Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh do vi rút lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Bệnh này nguy hiểm như thế nào? Triệu chứng của bệnh ra sao?…Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?

Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện và bùng thành dịch lần đầu tiên ở Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ vào những năm 1778 – 1780.

Trận dịch xuất hiện gần như cùng lúc tại 3 châu lục trên thế giới chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như vật trung gian truyền bệnh phân bố rộng rãi từ hơn 200 năm trước.

Dịch tễ sốt xuất huyết

Ở Đông Nam Á, bệnh sốt xuất huyết được phát hiện đầu tiên ở Malina, Philippines vào năm 1953-1954.

Ban đầu, sốt xuất huyết được xem là bệnh nhẹ thế nhưng đến năm 1970, sốt xuất huyết Dengue đã trở thành nguyên nhân nhập viện và gây tử vong cho trẻ em hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.

Trước năm 1970, chỉ có khoảng 9 quốc gia có dịch nhưng đến năm 1995 con số này đã tăng lên gấp hơn 4 lần.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc sốt xuất huyết.

2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (dengue hemorrhagic, DHF) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

Virus Dengue có 4 chúng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có thể tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy mà chúng ta có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần.

Virus này thường được lây nhiễm từ người sang người do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt (chủ yếu là muỗi Aedes aegypti).

Muỗi vằn sốt xuất huyết

Nếu chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền virus Dengue vào cơ thể, virus này sẽ ủ bệnh trong khoảng 8-11 ngày.

Tháng 3, tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời gian thuận lợi để muỗi vằn phát triển làm bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Riêng ở miền Nam, muỗi vằn phân bố dày đặc nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mắc bệnh.

3. Các giai đoạn phát triển của bệnh

Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?”, hãy tìm hiểu theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh dưới đây:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài khoảng 4-7 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài 15 ngày. Khoảng thời gian này nếu muỗi vằn hút máu thì virus sẽ truyền sang muỗi.

Giai đoạn 2: Sốt Dengue

Kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày.

Đây chưa phải là giai đoạn nguy hiểm và bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Sốt cao đột ngột (39-40 độ C)
  • Người mệt mỏi
  • Đau cơ, nhức hốc mắt
  • Đau họng, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Trẻ em thường đau bụng và đau họng.

Sau khi hết sốt thường xuất hiện tình trạng xuất huyết nhẹ (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi,…).

Dấu hiệu sốt xuất huyết

Giai đoạn 3: Xuất huyết (nguy hiểm)

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của sốt xuất huyết.

Lúc này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể. Tính thấm mao mạch tăng gây thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với số lượng lớn dẫn đến tình trạng cô đặc máu.

Giai đoạn này, đối với một số trường hợp nặng cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi hàng ngày.

Giai đoạn 4: Phục hồi

Ở giai đoạn này, nhịp tim và huyết động ổn định, bệnh nhân đi tiểu nhiều, bắt đầu có cảm giác thèm ăn và khát nước.

Nói chung, tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà diễn biến của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.

Sốt xuất huyết có thời gian kéo dài trung bình từ 7 đến 10 ngày. Nếu như được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần đến nhiều sự can thiệp từ bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn phòng và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

4. Một số lưu ý khi mắc bệnh sốt xuất huyết

Chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cần chú ý một số điều sau:

  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, nhất là đối với trẻ em
  • Có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể để hạ sốt nhanh hơn nhất là các vùng có mạch máu lớn đi qua như cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân
  • Mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoáng mát
  • Không dùng các loại thuốc hạ sốt chứa Aspirin hay Ibuprofen. Do 2 hoạt chất có khả năng làm tình trạng xuất huyết nặng thêm. Cả trẻ em và người lớn nên hạ sốt bằng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung nhiều nước, cân bằng điện giải cho cơ thể (Oresol, nước trái cây, cháo, súp,…)
  • Dùng thuốc khi sốt cao trên 38.5 độ C

Bệnh sốt xuất huyết khá nguy hiểm và dễ lây lan thành dịch. Chính vì vậy, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức phòng chống dịch. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ 0915 610 435 đễ được giải đáp chi tiết.

36 thoughts on “Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

  1. Avatar
    Lê quyên says:

    Chỗ mình ở cũng thi thoảng mình cũng thấy xuất hiện loại muỗi vằn tuy nhỏ con nhưng đút đâu lắm. Chỉ tội các bé đang còn nhỏ chưa tự bảo vệ được mình sẽ bị muỗi đốt rồi lại bị sốt xuất huyết thì nguy quá

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    kim Hoàng Gia says:

    Đợt bên đầu bị sốt xuất huyết vất vả vì đêm lách cách khăn và nước ấm để lau cho con nhưng giờ có khăn hạ sốt thì đỡ hơn vì khăn đã đc tẩm sẵn dịch rồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook