Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài: dấu hiệu và chăm sóc tại nhà

Sốt mọc răng là một trong những triệu chứng rất hay gặp ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có hơn một nửa số trẻ gặp phải các vấn đề trong quá trình mọc răng. Các vấn đề trẻ có thể gặp phải khi mọc răng gồm sốt, tiêu chảy… Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ sốt và đi ngoài do mọc răng? Cách chăm sóc trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài ra sao?… Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sốt và đi ngoài khi mọc răng

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa và quá trình đó sẽ kéo dài cho tới trẻ được 2 tuổi. Các bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai, răng cửa mọc trước sau đó mới đến răng hàm, chúng mọc thành từng cặp.

Những chiếc răng này sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn qua quá trình thay răng, bắt đầu khi trẻ được 6 tuổi tới khi 20 tuổi. Khi thay răng hoàn chỉnh, mỗi người thường có 32 răng vĩnh viễn (gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm bé, răng hàm lớn).

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài

Mọc răng là một quá trình sinh lý, hơn một nửa số trẻ gặp phải các vấn đề trong quá trình mọc răng. Khi trẻ mọc răng trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Đau, sưng vùng răng mọc.
  • Viêm màng nhầy phủ răng, có thể có xuất huyết.
  • Trẻ thường cáu kỉnh, khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
  • Đỏ bừng mặt, có thể có phát ban quanh miệng.
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng tăng tiết đờm dãi.
  • Nhai, mút các đầu ngón tay, cọ xát nướu.
  • Sốt (tùy theo tình trạng cơ thể, hoạt động của hệ miễn dịch mà trẻ có thể sốt nhẹ hoặc trung bình, phần lớn trẻ sốt dưới 38.5 độ C, có thể kèm theo gai rét hoặc rét run).
  • Triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa (trẻ thường đi ngoài phân lỏng, mùi chua, đi nhiều lần trong ngày, kéo dài không quá 4 ngày).

Tình trạng trẻ mọc răng sốt đi ngoài nếu kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như mất nước, rối loạn điện giải, co giật…

2. Tại sao trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài? tình trạng này có nguy hiểm không?

Khi trẻ mọc răng, sốt và đi ngoài là một trong những triệu chứng điển hình ở trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt khi mọc răng:

  • Thứ nhất, khoang miệng là nơi cư ngụ của các vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,…. Khi trẻ mọc răng quá trình mọc làm nướu lợi bị rách, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập, kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động và gây ra tình trạng sốt ở trẻ.
  • Thứ hai, mọc răng kích thích làm trẻ hay cắn những đồ vật bên ngoài để làm giảm sự khó chịu, vô hình đã tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đồ vật xâm nhập vào nướu lợi. Cơ chế gây sốt tương tự vi khuẩn cư trú trong khoang miệng.

Bên cạnh sốt, khi mọc răng trẻ còn rất hay bị tiêu chảy, hiện cũng chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa việc mọc răng và tình trạng tiêu chảy của trẻ, dưới đây là một số giả thiết được đưa ra:

  • Quá trình mọc răng gây sự kích thích tăng tiết đờm, nước bọt, khiến trẻ nuốt nhiều, điều này làm rối loạn sự cân bằng ở dạ dày gây tình trạng tiêu chảy.
  • Quá trình mọc răng trùng hợp với thời điểm trẻ tập bò khám phá môi trường xung quanh và trẻ thường có xu hướng cho các đồ vật, tay vào miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy.

Những năm tháng đầu đời là thời kỳ trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó ở trẻ. Do vậy mẹ cần phân biệt được tiêu chảy do mọc răng và tiêu chảy do bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp cho con.

Tiêu chảy do mọc răng

Tiêu chảy bệnh lý

  • Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua, không kèm nhầy, máu.
  • Kéo dài không quá 4 ngày.
  • Kèm theo các dấu hiệu của mọc răng (sưng lợi, nứt lợi, chảy nước dãi, sốt nhẹ dưới 38,5 độ C)
  • Phân thường lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm cả máu.
  • Kéo dài, thậm chí một tuần đến 1 tháng.

3. Chăm sóc trẻ bị sốt và đi tướt khi mọc răng

3.1. Đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu sau

Bé mọc răng bị sốt và tiêu chảy là biểu hiện bình thường mà phần lớn các bé gặp phải khi mọc răng. Tuy nhiên khi bé có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra với con: 

  • Sốt cao trên 39 độ C kéo dài (trên 3 ngày) không đáp ứng  với  thuốc hạ sốt.
  • Trẻ đau nhiều bỏ ăn, bỏ bú.
  • Trẻ nôn nhiều, tiêu chảy nhiều hơn 8 lần/ngày.
  • Chân tay lạnh mạch nhanh khó bắt.
  • Trẻ li bì hoặc ngủ nhiều một cách bất thường.
  • Trẻ đi ngoài phân có lẫn nhầy hoặc máu.

Trẻ sốt mọc răng và đi tướt

3.2. Cách hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng tại nhà

Khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài, việc đầu tiên mà các mẹ có thể xử trí tại nhà là thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ:

  • Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): Mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.
  • Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên: Mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ).

Lưu ý: Trong trường hợp mẹ sử dụng khăn ấm để hạ sốt, mẹ có thể thêm 1 chút tinh dầu tía tô, cỏ nhọ nồi…để con nhanh hạ sốt hơn. Hoặc mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm khăn hạ sốt thảo dược, điển hình là khăn hạ sốt Dr.Papie, tương đối an toàn, hiệu quả và tiện dụng.

Xem thêm: Khăn hạ sốt là gì? review khăn hạ sốt Dr.Papie

Bên cạnh các biện pháp hạ sốt tức thời cho trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng, mẹ cũng cần:

  • Cho trẻ mặc đồ thoáng, nhẹ nhàng, nằm nơi thoáng mát.
  • Bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh…Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.

3.3. Xử trí tình trạng bé tiêu chảy

Tiêu chảy rất dễ khiến bé bị mất nước, rối loạn điện giải, kém ăn, sút cân. Do đó mẹ cần phải bổ sung nước, điện giải cho trẻ, cũng như thiết kế cho con một chế độ ăn uống khoa học.

Đối với trường hợp bù nước bằng nước ép trái cây, mẹ lưu ý:

  • Không dùng nước ép trái cây bù nước cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Không được quá 120ml một ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 120-180ml một ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 18 tuổi: Không được quá 220ml một ngày.

Đối với trường hợp bù nước bằng nước oresol, mẹ lưu ý:

  • Pha với nước theo đúng tỉ lệ ghi trên nhãn.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 50ml/ lần, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 100ml/ lần, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Uống 150ml/ lần, ngày uống 2 – 3  lần.
  • Sau khi pha xong, chỉ cho trẻ uống trong vòng 24h.
  • Chỉ pha oresol với nước lọc đun sôi để nguội.
  • Cho trẻ uống từng lượng nhỏ, lắc đều trước khi uống.

Chú ý: Mẹ cho trẻ uống nước ấm, tuyệt đối không cho trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy

3.4. Trẻ đi tướt mọc răng nên và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện tình trạng đi ngoài. Vậy khi trẻ bị đi ngoài, mẹ nên cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng như thế nào? 

Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo đó ạ:

  • Lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc từ yến mạch sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn.
  • Nên tăng cường vào khẩu phần ăn của trẻ những thực phẩm chứa nhiều protein và canxi như thịt bò, tôm,…
  • Bổ sung nhiều rau củ quả, cung cấp cho trẻ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.

Một số thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoài trừ sữa mẹ)
  • Các loại trái cây ngọt chứa nhiều đường.
  • Các thực phẩm tanh như cua, ốc…

4. Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài bao lâu thì khỏi?

Sốt và tiêu chảy do mọc răng là tình trạng hay gặp ở trẻ. Thông thường bệnh thường không nặng và hồi phục tương đối nhanh. Tình trạng sốt và tiêu chảy của trẻ có thể kéo dài khoảng 2 tới 3 ngày. Tuy nhiên không vì vậy mà các mẹ chủ quan, việc theo dõi và chăm sóc rất quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi, không để lại biến chứng.

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài là những phản ứng đầu đời mà hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên việc chăm sóc trẻ không đúng cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có. Do đó mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quá trình mọc răng ở trẻ để bé luôn được khỏe mạnh cũng như phát triển một cách tốt nhất mẹ nhé.

36 thoughts on “Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài: dấu hiệu và chăm sóc tại nhà

  1. Avatar
    Minh Quân says:

    Bé nhà mk cũng thế. Hễ cứ mọc răng là sốt, đi ngoài, mệt lắm. Hnay xem đc bài viết này thật sự rất hữu ích. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook