Biểu hiện sốt siêu vi & cẩm nang chăm trẻ khi mắc sốt siêu vi

Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, sốt siêu vi là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt đối với trẻ, hệ thống miễn dịch còn chưa phát triển đầy đủ nên mẹ cần chú ý nhiều hơn nữa.
Mẹ thắc mắc liệu sốt siêu vi có nguy hiểm không, biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ, các cách trị sốt siêu vi ở trẻ? Ngay sau đây, chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Sốt siêu vi do virus gây ra
Sốt siêu vi do virus gây ra

1. Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Bệnh sốt siêu vi (hay sốt virus) được xem là một bệnh cấp tính thường xuyên gặp ở trẻ em. Hiện nay, có rất nhiều chủng loại virus gây nên bệnh sốt siêu vi này, trong đó có những loại tiêu biểu như Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,… Tùy thuộc vào mỗi chủng loại mà sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Tuy nhiên, về mặt triệu chứng bệnh thì khá tương đương.
Những ngày thời tiết thay đổi đột ngột là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và dễ gây bệnh nhất. Virus mang bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ nặng hơn so với người lớn, khả năng lây nhiễm cao nên nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu, biểu hiện bệnh và phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Bệnh phải được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu không thì có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em

2. Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Như đã đề cập ở trên, tuy nguyên nhân có thể do các loại virus khác nhau nhưng triệu chứng của sốt siêu vi lại có nhiều điểm chung. Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi đều có biểu hiện: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt..
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da, nôn, rối loạn tiêu hóa,.

  • Sốt cao: Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng, thường từ 38-39oC, thậm chí lên đến 40-41oC. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, sốt cao không hạ kịp dễ bị co giật, tăng đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não. Còn khi hạ sốt trẻ sẽ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường;
  • Đau nhức toàn thân: Trẻ lớn khi bị đau cơ bắp sẽ kêu đau khắp người, còn trẻ nhỏ có thể cựa quậy, quấy khóc;
  • Đau đầu: Đây là biểu hiện thường gặp, trẻ thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, cảm giác chao đảo. Trẻ cảm thấy đau đầu là do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Một số trường hợp trẻ đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo. Một số trẻ có thể chảy mủ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.
  • Phát ban: Ban đỏ cũng là một trong những triệu chứng của nhiễm siêu vi. Một số trẻ phát ban khu trú ở mặt, chi hoặc toàn thân sau 2 – 3 ngày sốt. Nhưng khi ban xuất hiện thì trẻ cũng giảm sốt. Triệu chứng sốt siêu vi phát ban này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng sốt xuất huyết.
    Viêm đường hô hấp: với các biểu hiện viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho khan, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi….
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt lờ đờ.
Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ
Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ

3. Cẩm nang chăm con đúng cách khi mắc sốt siêu vi

Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được điều trị hỗ trợ bằng cách nâng thể trạng, tăng cường sức đề kháng và điều trị triệu chứng.

3.1 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách

Thuốc hạ sốt giúp trẻ hạ nhiệt nhanh chóng và hiệu quả. Đối với các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt .Các loại thuốc hạ sốt thường được dùng gồm:

  • Paracetamol: Mẹ có thể cho trẻ dùng nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.. Liều 10 – 15mg/kg/lần, chia đều dùng cách nhau 4 – 6h. Tuy nhiên, không dùng cho trẻ quá 5 lần trong 24 giờ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 2 tháng tuổi phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng paracetamol
  • Ibuprofen: Bé có thể dùng ibuprofen mỗi 6 giờ. Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không nên để trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5kg dùng thuốc này. Tương tự, liều dùng paracetamol, ibuprofen cũng được xác định dựa theo cân nặng của trẻ nhỏ.

Mặc dù thuốc hạ sốt trẻ em có thể giúp trẻ dễ chịu, bớt mệt mỏi li bì và giúp hạ cơn sốt khoảng 1 – 1,5 độ C. Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt lưu ý không dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, tránh lạm dụng thuốc do có thể gây độc gan, thận và các biến chứng nguy hiểm khác.

3.2 Phương pháp dân gian

Mẹ có thể sử dụng những thảo dược dân gian cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ hạ nhiệt nhanh chóng

  • Nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi rửa sạch bằng nước 3 – 4 lần. Sau đó cho nhọ nồi ngâm với nước muối loãng trong thời gian khoảng 3 phút. Vớt ra để ráo và giã bằng cối thật nhuyễn, pha hỗn hợp đã giã nhuyễn với nước đun sôi để nguội, lọc ra rây để loại bỏ bã. Với trẻ sốt nhẹ thì cho uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa, nếu trẻ nhỏ khó uống có thể cho thêm chút đường, trẻ ho thì có thể cho thêm vài hạt muối tinh. Phần bã vừa lọc bỏ thì chia thành các phần rồi đắp ở trán, bẹn, nách để giúp trẻ giảm nhiệt độ xuống. Với trẻ quá nhỏ thì không nên cho uống nước nhọ nồi khi không lọc kỹ để tránh tình trạng sặc do còn sót bã trong nước.
  • Chanh: Mẹ dùng dao cắt quả chanh tươi thành những lát mỏng, sau đó đắp những lát chanh vào trán, dọc xương sống, khuỷu tay, khuỷu chân của bé. Khi đắp chanh, các mẹ tránh những chỗ bé bị ngứa, bị xước, tổn thương tránh làm bị rát và khó chịu. Đắp chanh cho bé như vậy trong vòng 3-5 phút rồi lau người bé qua bằng nước ấm sẽ giúp trẻ hạ sốt.
  • Bạc hà: Lấy 5g lá bạc hà đã xay nhuyễn cho vào 200ml nước ấm, hòa thêm một chút mật ong. Cho con uống từ 3-4 lần để cơ thể nhanh phục hồi. Tuy nhiên, tinh dầu bạc hà bôi mũi và cổ họng có thể ảnh hưởng đến hô hấp ở trẻ sơ sinh do đó thường được dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi.
    Tuy thảo dược dân gian mang lại nhiều tác dụng như vậy, nhưng phương pháp này khá cầu kỳ, mất thời gian chuẩn bị gây khó khăn, cản trở khi mẹ cần xử lý tức thì cắt cơn sốt, khi ra ngoài hoặc không ở nhà.
Thảo dược tự nhiên giúp trẻ hạ sốt.
Thảo dược tự nhiên giúp trẻ hạ sốt

3.3 Phương pháp lau chườm hạ nhiệt

Lau chườm hạ nhiệt là biện pháp hiệu quả giúp trẻ hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa thể phân biệt thế nào là chườm nóng, chườm lạnh. Nhầm lẫn tai hại này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và quá trình hồi phục của trẻ.

Chườm nóng Chườm lạnh
Nguyên tắc điều trị của liệu pháp chườm nóng là làm giãn mạch máu ra, từ đó làm tăng lưu lượng máu tới vùng tổn thương. Chườm lạnh lại là làm giảm lưu lượng máu đến một khu vực bị thương
Áp dụng trên những tổn thương mạn tính như đau cơ xương khớp mạn tính kéo dài, hạ nhiệt do sốt Dùng trên những tổn thương cấp tính như đau cấp (đau răng, đau đầu, đau ngay sau chấn thương,….), viêm cấp,…

Tổ chức Y tế thế giới WHO không khuyến khích hạ sốt cho bé bằng cách chườm lạnh bởi biện pháp này có thể khiến lỗ chân lông co lại, thân nhiệt không thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, chườm đá còn dễ khiến bé bị bỏng lạnh và suy hô hấp.
Vì vậy, thay vì chườm lạnh, mẹ nên chườm ấm cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào nước ấm (32 độ C – tương đương nhiệt độ nước tắm bình thường cho trẻ), vắt bớt nước rồi đắp khăn vào nách, bẹn, cổ, trán để giúp cơ thể bé thoát nhiệt nhanh.
Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp ưu điểm của phương pháp dân gian và chườm nóng bằng cách dùng các sản phẩm khăn có dịch chiết dược liệu để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi hơn.
Vậy là mẹ đã trang bị cho mình đầy đủ thông tin về biểu hiện sốt và phương pháp trị sốt siêu vi, Khi con có các biểu hiện sốt siêu vi như trên, mẹ hãy linh hoạt áp dụng các phương pháp mà chuyên gia đã chỉ mẹ nhé!

9 thoughts on “Biểu hiện sốt siêu vi & cẩm nang chăm trẻ khi mắc sốt siêu vi

  1. Avatar
    Maidungquynh says:

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ rất hữu ích của dược sĩ. Mình lo nhất mỗi lần con sốt nên nhà lúc nào cũng phải trữ các vật dụng cần thiết trong nhà mỗi khi con sốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook