Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch, gây nguy hiểm tới sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ còn quá non nớt để chống chọi với căn bệnh này.
Mùa dịch năm nay, mẹ hãy nắm chắc thông tin để phòng trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có phương pháp chăm sóc, điều trị đúng cách nhé.
1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phức tạp. Triệu chứng khi mắc sốt xuất huyết ở trẻ cũng có xu hướng nặng hơn so với người lớn
1.1.Giai đoạn khởi phát: 3-4 ngày
- Bé sốt cao, đột ngột từ 39 – 40 độ, liên tục, khó giảm hoặc giảm rất ít khi sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường.
- Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi cơ thể.
- Trên da xuất hiện các vết xuất huyết, đôi khi có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng.
1.2. Giai đoạn sốt xuất huyết
Sau 7 – 8 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, sốt xuất huyết ở trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thời kỳ này các mẹ phải hết sức cẩn thận vì rất dễ gây các biến chứng nghiêm trọng.
Một số biểu hiện của giai đoạn sốt xuất huyết ở bé:
- Tình trạng sốt vẫn còn nhưng mức độ đã giảm nhẹ hơn so với giai đoạn trước.
- Tình trạng xuất huyết biểu hiện rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng:
- Xuất hiện các vết xuất huyết dưới da nằm rải rác ở mặt trong hai cánh tay và mặt trước hai cẳng chân, đùi, bụng và mạn sườn.
- Xuất huyết niêm mạc biểu hiện qua tình trạng chảy máu chân răng và chảy máu cam.
- Xuất huyết tiêu hoá dẫn đến đi ngoài phân đen, phân lẫn máu hoặc nôn ra máu tươi.
- Nghiêm trọng nhất là xuất huyết não hoặc xuất huyết ổ bụng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bé.
- Bé có thể bị hạ huyết áp hoặc sốc do mất máu quá nhiều dẫn đến cô đặc máu với các biểu hiện như: vật vã, lơ mơ, da lạnh ẩm, nhợt nhạt, tim đập nhanh, huyết áp kẹt, thiểu niệu hoặc vô niệu,…
1.3. Giai đoạn hồi phục
Bước qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 2-3 ngày, trẻ sẽ đi đến giai đoạn phục hồi lại sức khỏe với các triệu chứng bệnh giảm dần, không còn sốt.
2. Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết với đặc trưng là tình trạng xuất huyết đa dạng từ nhẹ tới nặng, do đó biến chứng của bệnh cũng theo đó mà nguy hiểm, gây ra:
2.1. Sốc
Virus sốt xuất huyết tấn công làm tăng tính thấm thành mạch, gây thoát huyết tương và cô đặc máu trong lòng mạch, dẫn đến biến chứng sốc đem lại nhiều nguy hiểm:
- Sốc kéo dài làm cho dịch huyết tương dễ ứ đọng trong màng não qua các thành mạch dẫn tới phù não, hôn mê và các hội chứng thần kinh khác.
- Huyết tương tràn ra từ lòng mạch có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và gây nên các tổn thương như viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp,… đe doạ đến tính mạng bé.
2.2. Hạ huyết áp
Tình trạng mất máu và thoát huyết tương khỏi lòng mạch do sốt xuất huyết cũng dẫn đến biến chứng hạ huyết áp với các biểu hiện như da nhợt nhạt, chân tay lạnh ẩm, tim đập nhanh,… Nếu không điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.
2.3. Suy tim, suy thận
Chảy máu và mất máu nhiều trong sốt xuất huyết khiến lượng máu do tim cung cấp không đủ cho hệ tuần hoàn của bé. Tim phải tăng cường làm việc để bơm máu cùng với tình trạng tràn dịch màng tim do thoát huyết tương lâu ngày dễ dẫn đến suy tim.
Đồng thời, lượng huyết tương thoát ra ngoài nhiều được tăng cường bài tiết qua đường nước tiểu, thận phải làm việc hết công suất, lâu dần cũng dẫn đến biến chứng suy thận.
2.4. Biến chứng mắt
Trong mắt có một loại dịch nhầy giúp con người nhìn rõ mọi vật, gọi là dịch kính mắt. Khi trẻ bị sốt xuất huyết, virus tấn công gây tổn thương mạch máu võng mạc dẫn đến xuất huyết võng mạc, lớp dịch kính mắt này sẽ bị che phủ, hoà tan khiến bé gần như bị mù, không nhìn được các sự vật, hiện tượng xung quanh.
3. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt huyết tại nhà
3.1. Hạ sốt đúng cách, an toàn cho trẻ bị sốt xuất huyết hiệu quả
Sốt là biểu hiện đặc trưng và đầu tiên khi bé bị sốt xuất huyết, do đó phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé là rất quan trọng. Dưới đây, hasot.vn sẽ mách mẹ một số biện pháp hạ sốt an toàn để mẹ tham khảo.
3.1.1. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc hạ sốt là biện pháp đơn giản, phổ biến hay được các mẹ sử dụng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc nói chung, dùng thuốc hạ sốt nói riêng, mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng:
- Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt từ 38.5 độ trở lên, mẹ nên ưu tiên dùng Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt tái phát kéo dài.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì các hoạt chất này tăng nguy cơ xuất huyết ở bé.
3.1.2. Lau chườm bằng khăn hạ sốt
Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, dưới 38.5 độ C sau thời gian dùng thuốc hoặc sốt trở lại nhưng chưa đến thời gian uống thuốc hạ sốt lần tiếp theo, mẹ nên dùng phương pháp chườm khăn để hạ sốt cho con.
Mẹ có thể dùng khăn ấm (nhiệt độ khăn thấp hơn thân nhiệt bé khoảng 1 – 2 độ C) hoặc khăn tẩm dịch chiết các thảo dược dân gian để lau, chườm cơ thể giúp bé hạ thân nhiệt và cảm thấy thoải mái hơn. Dựa theo cơ chế truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nhiệt, đây là phương pháp an toàn và hiệu quả để hạ sốt cho trẻ, được các bác sĩ khuyên dùng.
3.2. Trẻ bị sốt xuất huyết cần chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ bị sốt xuất huyết thường hay chán ăn, buồn nôn cùng nhiều triệu chứng như sốt, chảy máu,… nên cơ thể rất dễ thiếu năng lượng dẫn đến mệt mỏi, suy yếu nên trẻ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
-
Bổ sung nhiều nước
Biểu hiện sốt trong sốt xuất huyết ở trẻ thường đi kèm với hậu quả mất nước, điện giải nên việc bù nước cho bé là vô cùng quan trọng.
Ngoài việc uống nước lọc hay nước sôi để nguội thông thường, bé có thể dùng oresol để bù nước và điện giải hoặc các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, bưởi, nước dừa hoặc nước khoáng…
-
Ăn cháo loãng, súp
Theo các chuyên gia, cháo loãng và súp là lựa chọn tốt nhất cho các bé đang bị sốt xuất huyết vì dễ ăn, giàu dưỡng chất và dễ hấp thu. Điều này giúp cải thiện vấn đề chán ăn, đắng miệng và mệt mỏi ở trẻ.
-
Nước ép từ các loại rau
Vitamin và các khoáng chất trong nước ép rau quả có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cũng như giảm đau mỏi cơ thể. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ nên cho bé sử dụng các loại nước ép rau củ tươi như cà rốt, dưa chuột, rau lá xanh,… để tăng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh mau khỏi.
4. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện
Trong quá trình chăm sóc trẻ sốt xuất huyết, nếu mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây cần đưa trẻ nhập viện ngay để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nặng:
- Tay chân bé sờ thấy lạnh.
- Bé nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
- Bé kêu đau bụng, nôn nhiều, đặc biệt là nôn khan.
- Bé khó chịu, quấy khóc, bứt rứt hoặc li bì.
- Có hiện tượng chảy máu cam, máu răng hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Bài viết bên trên là một số thông tin mẹ cần biết về chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết cũng như các biện pháp phòng bệnh cho trẻ hiệu quả. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí
Nguy hiểm thế. Trẻ dễ ốm thật
Giờ dịch chồng dịch. Mà trẻ con thì dễ ốm. Mk lúc nào cũng ở tư thế phòng bị ấy
Thời tiết thay đổi trẻ dễ bị ốm vặt lắm
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ cho các mẹ bỉm những thông tin cần thiết nhất ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích về sốt xuất huyết ạ
Nhà mình luôn trữ săn khăn hạ sốt drpapie trong nhà phòng khi con sốt.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Sốt xuất huyết nguy hiểm quá,mình sẽ lưu ý khi chăm sóc con,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Giờ có cả dịch đậu mùa khỉ nữa. Thế giới thật đáng sợ
Bé nhà em may chưa bị nhưng em phải lưu lại mới được