Giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ về sốt xuất huyết ở trẻ

Mùa mưa muỗi vằn sinh sản và phát triển mạnh dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết ở trẻ tăng cao. 

Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường dễ diễn biến nặng do đó phụ huynh cần đặc biệt chú ý. Bài viết sau sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp của ba mẹ về căn bệnh này.

1. Sốt xuất huyết là gì? 

Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính, xuất hiện nhiều các nước vùng nhiệt đới. Sốt xuất huyết do 4 loại virus Dengue (1,2,3,4) gây ra.

Sốt xuất huyết không lây lan trực tiếp từ người sang người mà qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. Khi bị muỗi vằn mang virus đốt rất dễ mắc và lây lan thành dịch.

Sốt xuất huyết ở trẻ

2. Làm thế nào nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ 

Sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau nhức cơ và khớp và sau đó là xuất huyết ở một số bộ phận trên cơ thể. Cũng có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy…

Đối với trẻ em không tự nhận biết được, phụ huynh cần quan sát để phát hiện trẻ mắc sốt xuất huyết qua các dấu hiệu bên ngoài.

Với từng giai đoạn cụ thể của bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng đặc trưng.

2.1. Giai đoạn sốt 

Sau thời gian ủ bệnh, khi bệnh khởi phát trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao liên tục, trán nóng ran
  • Mệt mỏi, quấy khóc
  • Bỏ bú, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn trớ
  • Xuất huyết dưới da

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 2-5 ngày đầu.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm 

Sau khi cơn sốt kết thúc là giai đoạn được xem là nguy hiểm nhất của bệnh (ngày thứ 3 đến ngày thứ 7).

Lúc này, người bệnh có dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra các biểu hiện thoát huyết tương như:

  • Vật vã, lờ đờ,…
  • Da lạnh ẩm, chân tay lạnh
  • Ít đi tiểu, hay khát nước
  • Xuất huyết dưới da
  • Đau bụng, chướng bụng,…

Bé bị sốt xuất huyết

Các triệu chứng nghiêm trọng có thể gặp phải ở giai đoạn này như:

  • Sưng nề mí mắt
  • Sưng đau gan
  • Tràn dịch màng bụng, màng phổi,…

2.3. Giai đoạn phục hồi

Các dấu hiệu cho thấy bệnh sốt xuất huyết ở trẻ đang dần phục hồi như:

Đi tiểu nhiều hơn

Có cảm giác thèm ăn

3. Sốt xuất huyết ở trẻ có điều trị được không? 

Giống như đa số các bệnh gây ra bởi virus khác, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chỉ có chăm sóc hỗ trợ đơn giản bằng truyền dịch,…Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh này.

Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết ở trẻ cần tìm cách hạ sốt. Nhiệt độ quá cao có thể gây co giật ở trẻ nhỏ.

Ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt Paracetamol và dùng khăn lau hạ sốt chườm nhẹ nhàng toàn thân cho trẻ.

Lưu ý, không hạ sốt cho trẻ bằng Aspirin, Ibuprofen vì có thể làm các dấu hiệu do giảm tiểu cầu trầm trọng hơn đồng thời có thể gây viêm dạ dày dẫn đến chảy máu.

Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ kịp thời bù dịch bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân luôn được khuyến khích tăng lượng nước uống (cho trẻ bú nhiều, uống oresol, nước trái cây,…).

Truyền tĩnh mạch thường được chỉ định khi bệnh nhân không thể duy trì lượng nước uống và/hoặc bị sốc.

4. Có điều trị sốt xuất huyết tại nhà được không? 

Một số trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, không có các dấu hiệu nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết phòng và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

5. Trẻ bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không? 

Câu trả lời là có. Thật không may là virus gây sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau. Theo nghiên cứu, lần mắc tiếp theo thường nghiêm trọng hơn lần đầu.

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh lần đầu thường nghiêm trọng hơn.

Virus sốt xuất huyết

6. Có người nào nhiễm virus Dengue mà không gặp vấn đề gì không? 

Nhiều người bị nhiễm virus nhưng không bị sốt xuất huyết. Người lớn tuổi và trẻ em là những đối tượng thường bị nặng nhất.

7. Có vắc xin phòng sốt xuất huyết ở trẻ không? 

Hiện tại chưa có vắc xin nào ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết.

8. Làm thế nào để phòng sốt xuất huyết?

Ba mẹ có thể phòng sốt xuất huyết cho trẻ và cả gia đình bằng một số biện pháp sau:

  • Phòng muỗi đốt: mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ban ngày, bôi kem chống muỗi, dùng bình xịt, hương,…để diệt muỗi.
  • Vệ sinh sạch sẽ trong và xung quanh nhà, đậy kín hoặc lật úp những dụng cụ chứa nước,…để hạn chế sự sinh sản của muỗi.
  • Sốt xuất huyết ở trẻ nói riêng và tất cả mọi người nói chung đều cần chẩn đoán sớm và theo dõi chặt chẽ và điều trị sớm để đảm bảo một kết quả tốt nhất.

36 thoughts on “Giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ về sốt xuất huyết ở trẻ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook