Con bạn đang sốt mọc răng? Tất tần tật thông tin sốt mọc răng ở trẻ

Mẹ đang lo lắng khi gặp tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ 0 – 2 tuổi. Trong đó, mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
Mẹ thắc mắc trẻ có phải sốt do mọc răng không? Sốt mọc răng có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách như nào? Ngay sau đây, chuyên gia sẽ chỉ mẹ tất tần tật thông tin mẹ thắc mắc liên quan đến sốt mọc răng ở trẻ.

Sốt mọc răng ở trẻ
Sốt mọc răng ở trẻ

1. Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng, con có dấu hiệu sau hay không?

1.1 Thời điểm mọc răng sữa ở trẻ

Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 tháng tuổi. Đa phần trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 – 2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh).

1.2 Triệu chứng quan trọng để mẹ phát hiện con đang sốt mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C. Trẻ có thể bị sổt cao hơn trong trường hợp nướu răng bị sưng viêm. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra.
Ngoài dấu hiệu sốt, trẻ khi mọc răng cũng thường kèm theo các dấu hiệu: chảy nước mũi, ngứa nướu, nhai núm vú, sưng đau nướu khiến trẻ sợ bú, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nôn, phát ban…
Trẻ sốt mọc răng cũng thường lười ăn hơn. Bên cạnh đó, nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy thì có thể sốt do nguyên nhân khác chứ không phải do mọc răng.

1.3 Đặc điểm của sốt nguyên nhân mọc răng

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh thường có đặc điểm nhẹ (trên dưới 38 độ C) và không kéo dài, kèm theo các dấu hiệu đã nêu ở trên.
Sốt mọc răng ở trẻ thường chỉ sốt 1 – 2 ngày, nếu sốt trẻ em trên 3 ngày thì chắc chắn không phải sốt mọc răng.
Nếu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đơn thuần thì không cần đi khám, trừ trường hợp trẻ quá quấy khóc, bỏ ăn…thì cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý khác.

2. Sốt mọc răng khi nào đáng ngại?

Tuy sốt khi mọc răng là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ. Nhưng nếu trẻ sốt 39 độ kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng khác, như co giật nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, ho hoặc hắt hơi, ngủ li bì… thì đây là tình trạng nguy hiểm, mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi trẻ sốt quá cao, cần đưa trẻ đi khám.
Khi trẻ sốt quá cao, cần đưa trẻ đi khám

3. Chăm sóc khi trẻ sốt mọc răng

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân sốt của trẻ là do mọc răng, mẹ cần chăm sóc con đúng cách, khoa học, an toàn và hiệu quả để giúp con hồi phục nhanh chóng hơn.

3.1. Giảm sốt cho con

  • Theo dõi nhiệt độ: Khi con có dấu hiệu sốt mọc răng, mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể con để có cách xử trí kịp thời khi cần thiết. Vì mọc răng thường sốt nhẹ nên việc dùng thuốc hạ sốt là chưa cần thiết.
  • Nằm nơi thoáng mát: Mẹ cần để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng để không khí được lưu thông, giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt dễ hơn. Với thời tiết nắng nóng như hiện tại, mẹ có thể cho trẻ nằm điều hòa. Tuy nhiên, mẹ chú ý nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa về mức 27 – 29 độ C và tuyệt đối không bật điều hòa 24/24, nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần 1 ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng quạt xua hết không khí tù đọng ra ngoài để không khí trong phòng được lưu thông.
  • Chườm ấm: luôn là cách hữu hiệu giúp trẻ giảm sốt.

Mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 32 độ C). Mẹ lấy khuỷu tay thử nhiệt độ nước sao cho nước chườm có nhiệt độ tương đương với nước tắm bình thường của trẻ là được. Sau đó, mẹ lấy khăn mềm đã chuẩn bị từ trước làm ướt với nước ấm ở trên để lau chườm cho bé.
– Mẹ lấy khăn lau ở các vị trí có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách,…. Các vị trí này rất thuận lợi cho việc trao đổi nhiệt, từ đó dẫn đến cơ thể trẻ hạ nhiệt, giảm sốt.
– Sau khoảng 5 đến 10 phút, khi khăn lạnh đi, mẹ tiến hành lặp lại các bước như trên để chườm cho bé. Mẹ có thể chườm cho bé liên tục đến khi trẻ hạ sốt.
– Mẹ có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm hoặc hiệu quả hơn khi sử dụng các sản phẩm khăn lau hạ sốt thảo dược để giúp cơ thể trẻ thoát nhiệt từ đó nhanh chóng hạ nhiệt giảm sốt.
Ngoài ra, nhiều mẹ lầm tưởng rằng khi sử dụng miếng dán hạ sốt là trẻ sẽ có thể hạ sốt hoàn toàn. Nhưng thực tế chứng minh chườm lạnh không có hiệu quả giảm sốt cho trẻ. Trong khi đó miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Bên cạnh đó, miếng dán nhỏ, cố định tại trán nên diện tích tiếp xúc kém, không hạ được nhiệt toàn thân cho trẻ. Ngoài ra, phương pháp này tạo sự an toàn ảo khiến mẹ bỏ lỡ thời điểm vàng khi điều trị sốt cho con.

Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng

3.2 Chăm con khi mọc răng

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này vì giai đoạn này nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi sinh sôi, phát triển và làm trầm trọng hơn tình trạng sốt ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng. Sau khi ăn xong nên vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc mềm lau nhẹ răng miệng cho trẻ. Mẹ lưu ý, luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho trẻ. Khi số răng đã nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ.
Ngoài dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh, trẻ còn thường bị chảy nước dãi. Khi đó, hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ chảy dãi nhiều mẹ có thể cho bé đeo yếm
Vậy là mẹ đã cùng chuyên gia tìm hiểu tất tần tật những thông tin liên quan đến sốt mọc răng ở trẻ. Từ những kiến thức bổ ích trên, mẹ hãy áp dụng ngay vào cuộc sống để giúp con lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc nào, mẹ hãy để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911 225 336 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhanh nhất.

3 thoughts on “Con bạn đang sốt mọc răng? Tất tần tật thông tin sốt mọc răng ở trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook