Cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết sớm nhất qua từng giai đoạn

Việt Nam là một quốc gia nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa – thuận lợi cho muỗi vằn Aedes aegypti sinh trưởng và truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhất là mùa mưa gây tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao. Do đó, mẹ cần biết cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết để nếu bé bị mắc thì cũng có thể dự phòng và xử trí đúng cách, kịp thời.

Cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết
Cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

1.Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng, tùy thuộc mức độ bệnh nhẹ hay nặng. Tùy vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi bé mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 -14 ngày . Bệnh thường tiến triển nhanh và được chia thành 3 giai đoạn (giai đoạn khởi phát, giai đoạn sốt xuất huyết và giai đoạn phục hồi) và kéo dài từ 7 – 10 ngày.

1.1 Giai đoạn khởi phát

Nhiều người nhầm tưởng rằng từ khi có triệu chứng sốt thì trẻ mới bắt đầu bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết. Nhưng thực tế là trẻ đã nhiễm từ trước đó nhưng không có biểu hiện ra ngoài và đang trong giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này là giai đoạn cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus xâm nhập vào cơ thể. Đến khi cơ thể trẻ không thể chống trả, bệnh mới bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.

Thông thường, thời gian ủ bệnh mất khoảng 4 – 7 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Chính vì có giai đoạn ủ bệnh nên khi trẻ gần khỏi thì những người khác trong gia đình có thể bị lây từ trước đó và mới bắt đầu có dấu hiệu sốt.

1.2. Giai đoạn sốt xuất huyết 

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức như bị cảm cúm. Sau đó, triệu chứng sốt cao bất thường xuất hiện, nhiệt độ tăng một cách đột ngột, có khi lên tới 39 độ đến 40 độ. Sốt có thể diễn ra liên tục trong 3 – 7 ngày đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường nhưng mẹ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là sẽ khỏi dẫn đến tình trạng bệnh của bé ngày càng nặng hơn.

Khi bé bị sốt cao và nếu kèm theo tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý truyền dịch mà chỉ nên cho bé uống nhiều nước và uống oresol để bổ sung chất điện giải.

Tuy nhiên, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khi trẻ đã hết sốt, rơi vào ngày thứ 4 kéo dài cho đến ngày thứ 7. Lúc này, nhiều mẹ thường nghĩ là trẻ đã khỏi bệnh nhưng thực tế, trong các giai đoạn sốt xuất huyết thì đây là lúc bệnh mới bắt đầu thể hiện những dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này, cơ thể trẻ còn rất yếu, hệ miễn dịch suy giảm do bị virus tấn công, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm, huyết tương bị thoát ra ngoài, Nếu bệnh ở giai đoạn này không được điều trị và kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng, trụy tim…, thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng trẻ. Ở trường hợp sốt xuất huyết điển hình, trẻ có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sau:

  • Các vết phát ban nổi dần, nhiều lên từ nhẹ tới nặng, cảm thấy ngứa ngáy.
  • Chảy máu cam, hoặc chảy máu lợi.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân đen, nôn mửa ra máu tươi hoặc cục máu đông.
  • Xuất huyết trong ổ bụng hoặc xuất huyết não gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Hạ huyết áp do thiếu nước, không bù đủ dịch, giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới sốc.
  • Các biểu hiện khác: li bì hoặc kích thích, vật vã, đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít, đầu đau dữ dội,…

Các triệu chứng trên là những triệu chứng có thể gặp ở các trường hợp sốt xuất huyết điển hình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp trẻ không có các biểu hiện trên mà có thể tự khỏi hoặc là bệnh diễn biến âm thầm rồi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm một cách đột ngột.

Sốt cao, đột ngột đến 39 - 40 độ có thể diễn ra liên tục
Sốt cao, đột ngột đến 39 – 40 độ có thể diễn ra liên tục

1.3. Giai đoạn phục hồi

Đây là giai đoạn sau khi trẻ vượt qua giai đoạn nguy hiểm và bắt đầu hồi phục trong 2 – 3 ngày sau đó. Lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu hết sốt được 48 giờ trở lên, cơ thể đã đỡ mệt, tiểu tiện nhiều, thèm ăn, tiểu cầu tăng và các chỉ số trong cơ thể trở về bình thường.

2. Kinh nghiệm chăm trẻ bị sốt xuất huyết 

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cách chăm sóc của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hồi phục của trẻ.

2.1. Những việc nên làm để hạ sốt nhanh chóng khi trẻ bị sốt xuất huyết

Đầu tiên, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm cách hạ sốt cho trẻ. Mẹ cần ưu tiên sử dụng các biện pháp hạ sốt vật lý.. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn.

2.1.1. Chườm hạ sốt cho trẻ bị sốt xuất huyết

Chườm, lau cho trẻ bằng khăn ấm hoặc  các loại khăn hạ sốt chứa tinh chất thảo dược là cách hiệu quả giúp bé hạ sốt nhanh. Mẹ nên thay quần áo thoáng mát, rộng rãi, đồng thời nới lỏng bỉm, tã để bé cảm thấy thoải mái hơn, giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh, làm hạ sốt. Bên cạnh đó, mẹ cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa.

  • Chuẩn bị 

Trước khi tiến hành chườm hạ sốt, mẹ cần chuẩn bị khăn lau, một chậu nước ấm, có thể kiểm tra độ ấm của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được.

  • Lau chườm chuẩn nhất

Trước lau chườm hạ sốt cho con, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ. Mẹ lưu ý lau chủ yếu ở nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn thân. Đây là các vị trí có mạch máu lớn đi qua, giúp sự trao đổi nhiệt diễn ra nhanh hơn, từ đó giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.. Mẹ có thể đặt khăn lên hõm nách, bẹn và trán của trẻ. Khi khăn bớt ấm, nhúng lại khăn vào chậu nước và lặp lại hành động trên cho đến khi thấy bé mát hơn.

  • Lưu ý

Mẹ lưu ý tuyệt đối không chườm lạnh khi trẻ sốt do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng sốc, co giật. Nếu nước nguội thì phải pha thêm nước nóng hoặc thay bằng chậu nước ấm khác, kiểm tra nhiệt độ rồi lại lau người cho trẻ. Sau 15 – 30 phút, đo lại thân nhiệt của trẻ, nếu thấy nhiệt độ của trẻ < 37,5 độ C thì.dừng chườm. Khi chườm,mẹ cần chú ý lau nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến trẻ đau rát, mẩn đỏ.

2.1.2. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn. Hoạt chất thường dùng là Paracetamol (với các biệt dược quen thuộc như Efferalgan, Hapacol, Panadol, Tylenol…). Thuốc dùng cho trẻ em thường được tính liều theo cân nặng của trẻ, cụ thể như sau:

  • Liều dùng của paracetamol là 10-15mg/kg/ lần, các lần cách nhau 4-6 giờ, liều tối đa một ngày là 75mg/kg nhưng không quá 4g/ ngày. Liều thuốc được tính cho tất cả các đường dùng và dạng dùng.

Tuy nhiên, thuốc hạ sốt có nhiều biệt dược có chứa cùng hoạt chất nên mẹ cần thận trọng, tránh dùng đồng thời nhiều biệt dược gây quá liều, ngộ độc thuốc.

2.1.3. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Mẹ cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ. Trẻ bị mắc sốt xuất huyết cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn. Do đó, chế độ ăn uống hợp lý là điều quan trọng giúp bé tăng cường sức khỏe để mau chóng khỏi bệnh.

  • Trẻ bị sốt xuất huyết nên uống nhiều nước

Trẻ bị sốt cao rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, do đó, việc bù nước cho cơ thể để đáp ứng lại lượng nước đã mất đi là điều vô cùng quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Mẹ có thẻ cho bé uống thật nhiều nước hoặc bổ sung các chất điện giải bằng oresol. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý oresol cần được sử dụng luôn ngay sau khi pha và cần pha đúng theo tỉ lệ ghi trong hướng dẫn trên bao bì.

Ngoài ra, các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, chanh hoặc nước dừa, nước ép từ một số loại rau xanh như rau má,….cũng là lựa chọn rất tốt cho mẹ. Vì những loại nước này chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn, từ đó tình trạng bệnh của trẻ cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Bù nước cho cơ thể để đáp ứng lại lượng nước đã mất đi là điều vô cùng quan trọng
Bù nước cho cơ thể để đáp ứng lại lượng nước đã mất đi là điều vô cùng quan trọng
  •  Ăn các thức ăn lỏng tốt cho trẻ bị sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt xuất huyết sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị yếu hơn bình thường, các thức ăn rắn khiến cơ thể khó tiêu, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy  các thức ăn lỏng và mềm như cháo, súp,… là ưu tiên hàng đầu trong thực đơn của trẻ. Chúng không những thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, dễ ăn mà còn dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngoài ra có thể uống thêm sữa. Cháo ngũ cốc cũng là lựa chọn tốt cho bữa sáng trẻ nếu bị sốt xuất huyết. Ngũ cốc rất giàu chất xơ và giá trị dinh dưỡng cao, giúp người bệnh dễ dàng chống lại bệnh. Các loại cháo cá, lươn, thịt cũng thích hợp cho trẻ khi bị sốt xuất huyết.

Đặc biệt khi bị sốt xuất huyết, trẻ hay mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, nên mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. Không nên cho con ăn dồn dập từng bữa một mà nên cho bé ăn thành nhiều bữa. Cũng không nên ép con ăn quá no, cho con ăn vừa phải theo nhu cầu cơ thể của bé.

  • Cho trẻ bị sốt xuất huyết ăn bù sau khỏi bệnh 

Giai đoạn khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh là lúc mẹ cần cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Khi ốm dậy cơ thể bé chưa thể hồi phục ngay được, vẫn còn mệt mỏi, chán ăn, mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và tuy nhiên vẫn cần ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt …để con mau chóng hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ hồi phục nhanh chóng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ hồi phục nhanh chóng

Vậy là mẹ đã hiểu cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết và 3 giai đoạn quan trọng của bệnh. Khi đã nhận biết được bệnh thì mẹ cần có cách xử trí khoa học, hiệu quả để giúp trẻ mau chóng hồi phục. Nếu còn thắc mắc nào, mẹ hãy để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911 225 336 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhanh nhất.

10 thoughts on “Cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết sớm nhất qua từng giai đoạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook