Sốt mọc răng ở trẻ kéo dài bao lâu? Dấu hiệu và cách xử trí

Sốt mọc răng ở trẻ là tình trạng mà hầu như bé nào cũng trải qua. Có trẻ sốt ít nhưng cũng có trẻ sốt nhiều, đặc biệt khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên. Vậy quá trình sốt mọc răng ở trẻ kéo dài trong bao lâu? Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng? 

Cùng tham khảo bài viết này mẹ nhé!

1. Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ

Trước tiên, mẹ có biết quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra như thế nào không?

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa và quá trình đó sẽ kéo dài cho tới trẻ được 2 tuổi. Các bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai.

Răng cửa mọc trước sau đó mới đến răng hàm, chúng mọc thành từng cặp.

Bé mọc răng sốt mấy ngày

Những chiếc răng này sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn qua quá trình thay răng, bắt đầu khi trẻ được 6 tuổi tới khi 20 tuổi.

Khi thay răng hoàn chỉnh, mỗi người thường có 32 răng vĩnh viễn (gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm bé, răng hàm lớn).

Mọc răng là một quá trình sinh lý, hơn một nửa số trẻ gặp phải các vấn đề trong quá trình mọc răng. Sốt là một trong những vấn đề mà trẻ hay mắc phải.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao khi mọc răng trẻ lại sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt khi mọc răng, trong đó phải kể tới khoang miệng là một trong những nơi cư ngụ của các vi khuẩn, nấm men,…

Khi trẻ mọc răng, quá trình mọc răng làm nướu bị rách, thêm vào đó trẻ cảm thấy bị ngứa lợi và cắn những đồ vật bên ngoài để làm giảm sự khó chịu.

Chính các nguyên nhân đó tạo điều kiện cho nhiều yếu tố gây bệnh phát triển, gây ra tình trạng sốt ở trẻ (phản ứng của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trẻ).

Khi trẻ sốt mọc răng, trẻ thường sốt cao 38 – 39 độ C, ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện mọc răng khác như:

  • Đau, sưng vùng răng mọc.
  • Viêm màng nhầy phủ răng, có thể có xuất huyết.
  • Trẻ thường cáu kỉnh, khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
  • Đỏ bừng mặt, có thể có phát ban quanh miệng.
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng tăng tiết đờm dãi.
  • Nhai, mút các đầu ngón tay, cọ xát nướu.
  •  Ngoài ra trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, đi ngoài phân lòng.

Tuy nhiên tùy từng trẻ mà có những triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy theo dõi trẻ để biết diễn biến quá trình sốt mọc răng ở trẻ là rất quan trọng, giúp hạn chế được nhiều biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.

2. Trẻ sốt mọc răng mấy ngày thì khỏi?

Mỗi trẻ sẽ có một quá trình mọc răng không giống nhau. Có trẻ cả quá trình mọc răng rất ít khi sốt nhưng cũng có trẻ sẽ sốt nhiều, do đó mẹ rất khó đoán trước được.

Những chiếc răng đầu tiên khi mọc lên sẽ khiến bé khó chịu. Sau đó những cơn đau khi mọc răng sẽ giảm dần đến khi răng hàm mọc.

Thông thường quá trình sốt mọc răng ở trẻ kéo dài từ 3 – 4 ngày và tự khỏi, tuy nhiên phụ thuốc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của mẹ.

Nếu mẹ vệ sinh khoang miệng cho trẻ một cách khoa học, cũng như giữ cho trẻ không cắn các đồ dùng, không cho tay vào miệng, khi đó sẽ hạn chế được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, trẻ sẽ không bị viêm vùng lợi và sẽ hạn chế được sốt.

3. Cách trị sốt mọc răng ở trẻ.

Bên cạnh lợi ích của sốt mọc răng là tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây hại cho trẻ thì sốt cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất nước, rối loạn điện giải…

Mặt khác, trong giai đoạn mọc răng, trẻ còn có nguy cơ cao bị sốt co giật, do đó việc hạ sốt cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Ngoài việc giúp giảm khó chịu cho trẻ, thì hạ sốt còn giúp hạn chế biến chứng mà trẻ có thể gặp phải khi sốt cao.

Tuy nhiên hạ sốt không đồng nghĩa với việc loại bỏ được các nguyên nhân gây sốt ở trẻ, nó chỉ đơn thuần làm giảm các triệu chứng của phản ứng viêm ở trẻ (triệu chứng sốt).

Dấu hiệu trẻ mọc răng sốt

Vậy mẹ cần làm gì để trị sốt mọc răng ở trẻ?

Đầu tiên mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, hạ sốt cho trẻ nếu trẻ bị sốt.

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách, cổ, bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Paracetamol được đánh giá là thuốc hạ sốt tương đối an toàn cho trẻ. Liều dùng Paracetamol là 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ.

Ngoài ra mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn khi sốt cao bằng cách kết hợp lau chườm bằng khăn thảo dược.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

Ngoài ra, khi trẻ sốt mọc răng, trẻ thường bị mất một lượng dịch nhất định, do đó mẹ nhớ bù đủ dịch cho trẻ bằng đường uống, cho trẻ uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng ở trẻ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm, ăn đủ chất dinh dưỡng, chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là vô cùng cần thiết, nên thường xuyên làm sạch răng của bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm, chà lưỡi và răng trẻ một cách nhẹ nhàng.

Nguồn tham khảo

Safely Soothing Teething Pain and Sensory Needs in Babies and Older Children

Fever in Children (texaschildrens.org)

4. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Khi trẻ sốt mọc răng, loại thuốc mẹ cần dùng cho trẻ là thuốc hạ sốt.

Thông thường mẹ nên dùng Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ.

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng ibuprofen với liều 5 – 10mg/kg, khoảng cách giữa 2 liều từ 6 – 8 tiếng, liều tối đa không quá 30mg/kg/ngày.

Trong trường hợp mẹ cho trẻ dùng paracetamol liều thứ nhất mà trẻ vẫn chưa hạ sốt, mặt khác lại chưa đủ thời gian để dùng liều thứ 2 (chưa đủ 4 – 6h sau liều 1), mẹ có thể cho trẻ dùng thêm ibuprofen với liều khuyến cáo 5 – 10mg/kg.

Riêng với aspirin lại không được khuyên sử dụng trong trường hợp sốt mọc răng ở trẻ (mặc dù là thuốc nằm trong danh mục thuốc hạ sốt), do aspirin có nhiều tác dụng không mong muốn và độ an toàn không cao.

Thuốc hạ sốt cho bé

Một số dạng thuốc hạ sốt trên thị trường mẹ có thể tham khảo:

Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)

Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp trẻ khó uống, đau miệng hay nôn trớ.

Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.

Trên thị trường hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 300mg thích hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Dạng gói bột, cốm hoà tan

Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.

Hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 250mg tương đối phù hợp với bé. Mẹ nhớ tính liều theo cân nặng của bé nhà mình. Ví dụ bé nặng 10kg, mẹ có thể cho bé uống 1 gói bột có hàm lượng paracetamol 150mg.

Dạng hỗn dịch

Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều.

Với dạng hỗn dịch mẹ nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.

Dạng viên nén

Dạng viên nén thích hợp cho những trẻ lớn. Hiện nay có hàm lượng 325mg trên thị trường là mẹ có thể sử dụng.

>> Xem thêm:

Thuốc hạ sốt cho trẻ: hãy lựa chọn sáng suốt và an toàn

 

5. Trẻ sốt mọc răng có nên tắm không?

Khi trẻ sốt mọc răng, mẹ hoàn toàn có thể tắm cho trẻ. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.

Tắm nước ấm sẽ giúp giãn mạch dưới da, nhiệt thoát ra ngoài, làm giảm sốt ở trẻ.

Ngoài ra tắm nước ấm còn góp phần giữ vệ sinh thân thể trẻ, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Tuy nhiên mẹ không nên tắm nước quá nóng vì có thể gây bỏng cho trẻ, do da trẻ còn khá nhạy cảm với nhiệt độ.

Mẹ có thể dùng thêm các loại tinh dầu thảo dược pha vào nước tắm, bởi tinh dầu có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hạ sốt ở trẻ, liều lượng mẹ sử theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Trẻ sốt mọc răng là những phản ứng đầu đời mà hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên việc chăm sóc trẻ không đúng cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Do đó mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quá trình sốt mọc răng ở trẻ để bé luôn được khỏe mạnh cũng như phát triển một cách tốt nhất mẹ nhé.

95 thoughts on “Sốt mọc răng ở trẻ kéo dài bao lâu? Dấu hiệu và cách xử trí

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Bài viết rất hay và bổ ích.trươc bé nhá e mọc răng cũng sốt mấy ngày lm mẹ lo lắng,cứ chườm lau rồi cũng kg dám tắm cho bé luôn.nay mik mới bik đc vẫn có thể tắm cho bé bằng nước ấm,cảm ơn các chuyên gia đã có bài chia sẻ rất hay.

    • Avatar
      Nguyễn Đan says:

      Bé nhà e mới mọc đc 8 chiếc thui, lần nào bé cũng sốt , bỏ bú, bỏ ăn, nên e luôn phải để sẵn thuốc và khăn hạ sốt trong nhà, cần là dùng ngay. Khi nào con mọc đủ răng mới hết lo lắng đc

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    Mai phượng says:

    Bài viết rất hữu ích giúp các mẹ có cách nhìn khái quát hơn khi bé mọc răng. Nhiều gia đình thường chủ quan khi bé đang trong độ tuổi mọc răng vì nghĩ là một sự phát triển bình thường ở trẻ nên thường ít quan tâm để bé sốt cao gây nguy hiểm cho bé

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  3. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Bé nhà e mới có 4 hạt gạo nếp thui, mọc cái răng nào bé cũng bị sốt và bỏ ăn. Để đc 1 hàm răng hoàn chỉnh thì cả bé và ba mẹ sẽ còn chiến đấu với những cơn sốt và những trận đi tướt dài dài

  4. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Bé nhà e đang trong giai đoạn mọc răng, lần nào bé cũng sốt,mẹ thì thiếu kinh nghiệm nên cứ loay hoay,bỡ ngỡ. Những bài viết như này thực sự hữu ích cung cấp kiến thức chăm con

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  5. Avatar
    Thơm says:

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ hữu ích của bác sĩ trộm vía bé nhà mình mọc răng không bị sốt mình sẽ lưu lại những thông tin này để phòng trường hợp những lần sau con mọc răng thì xử lú

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook