Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ tuyệt đối đừng ngó lơ

Sốt siêu vi thường gặp khi thời tiết giao mùa, chuyển biến thất thường hay sức đề kháng suy giảm. Đây là những điều kiện thuận lợi cho virus tấn công và gây hại cho sức khỏe của bé, thậm chí nguy cơ trở nặng.
Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên giúp rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục. Vậy dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ là gì? Làm sao để chữa trị và phòng ngừa hiệu quả nhất? Các mẹ tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ 
Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ

1. Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh gì?

Sốt siêu vi (sốt virus) là tình trạng sốt do các loại siêu vi trùng (virus) xâm nhập và tấn công vào cơ thể gây nên. Đối tượng chủ yếu và hay gặp nhất của sốt siêu vi là trẻ em, đặc biệt là các bé có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng.
Các loại virus lây nhiễm và tấn công trẻ chủ yếu qua đường tiêu hoá và hô hấp. Số cực ít lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ sang con.
Nguy cơ trẻ mắc sốt siêu vi cao hơn nhiều vào thời điểm giao mùa hàng năm, khi đó thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, sức đề kháng cơ thể bé suy yếu nên virus dễ tấn công gây bệnh.

Sốt siêu vi là tình trạng sốt do các loại siêu vi trùng gây ra
Sốt siêu vi là tình trạng sốt do các loại siêu vi trùng gây ra

2. Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ em

Nhìn chung từng dấu hiệu sốt siêu vi sẽ không điển hình. Tuy nhiên, triệu chứng khi mắc sẽ có một vài điểm khác biệt chính là dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi:

2.1 Sốt

Sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh lý. Đặc trưng cơn sốt siêu vi chính là nhiệt độ và cơn sốt:

  • Trẻ sốt cao khoảng 38 – 39°C, đôi khi có thể lên đến 40°C
  • Sốt theo cơn
  • Khi sốt, hai bên má bé hơi tái hoặc đỏ bừng, mắt lờ đờ
  • Chân tay bé sờ thấy nóng
  • Bé ngủ nhiều hoặc quấy khóc, khó chịu

Thông thường thời gian trẻ sốt khoảng 2 – 3 ngày đầu trong quá trình tiến triển bệnh. Lưu ý, nếu mẹ phát hiện bé sốt cao trên 39 độ liên tục không đỡ cần đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

2.2 Trẻ bị sốt siêu vi rét run, lạnh

Vào giai đoạn đầu khi bé sốt, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường, dẫn đến hiện tượng lạnh và rét run.
Trong giai đoạn này bé thường:

  • Kêu rét, đòi đắp chăn
  • Nổi da gà, da khô và nóng
Trẻ rét run, lạnh do cơ thể tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt
Trẻ rét run, lạnh do cơ thể tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt

2.3 Co giật ở trẻ bị sốt siêu vi

3 – 5% trẻ sốt siêu vi có biểu hiện co giật. Triệu chứng này thường gặp ở các bé từ 6 tháng đến 5 năm tuổi hoặc các bé có tiền sử co giật trước đó do não nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Dấu hiệu co giật:

  • Bé ngừng đột ngột hoạt động, ngã, mắt trợn ngược, tay chân căng cứng và co giật.
  • Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.

Thông thường, trẻ có nguy cơ co giật khi sốt cao trên 39.5 độ. Khi bé có giật, các mẹ nên bình tĩnh xử lý, đảm bảo không gian quanh bé thông thoáng và cởi bớt quần áo cho bé.

2.4 Ho, viêm họng, viêm amidan ở trẻ nhỏ bị sốt siêu vi

Khi mắc sốt siêu vi, các bé thường sẽ:

  • Đau họng, ho nhiều, khó nuốt, chán ăn
  • Họng bé kiểm tra thấy sưng, đỏ

Các triệu chứng ho, viêm họng hoặc viêm amidan thường xuất hiện từ 1 – 2 ngày đầu của bệnh, sau đó kéo dài và giảm dần khi hết bệnh.

2.5 Trẻ bị sốt siêu vi bị chảy nước mũi, nghẹt mũi

Khi virus xâm nhập và tấn công cơ thể, hệ hô hấp phản ứng lại bằng cách tiết chất nhầy để khu trú, tiêu diệt chúng. Phản ứng này dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi ở bé.
Biểu hiện:

  • Trẻ chảy nhiều nước mũi, dịch lỏng và trong.
  • Trong những ngày cuối, dịch nước mũi đặc lại gây nghẹt mũi và khó thở.

Cũng tương tự như ho và viêm họng, triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu của bệnh, kéo dài và biến mất khi bệnh khỏi hẳn.

Triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi xuất hiện trong 1 - 2 ngày đầu của bệnh
Triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu của bệnh

2.6 Bệnh tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ bị sốt siêu vi

Khi bị sốt siêu vi, bé có thể mắc kèm tiêu chảy trong 2 – 3 ngày, trường hợp nặng có thể kéo dài đến 9 ngày với các biểu hiện:

  • Đi ngoài nhiều, khoảng 4 – 10 lần/ ngày.
  • Phân lỏng hoặc nát, lổn nhổn, có mùi tanh, màu xanh hoặc vàng.
  • Bé tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng đau bụng.

Trong quá trình bé tiêu chảy, mẹ nên bù nước và điện giải đầy đủ cho bé bằng nước lọc, nước ép hoa quả hoặc Oresol. Nếu trẻ không uống được nước hoặc có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như mắt trũng sâu, ngủ li bì,… mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế.

Trong quá trình bé tiêu chảy, mẹ nên bù nước và điện giải đầy đủ cho bé
Trong quá trình bé tiêu chảy, mẹ nên bù nước và điện giải đầy đủ cho bé.

2.7 Trẻ sốt siêu vi bị nôn trớ

Trong một số trường hợp của sốt siêu vi, virus xâm nhập và tấn công hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày – ruột khiến thức ăn khó hấp thu và bị đẩy ngược ra ngoài, dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

  • Trong khi ăn, bé lười ăn hoặc ăn ít, dễ nôn trớ, quấy khóc
  • Ngoài bữa ăn, đôi khi bé có hiện tượng nôn khan.

Thông thường, triệu chứng nôn trớ ở trẻ sẽ giảm sau 1 – 2 ngày kể từ khi xuất hiện. Vào thời gian này, mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước để bù lại lượng nước và dưỡng chất đã mất do nôn.

3. Chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà cần chuẩn bị gì?

Hầu hết trường hợp trẻ mắc sốt siêu vi ở trẻ nhỏ thường được điều trị tại nhà. Do đó việc chăm sóc đúng cách, kịp thời sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hồi phục của trẻ.

3.1 Chườm hạ sốt cho trẻ bị sốt siêu vi

Chườm hạ sốt là phương pháp đơn giản được nhiều mẹ sử dụng nhằm hạ nhiệt cho bé. Để quá trình chườm đạt hiệu quả tốt nhất, các mẹ tham khảo một số lưu ý sau:

  • Mẹ có thể dùng khăn ấm (nhiệt độ khăn thấp hơn thân nhiệt bé khoảng 1 – 2 độ C) hoặc khăn tẩm dịch chiết các thảo dược dân gian như nhọ nồi, tía tô,…để lau, chườm cơ thể giúp bé hạ nhiệt và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện các loại khăn tẩm ẩm dịch dược liệu với công dụng lau chườm hạ sốt tiện cho các mẹ sử dụng.
  • Khi lau, mẹ nên ưu tiên các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn để đạt hiệu quả hạ nhiệt tốt nhất cho bé.
  • Mẹ nên ưu tiên lau các vị trí có mạch máu lớn đi qua để đạt hiệu quả hạ nhiệt tốt nhất cho bé

3.2 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt siêu vi theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt từ 38.5 độ trở lên, lưu ý ưu tiên dùng Paracetamol đơn thành phần với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt tái phát kéo dài, không dùng thuốc quá 60mg/kg/24h.

3.3 Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì để nhanh khỏi?

Khi bị sốt siêu vi, trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt và tạo điều kiện thuận lợi hơn để virus tấn công dễ dàng. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tăng đề kháng chống trọi với virus gây bệnh.
Bài viết bên trên đã đề cập đến một số dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ cùng các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho bé mà các mẹ có thể tham khảo. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

6 thoughts on “Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ tuyệt đối đừng ngó lơ

  1. Avatar
    Mai thị tuyết nhung says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ.bé nhà mk bị sốt mk thường dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm cho bé.khăn hạ sốt nhanh và an toàn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook