[CẢNH BÁO] Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng và biến chứng

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mẹ phải có cách chăm sóc con tốt nhất để giúp con vượt qua căn bệnh nguy hiểm này.

Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ cung cấp cho mẹ đầy đủ thông tin về triệu chứng qua từng giai đoạn và biến chứng của căn bệnh này.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Những biểu hiện nguy hiểm không thể bỏ qua
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Những biểu hiện nguy hiểm không thể bỏ qua

1.Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể bùng phát thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền do muỗi vằn đốt người bệnh, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. 

Sốt xuất huyết gặp ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Ở Việt Nam, bệnh rất phổ biến, ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, kể cả thành thị và nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào các tháng 7, 8, 9, 10.

2.Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là do một loại virus đặc biệt có khả năng lây lan thông qua các vết muỗi đốt. Có bốn loại virus sốt xuất huyết là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi trung gian truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh đi vào máu của người bệnh khi người này bị muỗi đốt .

Sau khi khỏi bệnh,cơ thể trẻ sẽ tạo ra đề kháng miễn dịch với căn bệnh này, nhưng trẻ sẽ chỉ có thể chống lại virus đã gây ra nó. Trong khi đó, có rất nhiều chủng loại virus khác nhau, có nghĩa là con vẫn có thể bị nhiễm một loại virus khác và tái nhiễm khi tiếp tục mắc phải. Điều quan trọng là mẹ phải nhận ra các dấu hiệu của sốt xuất huyết và có hướng điều trị kịp thời.

3.Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ theo các giai đoạn của bệnh 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết khá đa dạng, có thể từ nhẹ  đến nặng. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

3.1 Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lúc này trẻ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như:

  •  Sốt cao đột ngột, thân nhiệt có thể lên đến 39 độ C.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, đau  hốc mắt, đau các khớp, đau mình mẩy, có thể bị viêm đường hô hấp trên…
  • Chán ăn,  buồn nôn và nôn mửa.
  • Da xung huyết, có thể có các chấm xuất huyết dưới da.

3.2 Giai đoạn nguy hiểm 

Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, tính từ khi bệnh nhân hết sốt. Trẻ có thể giảm sốt hoặc vẫn sốt cao, dấu hiệu chảy máu từ nhẹ đến nặng, có thêm các triệu chứng khác như xuất huyết. Đây là giai đoạn phát sinh nhiều biến chứng: 

  • Biến chứng nhẹ nhất là hiện tượng xuất huyết dưới da: trên cơ thể trẻ thấy xuất hiện những nốt xuất huyết dưới da, thường kèm theo cảm giác ngứa da.
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu.
  • Xuất huyết  tiêu hóa với các biểu hiện: phân đen, phân có lẫn máu, nôn ra máu tươi hoặc lẫn máu cục.
  • Chảy máu nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng đe dọa tính mạng.
  • Do cô đặc máu, nếu không được bù đủ nước, trẻ có thể bị hạ huyết áp, nặng hơn là sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
  • Khi con có các biểu hiện như: vật vã, bứt rứt hoặc lừ đừ, nôn nhiều, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, tiểu ít, có dấu hiệu ra máu, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

3.3 Giai đoạn phục hồi 

Thời gian hồi phục ở trẻ thường kéo dài khoảng 1-2 ngày. Cơ thể của trẻ dần hoàn thiện, bắt đầu thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn.

Như vậy, từ khi bắt đầu phát bệnh (biểu hiện sốt cao), trẻ hồi phục dần trong 7 đến 10 ngày. Có thể nói, bệnh sốt xuất huyết phát triển rất nhanh, vì vậy, mẹ không nên chủ quan mà nên tìm hiểu và chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

4. Biến chứng nguy hiểm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường nặng hơn sốt xuất huyết ở người lớn vì nguy cơ chuyển sang sốc và tái sốc cao hơn so với người lớn. 

4.1. Sốc

Sốc sốt xuất huyết được đặc trưng bởi sự giảm tiểu cầu, với các biểu hiện như xuất huyết, tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến suy giảm thể tích nội mạch và gây sốc. 

4.2. Hạ huyết áp 

Hạ huyết áp đột ngột là biến chứng thường gặp do mất máu và rò rỉ huyết tương, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, rất dễ tử vong.

4.3. Suy tim, suy thận 

Các biến chứng trên cũng có thể dẫn đến suy tim do mất máu liên tục, tim không đủ máu để lưu thông và cung cấp cho các cơ quan khác. Do đó  tim phải làm việc quá sức, và khi tim không còn đủ sức để bơm máu, dịch huyết tương sẽ tràn ra màng tim càng nhiều, gây ứ máu, tình trạng này là một trong số các nguyên nhân gây suy tim. 

Bên cạnh đó, thận phải làm việc hết công suất để đào thải huyết tương còn ứ đọng qua nước tiểu. Tình trạng này  có thể dẫn đến suy thận cấp tính.

4.4. Biến chứng mắt 

Sốt xuất huyết Dengue có thể dẫn đến các biến chứng về mắt như mù đột ngột do xuất huyết võng mạc, làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc, dẫn đến giảm thị lực hoặc xuất huyết dịch kính mắt. Dịch kính mắt bị xuất huyết có thể khiến trẻ gần như bị mù.

Biến chứng mắt
Biến chứng mắt

 

5. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em 

Cách tốt nhất để phòng bệnh là diệt muỗi, lăng quăng / bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng / bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín các bể nước không cho muỗi xâm nhập và đẻ trứng.
  • Đặt cá hoặc mê zô trong các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại …) để diệt lăng quăng / bọ gậy.
  • Vệ sinh các thiết bị phân phối nước vừa và nhỏ (lu, cối xay…) hàng tuần.
  • Úp ngược các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.
  • Thường xuyên hay nước lọ hoa / bình bông.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Sử dụng mùng, màn chống muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày.
  • Sử dụng bình xịt đuổi muỗi, nước hoa đuổi muỗi, kem đuổi muỗi, vợt đuổi muỗi điện…
  • Cho người mắc bệnh sốt xuất huyết nằm màn, tránh muỗi đốt để tránh truyền bệnh cho người khác.
  • Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và ngành y tế phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trên đây là những thông tin mà hasot.vn cung cấp cho các mẹ về triệu chứng điển hình và biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé!

7 thoughts on “[CẢNH BÁO] Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng và biến chứng

  1. Avatar
    Nguyễn Thị thúy says:

    Em mới vệ sinh phát quang cây cối quanh nhà với lại thuê người phun thuốc muỗi ở quanh nhà. Chứ không mùa này dịch bệnh sốt xuất huyết đang lây lan nguy hiểm lắm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook