Mẹ đã phân biệt được biểu hiện sốt mọc răng với sốt bệnh?

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ thường dễ khiến mẹ nhầm lẫn với các bệnh lý sốt thông thường. Tuy nhiên, sốt do mọc răng vẫn có những triệu chứng đặc trưng riêng.
Để phân biệt tốt sốt mọc răng với các bệnh lý sốt khác cũng như để có biện pháp điều trị và chăm sóc bé hiệu quả, mẹ hãy cùng Hasot.vn tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Phát hiện ngay biểu hiện sốt mọc răng rõ nhất của trẻ

Biểu hiện sốt mọc răng thể hiện rõ nhất từ cơn sốt. Một số đặc điểm của cơn sốt do mọc răng ở trẻ có thể kể đến:

  • Thời điểm, độ tuổi thường gặp

Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 4-7 tháng tuổi (trung bình vào khoảng tháng thứ 6) và hoàn thành quá trình mọc răng sữa khi được 2 năm tuổi. Do đó, các cơn sốt do mọc răng của bé cũng thường diễn ra vào khoảng thời gian này.

  • Nhiệt độ sốt

Sốt mọc răng thường nhẹ, thân nhiệt bé đa số sẽ dưới 38.5 độ, ít khi gặp trường hợp cao hơn 38.5 độ.

  • Thời gian sốt trong ngày

Cơn sốt do mọc răng ở trẻ thường khởi phát vào ban đêm, khiến bé quấy khóc, khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của bé.

  • Mức độ kéo dài của cơn sốt

Cơn sốt do mọc răng thường ngắn, ít khi kéo dài, đa số tự khỏi sau 1-2 ngày diễn biến.
Ngoài biểu hiện điển hình là cơn sốt, sốt do mọc răng còn đi kèm một số các triệu chứng:

  • Trẻ chảy nhiều dãi do miệng tăng tiết nước bọt.
  • Trẻ có biểu hiện thích gặm các đồ vật cứng do cảm giác ngứa ở nướu.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu do sưng, đau, khó chịu vùng nướu.
Một số biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ
Một số biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ

2. Phân biệt với sốt bệnh thông thường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ em. Để phân biệt và nhận biết đúng biểu hiện sốt mọc răng, mẹ cần nắm chắc đặc điểm các cơn sốt do một số nguyên nhân khác đem lại:

  • Sốt sau tiêm phòng: Đi kèm với biểu hiện sốt là triệu chứng sưng đỏ, đau vị trí tiêm.
  • Sốt siêu vi (sốt virus): Trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ, liên tục, cơ thể mệt mỏi, đau cơ khớp, ho và chảy nước mũi.
  • Sốt thường: Thường kèm theo biểu hiện đổ mồ hôi trộm.
  • Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao, kéo dài, xuất hiện các nốt xuất huyết trên da.
  • Sốt cảm lạnh: Thường xảy ra vào màu đông, các triệu chứng đặc trưng đi kèm sốt gồm có đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi,..
Trẻ sốt do cảm lạnh thường kèm triệu chứng sổ mũi
Trẻ sốt do cảm lạnh thường kèm triệu chứng sổ mũi

3. Chăm sóc trẻ khi sốt mọc răng cần chú ý gì ?

Sốt do mọc răng thường ít đem lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, khi chăm sóc bé, mẹ cần chú ý một số điều sau:

a. Tắm và vệ sinh răng miệng thường xuyên

Trẻ sốt mọc răng có nên tắm không?

Việc kiêng tắm do sốt mọc răng ở trẻ là không cần thiết. Để đảm bảo vệ sinh cho con, tránh gặp phải các vi khuẩn gây bệnh, mẹ nên thường xuyên tắm cho bé bằng nước ấm tại nơi kín gió trong trường hợp bé không sốt quá cao.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sốt mọc răng như thế nào?

Nướu bị rách trong quá trình răng mọc là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công. Mẹ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi hoặc cho bé uống nước sau khi ăn để cuốn trôi mảng bám thức ăn thừa.

b. Bù đủ nước và dinh dưỡng

Trẻ rất dễ mất nước do sốt, do đó, mẹ cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho bé.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng, mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm lỏng, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, nước hoa quả, sữa,…

Mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm lỏng, giàu dinh dưỡng như cháo, súp,..
Mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm lỏng, giàu dinh dưỡng như cháo, súp,..

c. Mặc đồ thoáng mát cho trẻ

Để cơ thể bé dễ thoát nhiệt trong quá trình sốt, mẹ nên cho bé mặc các bộ trang phục thoải mái, thoáng mát. Mẹ cần tránh cho con mặc đồ kín, ủ ấm quá mức làm phản tác dụng hạ sốt cho trẻ.

d. Hạ sốt đúng cách

Mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt trẻ để có biện pháp hạ sốt đúng cách, an toàn, hiệu quả.

  • Khi bé sốt dưới 38,5 độ

Đây là trường hợp thường gặp trong sốt mọc răng ở trẻ, khi hạ sốt cho bé, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:
+ Mẹ nên dùng khăn ấm (nhiệt độ khăn thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ) lau chườm toàn thân cho trẻ, ưu tiên lau tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,…
+ Mẹ có thể sử dụng khăn tẩm các dịch chiết dược liệu dân gian nhóm thanh nhiệt giải biểu như lá nhọ nồi, lá tía tô,… để nâng cao hiệu quả hạ sốt thông qua cơ chế tăng mở lỗ chân lông giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
+ Mẹ không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ do cơ chế chính của miếng dán là hấp thụ và phân bố nhiệt cục bộ, không có tác dụng toàn thân, không giúp hạ sốt. Ngoài ra, việc lạm dụng miếng dán hạ sốt ở trẻ còn đem lại nhiều hậu quả không mong muốn như tăng nguy cơ biến chứng co giật do tạo cảm giác “hạ nhiệt giả”, gây kích ứng niêm mạc không phù hợp với trẻ sơ sinh,…

  • Khi bé sốt trên 38,5 độ

Trong trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, mẹ nên cân nhắc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuy có tác dụng hạ sốt nhanh, nhưng đây là biện pháp dễ đem lại nhiều hậu quả không mong muốn. Do đó, mẹ cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc.
Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp biện pháp lau chườm hạ sốt giữa các lần uống thuốc để giảm sốt giữa các đợt dùng, tăng tác dụng điều trị cũng như hạn chế lạm dụng thuốc.

Mẹ nên dùng khăn ấm lau chườm toàn thân cho trẻ, ưu tiên lau tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua
Mẹ nên dùng khăn ấm lau chườm toàn thân cho trẻ, ưu tiên lau tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua

e. Đưa bé đến bệnh viện khi gặp các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Khi gặp các triệu chứng sau, mẹ cần đưa bé ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng:

  • Bé sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Bé mệt mỏi, li bì, bỏ ăn, không uống được nước.
  • Bé xuất hiện triệu chứng co giật.

Bài viết bên trên là toàn bộ các biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ mà các mẹ có thể tham khảo để phân biệt với các loại sốt khác cùng một số biện pháp chăm sóc đi kèm. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0915 610 435 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

9 thoughts on “Mẹ đã phân biệt được biểu hiện sốt mọc răng với sốt bệnh?

  1. Avatar
    Hoangthong says:

    Mình cũng đã bị 1 lần con sốt viêm họng mà nghĩ sốt mọc răng lúc sốt ko hạ 2ngày đi khám mới biết.Bài viết hay bổ ích quá.mong chia sẻ nhiều bài hay hơn nữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook