Một trong những “thử thách” với cả bé và ba mẹ trong những năm tháng đầu đời chính là những trận ốm sốt mọc răng. Nó có thể rất nhẹ nhàng qua đi nhưng cũng có thể là điều lo lắng, thậm chí ám ảnh với mẹ. Đặc biệt mẹ càng lo lắng hơn khi tình trạng sốt kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của con. Ngay sau đây, bài viết sẽ giải đáp thắc mắc trẻ sốt mọc răng mấy ngày của mẹ và những dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý.
1. Sốt mọc răng và biểu hiện không thể nhầm lẫn
Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị sốt, ốm vặt vì thế nếu cha mẹ không để ý kĩ thì có thể nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ sốt mọc răng với tình trạng sốt thông thường. Điều này khiến chúng ta chăm sóc bé chưa đúng cách, vì vậy việc phân biệt rõ ràng hai hiện tượng trên là cực kỳ cần thiết.
Nguyên nhân sốt mọc răng: Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, sốt là một trong những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên về góc độ khoa học, không có bằng chứng nào chứng minh điều này đúng. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sốt không phải là dấu hiệu của việc mọc răng mà là một triệu chứng của nhiễm trùng. Trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tháng thường dễ bị nhiễm trùng hơn và thời điểm này trùng với độ tuổi mà hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng. Và đó chính là nguyên nhân mà chúng ta thường thấy bé bị sốt khi mọc răng.
Các biểu hiện sốt mọc răng điển hình:
- Thời điểm: Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ được 4 – 7 tháng, trung bình là lúc 6 tháng. Việc mọc răng sữa sẽ kết thúc khi trẻ khoảng 24 tháng với 20 răng: 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới
- Nhỏ nước dãi: Quá trình mọc răng của con có thể kích thích tiết nhiều nước dãi. Trẻ sơ sinh trong khoảng 10 tuần tuổi đến khoảng 4 tháng tuổi đã bắt đầu thực hiện công việc tiếp nước, tình trạng chảy nước dãi tiếp tục cho đến khi răng của bé mọc tiếp.
- Lợi sưng đỏ, hay cắn đồ vật xung quanh: Áp lực từ răng chọc qua dưới nướu gây ra cho trẻ rất nhiều khó chịu, điều này có thể làm giảm áp lực nhai và cắn.
- Sốt: Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sổ cao hơn. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra. Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không bị tiêu chảy.
2. Sốt mọc răng mấy ngày là đáng ngại?
Thông thường, quá trình mọc răng sẽ kết thúc trong khoảng 8 ngày (5 ngày trước khi mọc răng và 3 ngày sau khi mọc răng). Trong giai đoạn đó, bé sốt mọc răng thường chỉ sốt 1 – 2 ngày, nếu sốt trẻ em trên 3 ngày thì chắc chắn không phải sốt mọc răng mà có thể do các nguyên nhân khác. Mẹ cần lưu ý thận trọng để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.
3. Dấu hiệu cảnh báo khi sốt mọc răng cần can thiệp
Các dấu hiệu bất thường sau đây cảnh báo rằng sốt mọc răng ở trẻ cần can thiệp:
- Trẻ sốt kèm theo các biểu hiện khác như ho, đau họng, khó thở, ….
- Sốt cao kéo dài nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Trẻ có dấu hiệu li bì, co giật,..
4. Làm gì khi trẻ sốt mọc răng
Khi trẻ sốt mọc răng, cách chăm sóc của mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của trẻ. Không những thế, chăm sóc sai cách có thể khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mẹ cần chắc chắn bản thân đã được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học và chính xác.
- Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, ghi lại thời gian sốt, nhiệt độ để có hướng xử lý phù hợp với từng trường hợp sốt khác nhau của trẻ.
- Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách, cổ, bẹn để nhanh hạ nhiệt.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Paracetamol được đánh giá là thuốc hạ sốt tương đối an toàn cho trẻ. Liều dùng Paracetamol là 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ. Ngoài ra mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn khi sốt cao bằng cách kết hợp lau chườm bằng khăn thảo dược.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp không khí lưu thông, cơ thể nhanh chóng khuếch tán nhiệt ra môi trường. Từ đó, nhiệt độ cơ thể trẻ giảm.
- Ngoài ra, khi trẻ sốt mọc răng, trẻ thường bị mất một lượng dịch nhất định, do đó mẹ nhớ bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh. Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.
- Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm, ăn đủ chất dinh dưỡng, chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.
- Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là vô cùng cần thiết, nên thường xuyên làm sạch răng của bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm, chà lưỡi và răng trẻ một cách nhẹ nhàng.
Vậy là mẹ đã biết trẻ sốt mọc răng mấy ngày và xác định được các biểu hiện điển hình của sốt mọc răng ở trẻ. Từ đó, mẹ nhớ áp dụng các biện pháp xử trí an toàn, hiệu quả, khoa học mà chuyên gia chỉ mẹ để giúp con có sức khỏe tốt, sức đề kháng khỏe mẹ nhé!
Mình đã chủ quan 1 lần cứ nghĩ con sốt mọc răng.tới ngày t3 không đi khám.may con ổn không sao.Các mom nên đọc bài viết này để phân biệt con sốt mọc răng hay nguyên nhân khác.Cảm on bài chia sẻ
Bé nhà mình mọc răng cũng bị sốt và sưng lợi mất 5 ngày mới đỡ.
Nhà mình bé sốt 2 ngày nhưng không cao lắm nên mình chỉ dùng khăn drpapie lau chườm cho con là thấy đỡ hẳn
Bé nhà e lần nào mọc răng cũng bị ốm sốt và chảy dãi nhiều. May mà e cũng rất hay trữ khăn hạ sốt và thuốc trong nhà cho bé
Bé nhà mk mọc răng toàn chảy dãi.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Cảm ơn những chia sẻ của dược sĩ, bé nhà mình đang chuẩn bị mọc răng, mình sẽ lưu ý .
Bé nhà mình sốt mọc răng hay dùng lá hẹ sát cho bé nè.mọc răng đỡ sốt ý ạ
Mình dùng gạc dr papie rơ lưỡi cho con từ lúc mới sinh luôn, gạc này được tẩm sẵn dịch lá hẹ nên lúc con mọc răng cũng đỡ sốt hơn.
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ