Sốt siêu vi ở trẻ em là một bệnh rất thường gặp, chủ yếu vào các thời điểm giao mùa. Thật may vì sốt siêu vi thường khá lành tính, tuy nhiên cha mẹ vẫn cần để ý chăm sóc để không có những biến chứng sau này cho trẻ. Sốt siêu vi là gì? Cần chăm sóc như nào cho trẻ mắc sốt siêu vi. Hasot.vn sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn nhé!
1. Sốt siêu vi là gì?
Trước tiên cần hiểu siêu vi là gì? Siêu vi là cách gọi khác của virus, một loại sinh vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Chúng không thể sống lâu được ở bên ngoài mà phải xâm nhập vào cơ thể của động vật hay con người, sinh sôi phát triển và gây bệnh.
Sốt siêu vi là gì? Đây là tình trạng sốt do cơ thể bị nhiễm virus. Đây là bệnh rất thường gặp ở trẻ, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu là vào các thời điểm giao mùa. Trẻ nhỏ do cơ thể miễn dịch còn yếu nên khi thời tiết thay đổi rất dễ nhiễm bệnh. Sốt siêu vi thường lành tính, không có nguy hiểm, trừ một số trường hợp như sốt siêu vi ở bệnh tay chân miệng hay trong sốt xuất huyết là rất nguy hiểm có thể gây tử vong.
2. Nguyên nhân sốt siêu vi
Có rất nhiều các tác nhân gây ra sốt siêu vi. Có thể tham khảo bảng dưới đây:
Nhóm virus | Hội chứng thường gặp | ||
Virus Corona | Cảm lạnh, viêm phế quản mãn, hen phế quản | ||
Virus Rhino
|
Cảm lạnh, viêm phế quản mãn, hen phế quản | ||
Virus á cúm | Croup, bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ, viêm họng, cảm lạnh | ||
Virus Adeno | Cảm lạnh, viêm họng ở trẻ | ||
Virus cúm | A | Sốt cao, đau mỏi cơ khớp, ho (hội chứng cúm) viêm phổi… | |
B | Hội chứng cúm, viêm khớp, viêm họng đơn thuần | ||
Virus Entero | Sốt không rõ nguyên nhân, viêm khớp, viêm họng | ||
Virus hợp bào | Viêm phổi, viêm phế quản tận ở trẻ em, cảm lạnh ở người lớn | ||
Virus Herpes Simplex | Viêm loét niêm mạc miệng và lợi ở trẻ, viêm họng, viêm Amidal cấp ở người lớn, viêm khí quản, viêm phổi ở bệnh nhân có tổn thương hệ miễn dịch. |
3. Nhận biết trẻ mắc sốt siêu vi với triệu chứng điển hình
Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em điển hình nhất
- Sốt cao 39- 40ºC, liên tục hoặc ngắt quãng
- Sốt kéo dài 3-5 ngày. Dù sốt nhưng trẻ vẫn vui chơi, nô đùa, ăn uống bình thường.
Sốt cao là triệu chứng điển hình của sốt siêu vi
Triệu chứng đi kèm
- Viêm đường hô hấp: đau họng, ho khan, sổ mũi, hắt hơi…
- Đau đầu: rất hay gặp, có biểu hiện nhức đầu dữ dội, quay cuồng, chóng mặt. Nguyên nhân do sốt cao khiến mạch máu căng ra. Đối với trẻ, một số trường hợp trẻ đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo.
- Viêm kết mạc mắt: mắt đỏ, chảy nước mắt
- Phát ban: thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt
- Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, nôn,…
- Đau nhức cơ, xương khớp
- Viêm hạch: sờ thấy hoặc nhìn thấy hạch sưng to, đau ở vùng mặt, cổ.
4. Ba mẹ cần nhớ kĩ những điều này khi trẻ mắc sốt siêu vi
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt siêu vi, mà tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng và phòng biến chứng bằng cách nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho trẻ
4.1. Dùng thuốc hạ sốt
Khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, mẹ cần lưu ý:
- Chỉ được dùng khi trẻ sốt trên 38,5ºC.
- Hạ sốt bằng Paracetamol liều 10-15mg/ kg/ lần, 4-6 giờ/ lần, tối đa 4 lần/ ngày. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần sử dùng để tránh bị quá liều.
- Khuyến khích sử dụng đường uống, nếu trẻ có biểu hiện nôn, sốt cao co giật thì ba mẹ có thể dùng dạng viên đặt hậu môn.
- Ưu tiên lựa chọn các dạng thuốc lỏng để uống như: dung dịch, siro, bột pha, thuốc giọt… Trong trường hợp không có chế phẩm thích hợp, có thể thay thế bằng cách nghiền viên và pha vào nước uống.
- Không cần dùng kháng sinh, chỉ được phép sử dụng khi có nhiễm khuẩn thứ phát ( bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh) và có chỉ định của bác sĩ.
4.2. Bù nước điện giải khi sốt kéo dài, mất nước
Một số lưu ý khi bù nước cho trẻ bị sốt như:
- Tăng cường bổ sung nước và các chất điện giải như Oresol, do trẻ sốt cao, kéo dài, nôn, ỉa chảy dẫn đến mất nước và điện giải.
- Chế độ ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng vì trẻ khi bị bệnh có thể chán ăn, khó tiêu, sụt cân.
4.3. Lau chườm hạ thân nhiệt cho bé
Chườm ấm bằng khăn là phương pháp được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng. Khi trẻ sốt cao nhưng vẫn dưới 38.5ºC, theo nguyên tắc là không được uống thuốc hạ sốt, vây nên dùng khăn lau ấm là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này. Một trong những nguyên nhân trẻ bị sốt là do các lỗ chân lông bít lại, mạch máu co khiến máu khó lưu thông. Với cơ chế tác động từ bên ngoài làm giảm dần nhiệt độ cơ thể, lau khăn ấm giúp làm giãn nở lỗ chân lông, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng lưu thông máu, và khả năng tản nhiệt nên có tác dụng hạ sốt cho bé nhanh hơn.
Dân gian từ xưa còn biết kết hợp thêm các loại thảo dược để tăng hiệu quả khi sử dụng như: rau Diếp cá, cỏ nhọ nồi, hành tây, tía tô, chanh… Trong đó có những loại thảo dược đã được chứng minh về tác dụng hạ sốt của mình (rau Diếp cá, Cỏ nhọ nồi,… ). Mẹ có thể tận dụng những loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà hay ra chợ, siêu thị vì nó rất dễ kiếm. Tuy nhiên, cách làm này sẽ tốn thêm thời gian, không tiện lợi vì trẻ bị sốt cao nên được hạ sốt nhanh.
Hiện nay, khăn lau hạ sốt cho trẻ là một biện pháp được rất nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn, giải quyết được vấn đề trên. Loại khăn này đã được tẩm sẵn các thành phần thảo dược có tác dụng hạ sốt (như Dịch chiết cỏ nhọ nồi, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu gừng… ) giúp mở lỗ chân lông, tăng thoát nhiệt và thanh nhiệt giải độc giúp cơ thể con dễ chịu hơn. Ngoài tác dụng hạ thân nhiệt, khăn lau hạ sốt còn làm sạch và mát vùng da bị ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, hăm tã… tạo cảm giác thoải mái, giúp trẻ không quấy khóc. Ba mẹ nên chọn các sản phẩm khăn dùng có sẵn các dịch chiết dược liệu hạ sốt vừa hiệu quả lại tiện lợi. Trên thị trường có nhiều loại khăn hạ sốt, ba mẹ hãy tìm hiểu kĩ các thành phần xem bé có bị dị ứng không. Dù khăn hạ sốt là sản phẩm tiện ích, dễ sử dụng nhưng phụ huynh đừng bỏ qua bước đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo phát huy được hiệu quả tốt nhất nhé.
Khi trẻ sốt cao liên tục 1, 2 ngày đầu kèm hắt hơi, sổ mũi, đau họng nhẹ, nhưng vẫn khỏe mạnh, chơi đùa bình thường thì vẫn có thể theo dõi tại nhà. Nhưng trong trường hợp sốt cao trên 2 ngày, kèm co giật, nôn nhiều, ỉa chảy… ba mẹ nên đưa đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời vì lúc này, trẻ có thể đã bị biến chứng của bệnh nặng hoặc bội nhiệm vi khuẩn gây bệnh.
Hi vọng bài viết bên trên đã giúp mẹ hiểu thêm về sốt siêu vi, sốt siêu vi là gì và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Nếu còn vấn đề khó khăn nào cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.