Cách chăm sóc khi trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa

Trẻ sốt mọc răng là tình trạng mà mẹ dễ gặp trong quá trình nuôi dạy con nhỏ. Tuy ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng đây cũng là trải nghiệm đầu đời không mấy tuyệt vời của con và khiến không ít mẹ lo lắng.Vậy tại sao mọc răng lại khiến trẻ bị sốt? Sốt do mọc răng có gì khác so với sốt thông thường? Có biện pháp chăm sóc trẻ sốt mọc răng nào hiệu quả hay không? Mẹ tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

1.Trẻ sốt mọc răng khi nào?

1.1. Quá trình trẻ mọc răng

Thông thường, vào giai đoạn 4 – 7 tháng tuổi (trung bình vào khoảng tháng thứ 6), trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
Răng mọc đầu tiên thường là răng cửa dưới, sau đó là hai răng cửa trên và hai răng cửa bên hàm trên, tiếp đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới. Đa số các bé khi được 2 tuổi sẽ có hàm răng sữa đầy đủ 20 răng.

Trẻ thường mọc chiếc răng đầu tiên vào giai đoạn 4 - 7 tháng tuổi
Trẻ thường mọc chiếc răng đầu tiên vào giai đoạn 4 – 7 tháng tuổi

1.2. Tại sao trẻ lại sốt khi mọc răng

Vậy trẻ sốt mọc răng nguyên nhân do đâu? Trước tiên, mẹ cần hiểu sốt là phản ứng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể.
Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ rách ra để răng nhú lên, vị trí tổn thương này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây viêm đau. Đây là tác nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ bị kích thích, bạch cầu được huy động đến vị trí viêm, tiết ra các chất hóa học làm tăng thân nhiệt, gây ra sốt ở trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng để loại bỏ nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ khiến mẹ rất dễ nhầm lẫn. Để xác định đúng khi trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu đặc trưng phân biệt dưới đây:

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng Dấu hiệu trẻ sốt thông thường (hoặc nguyên nhân khác)
  • Thường là sốt nhẹ (dưới 38.5 độ), ít khi sốt cao. Trẻ sốt khoảng 1-2 ngày rồi tự khỏi.
  • Trẻ có thể lạnh, gai người nhưng triệu chứng thường nhẹ, thường diễn ra vào ban đêm.
  • Trẻ chảy nhiều dãi do miệng tăng tiết nước bọt.
  • Trẻ khó chịu, cáu kỉnh, nhưng vẫn hoạt động bình thường.
  • Trẻ có biểu hiện thích gặm các đồ vật cứng do cảm giác ngứa ở nướu.
  • Ít khi gây các biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ do sưng, đau, khó chịu vùng nướu.
  • Thân nhiệt và thời gian tùy vào từng nguyên nhân (sốt xuất huyết khiến trẻ sốt cao, liên tục nhiều ngày,…)
  • Triệu chứng đặc trưng riêng cho từng nguyên nhân (phát ban, cảm cúm, ho, tiêu chảy,…)
  • Trẻ ít khi chảy dãi.
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, ít vận động hơn.
  • Dễ gây các biến chứng nguy hiểm hơn
Trẻ sốt mọc răng thường chảy nhiều dãi do miệng tăng tiết nước bọt
Trẻ sốt mọc răng thường chảy nhiều dãi do miệng tăng tiết nước bọt

3. Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa

Sốt do mọc răng thường không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới bé. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa mẹ có thể tham khảo.

3.1. Hạ sốt an toàn chuẩn nhất

Hạ sốt là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất khi bé sốt mọc răng. Mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt bé để có cách chăm sóc phù hợp.

  • Trường hợp bé sốt nhẹ (thân nhiệt dưới 38.5 độ)

Đây là trường hợp thường gặp nhất ở trẻ sốt mọc răng, mẹ nên giúp bé hạ thân nhiệt bằng cách:
+ Cho bé mặc đồ thoải mái để nhiệt dễ thoát ra môi trường.
+ Để bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
+ Bổ sung nhiều nước cho trẻ: uống thêm nước lọc, nước ép hoa quả, cho bé ăn thức ăn loãng như cháo, súp,…
+ Chườm ấm bằng khăn (32-35 độ C) cho bé tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, hai bên cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân,..

  • Trường hợp bé sốt cao (thân nhiệt trên 38.5 độ)

Khi bé sốt cao, mẹ nên cân nhắc dùng thuốc hạ sốt. Đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ lạm dụng và kéo theo nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi dùng thuốc, mẹ nên tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho bé:
+ Ưu tiên dùng Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt tái phát kéo dài, không dùng thuốc quá 60mg/kg/24h.
+ Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì dễ gây các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết,…
Bên cạnh đó, mẹ nên phối hợp các biện pháp hỗ trợ như lau, chườm, bổ sung nước,… vào giữa thời gian các lần dùng thuốc để tránh lạm dụng thuốc và giúp nhiệt độ cơ thể của bé không tăng quá cao.

Mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoải mái khi sốt, tránh ủ ấm không cần thiết
Mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoải mái khi sốt, tránh ủ ấm không cần thiết

3.2. Không sử dụng miếng dán hạ sốt

Một trong những biện pháp tiện dụng được khá nhiều mẹ sử dụng để hạ nhiệt cho con là dùng miếng dán hạ sốt (miếng dán lạnh).
Theo WHO, các biện pháp chườm lạnh như dùng miếng dán hạ sốt không có tác dụng toàn thân, không có tác dụng hạ sốt:

  • Thành phần chính của miếng dán hạ sốt là hydrogel có khả năng hút nước trên da, một số loại có chứa tinh dầu menthol tạo cảm giác mát da khi dán chứ không hạ nhiệt toàn thân thực sự.
  • Cơ chế chính của miếng dán hạ sốt là hấp thụ và phân tán nhiệt, khi mới dán sẽ tạo cảm giác mát lạnh nhưng khả năng này không duy trì được lâu do diện tích tiếp xúc nhỏ, nhanh tạo cân bằng nhiệt.
  • Các mẹ thường dùng miếng dán cho bé tại vùng trán – nơi có ít mạch máu lớn đi qua nên tác dụng hạ nhiệt toàn thân là rất kém. Bên cạnh đó, miếng dán chỉ hạ nhiệt cục bộ, tạo cảm giác an toàn giả, điều này rất nguy hiểm khi trẻ sốt cao mà không được xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh đó, việc lạm dụng miếng dán hạ sốt đôi khi còn gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ.

Hiện nay, một trong những phương pháp không kém phần tiện lợi được các mẹ sử dụng phổ biến để hạ nhiệt cho trẻ sốt mọc răng là khăn hạ sốt tẩm dịch dược liệu.
Các chuyên gia nhi khoa đánh giá phương pháp lau, chườm toàn thân đem lại hiệu quả tốt trong hạ sốt cho trẻ. Các mẹ nên ưu tiên sử dụng khăn chườm có tẩm các dịch dược liệu có tác dụng hạ sốt như tía tô, có nhọ nồi,…
Sự chênh lệch nhiệt độ của khăn và cơ thể (giảm thân nhiệt theo cơ chế truyền nhiệt trực tiếp) cùng tác dụng kích thích ra mồ hôi của dược liệu (hạ nhiệt theo cơ chế bay hơi nước) giúp hạ sạ sốt ở trẻ hiệu quả, an toàn.
Để tăng tác dụng hạ sốt, mẹ nên dùng khăn lau toàn bộ cơ thể cho bé, ưu tiên lau tại vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn,..

3.3. Giữ vệ sinh vùng nướu, vị trí răng mọc

Như đã đề cập, khi răng mọc, nướu bị rách khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công. Do đó, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh vùng nướu thường xuyên cho trẻ bằng cách:

  • Làm sạch, lau chùi miệng thường xuyên.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé.
  • Cho bé uống nước sau khi ăn/ bú để cuốn trôi các mảng bám thức ăn thừa.
  • Ngăn không cho bé mút tay, cắn nhai vật lạ.
  • Vệ sinh đồ chơi, đồ dùng, tay chân và các vật xung quanh bé.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn dễ làm tổn thương miệng.

3.4.Tăng cường đề kháng

Mẹ cần nâng cao đề kháng, giúp trẻ chống lại tác nhân gây hại bằng cách:

  • Bổ sung đủ nước, dưỡng chất cho trẻ bằng các thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, nước ép hoa quả, nước khoáng,…
  • Tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, yên tĩnh.

Bài viết bên trên đã đề cập đến một số cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa mà mẹ nhất định cần nhớ. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

7 thoughts on “Cách chăm sóc khi trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook