Thuốc hạ sốt cho trẻ: Hãy lựa chọn sáng suốt và an toàn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ với các dạng bào chế khác nhau. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thuốc an toàn cho trẻ thì không phải phụ huynh nào cũng biết cách.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuốc hạ sốt và sử dụng thuốc đúng cách cho con.

1. Thực trạng sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Thuốc hạ sốt là một trong những thuốc thiết yếu luôn có sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ bởi vì trẻ thường sốt bất chợt, sốt đêm.

Đây là loại thuốc phổ biến không cần kê đơn chính vì vậy phụ huynh thường tự ý mua về cho con sử dụng khi sốt.

Thuốc hạ sốt cho trẻ

Theo khảo sát kiến thức hạ sốt cho trẻ, phần lớn ba mẹ chưa biết hạ sốt cho con đúng cách, nhất là vấn đề sử dụng thuốc hạ sốt.

Một số sai lầm mà nhiều phụ huynh đang mắc phải là:

  • Cứ con sốt là cho uống thuốc hạ sốt ngay
  • Dùng thuốc hạ sốt liều cao con sẽ hạ sốt nhanh hơn
  • Dùng chưa đúng liều lượng và đúng thời điểm
  • Điều trị sốt trong nhi khoa, các bác sĩ tính toán liều lượng thuốc hạ sốt theo trọng lượng của bé. Thế nhưng, một số ba mẹ thường cho con dùng thuốc hạ sốt theo tuổi của bé.

2. Thuốc hạ sốt cho trẻ có những loại nào, dạng nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm hạ sốt cho trẻ với các tên gọi khác nhau. Hầu hết các sản phẩm này chứa một trong các hoạt chất sau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,…

Thuốc chứa Paracetamol

Đây là loại thuốc hạ sốt được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

Liều lượng được chỉ định cho trẻ là 10-15mg/kg cân nặng và liều sau cách liều trước 4-6 tiếng. Trường hợp trẻ gặp vấn đề về thận (suy thận,…), khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.

Thuốc phát huy tác dụng sau khoảng 30-40 phút.

Một số thuốc hạ sốt chứa Paracetamol thường được sử dụng như: Efferalgan, Hapacol, Doliprane,…

Thuốc hạ sốt cho trẻ Doliprane

Thuốc chứa Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc hạ sốt mạnh hơn và tác dụng hạ sốt kéo dài so với Paracetamol.

Tuy nhiên, thuốc hạ sốt này lại gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó ba mẹ cần tham khảo hướng dẫn và dùng Ibuprofen cho bé theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với trẻ em, liều dùng Ibubrofen là 7-10mg/kg, uống cách nhau 6-8 giờ.

Ba mẹ chú ý hạn chế dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và không dùng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa
  • Sốt xuất huyết hoặc nghi ngờ sốt xuất huyết
  • Trẻ có tiền sử dị ứng Ibuprofen
  • Trẻ bị viêm phế quản, hen suyễn, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận,…

Một số thuốc hạ sốt chứa Ibuprofen thường được sử dụng như: Ibufen, Sotstop, Nurofen,…

Thuốc chứa Aspirin

Hiện nay, các loại thuốc chứa Aspirin được khuyến cáo không dùng hạ sốt cho trẻ. Hoạt chất này gây ra nhiều tác dụng không mong muốn hơn.

Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu khi trẻ mắc sốt xuất huyết.

Trẻ sốt do nhiễm virus (cúm, thủy đậu,…) dùng Aspirin để hạ sốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm đó là hội chứng Reye (hội chứng tổn thương não và gan cấp tính).

Các dạng thuốc

Thuốc hạ sốt thường được bào chế dưới các dạng sau:

  • Dạng cốm bột
  • Dạng viên nén
  • Dạng viên sủi
  • Dạng viên đạn (viên đặt hậu môn)
  • Dạng siro

Trong đó, dạng gói bột, siro, viên đặt hậu môn thường được sử dụng cho trẻ.

3. Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt

So với các loại thuốc khác, thuốc hạ sốt tương đối an toàn và có thể dùng tại nhà. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khó ngủ
  • Phản ứng dị ứng: khó thở, khò khè, mề đay, sưng phù mặt,…
  • Phản ứng da: phát ban, nổi mẩn,…

Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều sẽ gây tổn thương các cơ quan:

  • Gan: quá liều paracetamol có thể gây tổn thương gan, suy gan,… 
  • Thận: lạm dụng thuốc hạ sốt gây tổn thương thận thậm chí suy thận.
  • Dạ dày: thuốc nhóm NSAID (ibuprofen,…) có thể gây chảy máu, loét dạ dày,…
  • Tim: nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Trẻ ngộ độc thuốc hạ sốt

Thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ ngộ độc thuốc hạ sốt nghiêm trọng do sự bất cẩn của cha mẹ.

Đó là trường hợp của bé T.V.D (2 tuổi, Thanh Sơn, Phú Thọ) nhập viện với biểu hiện ngộ độc do sử dụng quá liều Paracetamol. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp nặng, tiên lượng tử vong cao nếu không được ghép gan. Bệnh nhi được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung Ương (Theo benhviennhitrunguong.gov.vn).

Chính vì vậy, phụ huynh hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.

4. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách

Thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C. Do đó, khi trẻ sốt ba mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên để có hướng xử lý thích hợp.

Bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, ba mẹ có thể sử dụng các phương pháp vật lý như chườm ấm, chườm khăn lau hạ sốt,…

Bé sốt cao trên 38.5 độ C, ba mẹ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) và có thể kết hợp với các biện pháp vật lý đã nêu trên.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, bổ sung nhiều nước (nước trái cây, cháo, súp, tăng cữ bú, lượng bú,…) để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Sử dụng đúng liều tính theo cân nặng của trẻ
  • Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 liều dùng liên tiếp
  • Không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt
  • Không dùng Aspirin hạ sốt cho bé

Tất cả các loại thuốc nói chung và thuốc hạ sốt cho trẻ nói riêng trước khi cho con dùng ba mẹ cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

17 thoughts on “Thuốc hạ sốt cho trẻ: Hãy lựa chọn sáng suốt và an toàn

  1. Avatar
    Trịnh trịnh says:

    Ngay từ khi bầu mình cũng đã đọc và tìm hiểu về cách chăm soc sức khỏe của trẻ nhỏ nên mình hiểu được phần nào tác dụng phụ của thuốc tây đối với trẻ vì thế nên chỉ khi nào bé sốt cao mình mới cho uống thuốc hạ sốt còn không mình chỉ cần dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho bé thôi

  2. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Bé nhà mình từ nhỏ tới giờ nếu bị sốt thì mình sẽ dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm toàn thân cho bé trước còn khi nào bé sốt cao quá 38.5đ mình mới dùng đến thuốc hạ sốt

  3. Avatar
    Mai thị phượng says:

    Bé nhà mình nếu sốt nhẹ ấm ấm thì mình toàn dùng phương pháp hạ sốt dân gian trước nếu không hạ mà bé tiếp tục sốt cao trên 38.5d thì mình mới dùng đến thuốc hạ sốt cho bé vì mình đọc báo cũng biết được nhiều tác hại không mong muốn của thuốc tây mang lại

  4. Avatar
    Nguyen thuy says:

    Đôi khi các mẹ không để ý đến thực trạng của con mình mà sử dụng thuốc hạ sốt một cách vô tội vạ cứ thấy bé sốt là dùng luôn thuốc mà k hiểu được là thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn làm hại tới sức khỏe của con

  5. Avatar
    Nguyễn nguyệt says:

    Bé nhà mình mỗi lần ốm sốt mình hay sử dụng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm toàn thân cho bé trước nếu bé sốt cao thì mình cho bé uống kèm theo thuốc hạ sốt Hapacol nữa

  6. Avatar
    Kim Hoàng Gia says:

    Nhiều người vẫn bị mắc sai lầm trong việc cho con uống thuốc khi sốt, may mắn là mình đã kịp cập nhật kiến thức rồi. Bài viết rất hữu ích cho những ai chưa biết ah.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  7. Avatar
    Nguyễn nguyệt says:

    Bé nhà mình hôm rồi sốt mà mình chưa cần dùng tới thuốc đó vì mình dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm có từ sáng tới trưa là đã thấy hạ sốt hẳn rồi. Các mẹ có con nhỏ nên áp dụng cho bé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook