5 hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết

Theo các con số thống kê, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hình ảnh các nốt xuất huyết là điển hình của bệnh, giúp phát hiện kịp thời khi bé bị sốt xuất huyết.

Trong bài viết dưới đây, hasot.vn sẽ mách mẹ những hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết và các thông tin hữu ích trong việc phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả. 

Sốt xuất huyết - bệnh lý phổ biến dễ gây nguy hiểm ở trẻ em
Sốt xuất huyết – bệnh lý phổ biến dễ gây nguy hiểm ở trẻ em

1. Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em qua các giai đoạn

Sốt xuất huyết (hay còn còn gọi là sốt Dengue) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Sốt xuất huyết diễn biến theo ba giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng được mô tả cực kì rõ qua các hình ảnh dưới đây:

1.1.Giai đoạn sốt

Đây là giai đoạn đầu khi trẻ nhiễm sốt xuất huyết, thường kéo dài 3-4 ngày:

  • Trẻ sốt cao, đột ngột từ 39 – 40 độ, liên tục, khó giảm khi sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường.
  • Trẻ nhỏ thường khó chịu, bứt rứt, hay quấy khóc.
  • Trẻ lớn hơn thường kêu đau đầu, đau xương khớp, chán ăn, buồn nôn, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam kèm hiện tượng xuất huyết dưới da (xuất hiện các vết xuất huyết màu đỏ).
  • Kết quả xét nghiệm máu chưa phản ánh đặc trưng của sốt xuất huyết: Đa số tỉ lệ thể tích khối hồng cầu (hematocrit) bình thường, tiểu cầu bình thường hoặc giảm nhẹ, bạch cầu thường giảm.

1.2.Giai đoạn nguy hiểm – hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em điển hình

Thường vào khoảng ngày thứ 3 -7 của bệnh, sốt xuất huyết phát triển đến giai đoạn nguy hiểm với các biểu hiện:

  • Tình trạng sốt có thể vẫn còn nhưng đã giảm nhẹ hơn giai đoạn trước.
  • Huyết tương thoát ra ngoài với số lượng lớn dẫn tới tình trạng chướng bụng, trong trường hợp nặng dẫn đến sốc, bé có các biểu hiện như vật vã, lơ mơ, lạnh các chi, da lạnh, ẩm, nhợt nhạt, thiểu niệu hoặc vô niệu, tim đập nhanh, huyết áp kẹt hoặc không đo được.
  • Tình trạng xuất huyết trở lên nghiêm trọng hơn:
    + Các nốt xuất huyết dưới da xuất hiện nhiều nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trong hai cánh tay và mặt trước hai cẳng chân, đùi, bụng và mạn sườn.
    + Tình trạng xuất huyết niêm mạc phát triển nặng với các biểu hiện như chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu.
    + Tuy là dấu hiệu đặc trưng nhưng xuất huyết không phải biểu hiện bắt buộc khi trẻ bị sốt xuất huyết, một số bé sốt xuất huyết nặng nhưng không có dấu hiệu xuất huyết như trên nên các mẹ không được chủ quan trong mọi trường hợp, cần đưa bé đến các cơ sở y tế khi mắc phải bệnh này.
Xuất huyết niêm mạc dẫn tới tình trạng chảy máu cam
Xuất huyết niêm mạc dẫn tới tình trạng chảy máu cam
  • Khi đi khám sẽ thấy tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, phù nề mi mắt.
  • Là giai đoạn dễ gây biến chứng nguy hiểm, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu giảm mạnh, nguy cơ rối loạn đông máu dẫn tới tình trạng nguy kịch.
Các nốt xuất huyết dưới da xuất hiện nhiều
Hình ảnh xuất huyết ở trẻ

1.3. Giai đoạn phục hồi sau sốt xuất huyết

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 2-3 ngày, trẻ sẽ đi đến giai đoạn phục hồi sau sốt xuất huyết:

  • Bé hết sốt.
  • Tình trạng cơ thể được cải thiện: trẻ thấy thèm ăn, tiểu nhiều và huyết áp ổn định hơn.
  • Trẻ có cảm giác ngứa ngoài da do quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào và tái phục hồi mô da tại các vết xuất huyết của cơ thể. Tình trạng ngứa sẽ tự hết sau khoảng 2-3 ngày.
  • Xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu tăng, tiểu cầu cũng tăng dần về mức bình thường nhưng không tăng nhanh như bạch cầu.

2. Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Sốt xuất huyết và sốt phát ban là 2 bệnh lý có thể khiến cha mẹ nhầm lẫn, đặc biệt là triệu triệu chứng trên da.
Để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết, các mẹ có thể dùng hai ngón tay để căng vùng da có xuất hiện chấm hoặc nốt đỏ. Sau khi da căng ra, nếu màu đỏ mất đi, buông ra thì màu đỏ hồi phục lại ngay cho thấy đây là ban của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti không lặn đi sau khi căng da thì đó là vết xuất huyết của sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết chính xác nhất, cũng như tránh những nguy cơ biến chứng do nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị, giải pháp hữu hiệu nhất mà các mẹ nên làm là đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Đặc điểm vết đỏ trên da khác nhau ở sốt phát ban và sốt xuất huyết
Đặc điểm vết đỏ trên da khác nhau ở sốt phát ban và sốt xuất huyết

3. Phòng tránh hiệu quả bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

Tuy là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em nhưng hiện tại sốt xuất huyết ở Việt Nam vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như vaccine để phòng ngừa. Do muỗi là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu nên các biện pháp phòng ngừa hiện tại là tập trung kiểm soát bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành và tránh để muỗi đốt.

  • Để tránh bé nhà mình mắc phải sốt xuất huyết, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:
    + Kiểm soát bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành và ngăn muỗi sinh sản:
    + Đậy kín các dụng cụ chứa nước, tránh để muỗi vào đẻ trứng, sinh sản nhân lên.
    + Đối với các dụng cụ chứa nước có dung tích lớn (bể, chum,..), mẹ có thể thả cá để cá ăn hết bọ gậy do muỗi sinh ra. Một số loài cá mẹ nên lựa chọn có thể kể đến như cá bảy màu, cá sóc, cá chép, cá rô phi,…
    + Đối với các dụng cụ chứa nước có dung tích nhỏ (lu,..), mẹ nên vệ sinh sạch sẽ định kỳ hàng ngày, hàng tuần,..
    + Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, thu gom và xử lý đúng cách các loại phế liệu trong và xung quanh nhà đúng cách, đảm bảo môi trường sạch để muỗi khó phát triển được.
    + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát.
    + Thay nước bình hoa/bình bông thường xuyên.
    + Dùng các loại bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện muỗi để tiêu diệt muỗi trưởng thành.
  • Phòng tránh muỗi đốt bé:
    + Cho bé mặc quần áo tay dài.
    + Cho bé ngủ trong màn, chăn, kéo rèm (kể cả ban ngày). Mẹ có thể dùng các loại màn, rèm tẩm hoá chất để xua đuổi và tiêu diệt muỗi.
    + Cho bé sử dụng một số loại kem bôi xua muỗi.
    Nếu gia đình có bệnh nhân sốt xuất huyết thì cho nằm trong màn, tránh để muỗi đốt gây lây lan.
    Bên cạnh đó, các mẹ cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và cơ sở y tế địa phương để thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết như tham gia các chương trình nâng cao nhận thức về phòng chống sốt xuất huyết, hỗ trợ các đợt phun hoá chất diệt muỗi định kỳ,..
    Trên là một số hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết và các thông tin cần thiết để phát hiện kịp thời và phòng ngừa sốt xuất huyết ở các bé mà mẹ có thể tham khảo. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

10 thoughts on “5 hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook