Hiện nay, số người mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng cục bộ ở một số địa phương. Hiện tại là thời điểm đầu mùa mưa, đồng thời cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại thành phố Hồ Chí Minh, dịch sốt xuất huyết bùng phát diện rộng, lượng bệnh nhân tăng gấp 7 lần so với năm 2021 tại cùng thời điểm, số ca nhiễm hoặc nhập viện liên tục đạt đỉnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ em.. Nếu trẻ mắc bệnh dễ bị nặng nên mẹ cần nắm chắc kiến thức về bệnh để bảo vệ con, đặc biệt là 5 biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em nặng nguy hiểm.
1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng.
Về triệu chứng:
Theo Cục Y Tế Dự Phòng, Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em, có biểu hiện đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
- Giai đoạn sốt trẻ em thường là sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ nhỏ thí bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì than nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; nghiệm pháp dây thắt dương tính, thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Sau giai đoạn này, trẻ đi vào giai đoạn nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít; xuất huyết dưới da, các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím; xuất huyết ở niêm mạc như: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Tuy nhiên, xuất huyết không phải là dấu hiệu bắt buộc của bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Nên dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, đó là sốc, với một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm nhiệt độ và giảm huyết áp.
- Đến giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn nguy hiểm 48 – 72 giờ, trẻ hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều
2. Phát hiện 5 biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em trở nặng
Thông thường, quá trình diễn biến của sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Giai đoạn nguy hiểm nhất thường vào khoảng ngày sốt thứ tư, thứ năm. Do đó, giai đoạn này mẹ cần chú ý theo dõi ở trẻ những dấu hiệu chuyển nặng với các biểu hiện sau
- Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Xuất huyết tiêu hoá: khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu hoặc tiểu ra máu
- Tay chân lạnh, da trẻ đổi màu
- Sốt quá cao
- Trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội
Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu trên. Do bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em có biểu hiện đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng, nên bậc cha mẹ cần quan tâm để phát hiện bệnh sớm đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh chủ quan, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
3. Điều trị các biển hiện sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà và phòng biến chứng nguy hiểm
Quá trình hồi phục ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc của mẹ. Khi trẻ đang trong cơn sốt, mẹ nên:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ: cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần
- Phương pháp vật lý: áp dụng khi trẻ sốt nhẹ < 38,5 độ C
Mẹ cần để bé nghỉ ngơi nơi thoáng mát, đồng thời cho bé mặc quần áo mỏng để thuận tiện khuếch tán nhiệt ra môi trường bên ngoài giúp cơ thể hạ sốt nhanh chóng.
Chườm khăn ấm giúp nhiệt nhanh thoát ra ngoài nên giúp trẻ hạ sốt nhanh. Khi con sốt, mẹ hãy lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở những nơi có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn, cổ, gan bàn tay, gan bàn chân…
Chườm khăn thảo dược Dr Papie: Cũng tương tự như chườm ấm hạ sốt, tuy nhiên, chườm khăn thảo dược mang lại nhiều ưu điểm vượt trội nhờ kết hợp 2 cơ chế giảm nhiệt là truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nhiệt do đó giúp trẻ hạ sốt toàn thân nhanh chóng, an toàn hơn cho trẻ. Không những thế, đây là sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng bởi các ưu điểm vượt trội:
- Hạ sốt nhanh: khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie kết hợp 2 cơ chế hạ nhiệt hiệu quả (truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước).
- Nguyên liệu đảm bảo chất lượng: toàn bộ thảo dược tẩm trong khăn được trồng và chế biến trong điều kiện không hoá chất bảo vệ thực vật, được viện kiểm nghiệm trung ương đánh giá là an toàn cho trẻ em.
- Liều lượng đúng chuẩn: lượng dịch chiết thảo dược trong khăn được các chuyên gia nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với từng độ tuổi bé yêu.
- An toàn: Khăn dùng ngoài, chứa các thảo dược lành tính, được Bộ Y tế cấp phép trang thiết bị y tế loại A.
- Tiện dụng: sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng ngay khi con sốt mà không cần mất công chế biến thảo dược như các cách truyền thống.
- Hạ sốt nhanh bằng thuốc: khi trẻ sốt cao > 38,5 độ C thì mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược. Mặc dù paracetamol là thuốc hạ sốt có độ an toàn cao, nhưng mẹ cũng không được phép lạm dụng thuốc hoặc cho trẻ uống quá liều vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, suy gan, suy đa tạng và thậm chí là tử vong.. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý tránh tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt, vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn
- DInh dưỡng, phục hồi: Trẻ bị sốt xuất huyết thường hay chán ăn, buồn nôn cùng nhiều triệu chứng như sốt, chảy máu,… nên cơ thể rất dễ thiếu năng lượng dẫn đến mệt mỏi, suy yếu. Do đó, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sốt dễ khiến bé mất nước, do đó mẹ nên tăng cữ bú và lượng bú, thường xuyên cho bé uống nước, đặc biệt là nước trái cây họ cam chanh giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra mẹ cũng cho con ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, đặc biệt là các loại rau củ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về biểu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em mà mẹ cần biết. Khi đã xác định trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ nên áp dụng cách điều trị cho trẻ tại nhà như đã trình bày ở trên để giúp con nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh.
Trẻ nhỏ sốt có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện sốt khác nhau lên mình không thể nào biết được sốt do nguyên nhân gì. Đọc được những bài viết này rất hữu ích cho mình.
Trẻ em sốt rất nhiều nguyên nhân vì vậy nên theo dõi biểu hiện của con để mình còn chăm sóc tốt cho con bài viết rất hữu ích cảm ơn đã chia sẻ
Mình dùng khăn lau chườm hạ sốt dr papie .khăn hạ sốt nhanh và hiệu quả
Tập đầu nên ít kinh nghiệm chăm con.cũng rất ít hiểu biết ấy.được các chị đi trước gt cho dòng sp của papie mình sd thử thấy rất ok nhé
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích.sot xuất huyết nguy hiểm quá mình phải chú ý con nhiều hơn