, đồng thời làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi, khiến bé khó thở.
- Viêm cơ tim: Viêm cơ tim là biến chứng xảy ra nếu bé bị sốt siêu vi do adenovirus. Sau khi nhiệt độ cơ thể của bé đã trở về mức bình thường nhưng trẻ vẫn có biểu hiện như: mệt mỏi, khó thở, dễ lịm đi, không đùa nghịch và hoạt bát như trước, bỏ ăn. Nếu không được can thiệp kịp thời, biến chứng này có thể phát triển xấu hơn dẫn đến suy tim cấp hay thậm chí là sốc tim.
- Biến chứng ở não: Tình trạng sốt chuyển biến xấu, có nguy cơ kéo theo các cơn co giật và hôn mê. Biến chứng này để lại những di chứng nặng nề ở não, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé sau này.
2. Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay sốt siêu vi đều là những vấn đề sức khỏe phát sinh do virus xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng thường thấy nhất là sốt cao đột ngột và các triệu chứng khác tương tự nhau. Do đó, các triệu chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn làm mẹ khó có thể phân biệt được sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Tuy nhiên, mẹ cần xác định được bé sốt siêu vi hay sốt xuất huyết để mau chóng có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, từ đó nâng cao khả năng hồi phục sức khỏe cho bé.
Mẹ có thể theo dõi bảng sau để thấy rõ sự khác biệt giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết.
Sốt siêu vi | Sốt xuất huyết | |
Nguyên nhân | nhiều chủng siêu vi trùng khác nhau | virus dengue.
vật trung gian truyền bệnh (muỗi vằn) |
Thời gian phát bệnh | có khả năng kéo dài khoảng 1 – 2 tuần | 7 – 10 ngày |
Triệu chứng | Sốt cao đột ngột (>= 39ºC)
Có dấu hiệu viêm đường hô hấp Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy…) Đau nhức cơ. |
Sốt 39 – 40ºC và khó hạ sốt
Đau nhức ở trán và hốc mắt Sung huyết Buồn nôn, chán ăn Xuất huyết dưới da Đau cơ và khớp
|
Con đường lây nhiễm | Tiếp xúc với vật đã bị virus bám trên bề mặt
Máu (dùng chung kim tiêm, truyền máu, chế phẩm máu không tiệt trùng…) Mẹ sang con |
Chủ yếu do muỗi vằn đốt
Máu Mẹ sang con |
Điều trị | Chủ yếu là điều trị triệu chứng:
Hạ sốt (uống paracetamol, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát…) Uống nhiều nước Nghỉ ngơi nhiều Chú trọng dinh dưỡng |
|
Phòng ngừa | Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Hạn chế tiếp xúc với người bệnh Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi |
Chủ yếu phòng ngừa muỗi vằn đốt:
Dùng thuốc chống côn trùng Không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển (vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nơi nước đọng…) Trang bị lưới chống muỗi Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ |
3 . Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà
Khi trẻ có biểu hiện sốt siêu vi, mẹ thường lo lắng, và cố gắng tìm mọi cách để giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt. Tuy nhiên, những sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà đều có thể khiến bé bị nguy hiểm.
3 .1. Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị sốt siêu vi
Khi thấy con bị sốt, nhiều mẹ liền cho con uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này hoàn toàn không tốt. Do thuốc kháng sinh không hề có khả năng tiêu diệt virus, mà chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy khi trẻ bị sốt virus, trong trường hợp không có bội nhiễm thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
3 .2. Ủ ấm cơ thể cho trẻ sốt siêu vi
Ngoài ra, việc ủ ấm cơ thể cho trẻ là một trong những điều kiêng kỵ nhất mà mẹ không nên làm khi bé bị sốt siêu vi. Nguyên nhân là do việc ủ ấm cơ thể cho trẻ sẽ khiến thân nhiệt của con tăng cao hơn. Cộng với bản thân nhiệt độ cơ thể trẻ cũng đang cao do sốt, dẫn tới những cơn co giật của bé. Vì vậy, trong trường hợp bé bị sốt siêu vi, mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để nhiệt dễ dàng khuếch tán ra ngoài, từ đó giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt.
3.3 . Dùng nước thật lạnh hay thật nóng khi trẻ bị sốt siêu vi?
Rất nhiều mẹ đã sử dụng nước thật lạnh hoặc thật nóng để lau người và cho bé uống với suy nghĩ cơ thể của con đang nóng nên nước lạnh sẽ làm cơ thể bé hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên thực tế thì nhiệt độ nước quá thấp hoặc quá cao đều không hề tốt cho quá trình hạ sốt của trẻ.
Khi bé bị sốt siêu vi, mẹ nên lau người bằng nước ấm, chườm mát và bổ sung cho con nhiều nước mới có thể giúp bé hạ thân nhiệt một cách nhanh chóng. Mẹ nên chườm ấm giúp trẻ hạ nhiệt từ từ. Mẹ lấy khăn nhúng vào chậu nước ấm (nước có nhiệt độ tương đương nước tắm hằng ngày cho trẻ là được). Sau đó, lấy khăn lau chườm liên tục cho trẻ, đặc biệt tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách,…
Đặc biệt, khi bị sốt, nước trong cơ thể thoát ra ngoài rất nhiều khiến trẻ có nguy cơ cao bị mất nước. Do đó, mẹ cần thường xuyên cho con uống nước kết hợp bổ sung nước từ những nguồn khác nhau như cháo loãng, súp, nước chanh, nước cam,….để bù lại điện giải và lượng nước đã mất đi, chống kiệt sức và thúc đẩy quá trình loại bỏ các loại độc tố bên trong cơ thể diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
3.4. Cho trẻ bị sốt siêu vi ở trong phòng điều hòa càng nhiều càng tốt
Khi trẻ bị sốt siêu vi, ở trong phòng điều hòa sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trước những cơn sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ không nên cho bé ở nơi nhiệt độ thấp quá lâu. Thay vào đó, mẹ chỉ nên cho con ở trong phòng điều hòa tối đa 2 tiếng/ lần và không được để máy lạnh thổi thẳng vào chỗ trẻ nằm nghỉ.
Ngoài ra, mẹ nên để không khí được lưu thông và căn phòng trở nên thoáng đãng hơn bằng cách mở cửa sổ khoảng 15 – 30 phút. Điều này sẽ giúp sức khỏe của bé phục hồi nhanh hơn.
4. Những việc mẹ nên làm khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà
Khi đã phân biệt được trẻ sốt siêu vi hay sốt xuất huyết, mẹ cần nhanh chóng đưa ra biện pháp xử trí phù hợp, khoa học, an toàn cho trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe của bé sau này.
4.1. Cho trẻ sốt siêu vi uống thuốc hạ sốt khi cần thiết
Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.
Theo các chuyên gia, thuốc hạ sốt chỉ nên được sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5 độ C hoặc cao hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Thông thường, khi sốt siêu vi, mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol liều 10-15mg/kg, thời gian sử dụng cách 4-6 giờ, không quá 60mg/kg/24h Mẹ lưu ý không cho con sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt đồng thời do có thể các loại thuốc hạ sốt có cùng thành phần hoạt chất, gây quá liều ở trẻ. Để bé hạ sốt nhanh hơn, mẹ có thể kết hợp lau chườm trong trường hợp này.
4.2. Trẻ bị sốt siêu vi nằm nơi thoáng mát, kín gió
Như đã trình bày ở trên, mẹ nên để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, kín gió, và cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giúp nhiệt độ cơ thể trẻ khuếch tán ra môi trường, từ đó trẻ sẽ hạ sốt nhanh chóng hơn.
4.3. Tắm bằng nước ấm khi trẻ bị sốt siêu vi
Có nhiều mẹ truyền tai nhau khi con bị sốt siêu vi nên kiêng tắm tuyệt đối. Tuy nhiên, tắm bằng nước ấm sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bởi lẽ:
- Tắm nước ấm sẽ giúp giãn mạch dưới da, nhiệt được đào thải ra ngoài, làm giảm quá trình sốt của trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy khó chịu và đỡ quấy khóc hơn.
- Tắm góp phần giữ vệ sinh thân thể trẻ, qua đó hạn chế được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn.
Tuy nhiên, việc tắm rửa khi cơ thể trẻ còn đang yếu sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng nhiễm lạnh. Vì vậy,, thay vì mẹ băn khoăn trẻ bị sốt siêu vi có tắm được hay không thì câu hỏi đúng cần được đặt ra là làm thế nào để phòng ngừa tình trạng nhiễm lạnh sau khi tắm.
Để tránh nhiễm lạnh khi tắm, mẹ cần phải chú ý đặc biệt tới việc giữ ấm cho cơ thể của trẻ. Một số điều bố mẹ nên nhớ khi tắm cho trẻ bị sốt siêu vi đó là:
- Không được tắm nước lạnh cho trẻ vì nhiệt độ thấp có thể khiến cơn sốt siêu vi của con trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tắm nước quá nóng cho trẻ vì có thể gây bỏng do da trẻ cực kì nhạy cảm với nhiệt.
- Đảm bảo phòng tắm lúc nào cũng kín gió.
- Trước khi tắm, bố mẹ hãy cho trẻ uống một ly nước ấm.
- Bố mẹ phải lau khô người cho con ngay sau khi vừa tắm xong.
Ngoài ra, nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề trẻ bị sốt siêu vi có tắm được hay không, mẹ hãy thử đổi sang cách lau người cho con với nước ấm. Phương pháp này sẽ giúp trẻ không phải tiếp xúc trực tiếp với nước mà vẫn cảm thấy thoải mái, sạch sẽ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết mà page gửi tới các mẹ. Nó có giải đáp được phần nào thắc mắc của các mẹ không? Nếu những thông tin này hữu ích với mẹ, mẹ nhớ lưu lại để xác định được bé sốt xuất huyết hay sốt siêu vi từ đó có những cách chăm sóc trẻ phù hợp, an toàn, hiệu quả mẹ nhé!
Từ ngày đến giờ mk cũng bị nhầm lẫn nè.nay đọc được bài viết của dược sỹ mk đã hiểu rồi cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
M cũng hay nhầm lẫn giữa 2 loại sốt này lắm .cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích ạ
Thông tin hữu ích lắm ạ,cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Cứ ốm là lo rồi. Cảm ơn thông tin hữu ích từ dược sĩ
Bé sốt là điều em sợ nhất
Em sợ con ốm lắm luôn