Sốt siêu vi ở trẻ : Những điều ba mẹ không thể bỏ qua

Vào thời điểm giao mùa, sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở trẻ có hệ miễn dịch yếu. Ngay sau đây là những thông tin về biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ, bệnh kéo dài bao lâu, sốt siêu vi ở trẻ có lây không và một số vấn đề khác liên quan về bệnh nhé!

Sốt siêu vi ở trẻ : Những điều ba mẹ không thể bỏ qua
Sốt siêu vi ở trẻ Những điều ba mẹ không thể bỏ qua

1 .Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ

Sốt siêu vi (sốt virus) là bệnh sốt do nhiễm các loại virus khác nhau nhưng phổ biến nhất là virus đường hô hấp.
Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hay khi thay đổi thời tiết một cách đổi đột ngột do tại thời điểm này, không những khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu hơn bình thường, mà còn là điều kiện thuận lợi giúp virus sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh mẽ.
Khi mắc sốt siêu vi, trẻ thường có các biểu hiện: .

  • Sốt cao thường là 38 – 39 độ C. Trẻ sốt liên tục, nặng hơn vào chiều tối và đêm. sốt có thể liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Hội chứng đường hô hấp: ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi do tình trạng viêm đường hô hấp.
  • Suy nhược: mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc nhiều, bỏ bú.
  • Tiêu hóa: Trẻ có cảm giác buồn nôn và nôn, nôn nhiều lần sau khi ăn. Do khi trẻ bị sốt siêu vi, trẻ thường có phản xạ nuốt dịch mũi khiến dạ dày căng và đầy hơn. Đặc biệt khi trẻ quấy khóc có thể gây kích thích niêm mạc họng đang bị viêm dẫn đến nôn trớ thức ăn. Ngoài ra, trẻ còn bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, không kèm máu nhưng có chất nhầy
  • Trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy. Khi ấn vào hai huyệt thái dương của bé, mẹ sẽ thấy mạch đập nhanh hơn.
  • Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, tay chân lạnh,…

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ sốt siêu vi, mẹ nên theo dõi sát sao thân nhiệt. Nếu phát hiện trẻ mắc những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ và điều trị bệnh.

2. Trẻ bị sốt siêu vi kéo dài bao lâu?

So với những loại sốt do các nguyên nhân khác như sốt sau tiêm chủng, sốt mọc răng,… thì sốt siêu vi thường kéo dài lâu hơn. Theo các chuyên gia, sau khoảng 1 đến 2 tuần, với sự chăm sóc hợp lý từ mẹ, cơ thể bé sẽ tự hồi phục và bệnh không gây nguy hiểm cho bé.
Quá trình hồi phục của trẻ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc từ mẹ. Nếu được mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ hạ sốt dần và cắt sốt sau vài ngày. Nếu trẻ không có ho, không chảy nước mũi hay ngạt mũi thì thường bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.

3. Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không?

Nhiều mẹ thắc mắc không biết sốt siêu vi ở trẻ có lây không? Như đã đề cập ở trên, sốt siêu vi ở trẻ là tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm một số loại virus như Rhinovirus, Adenovirus, Enterovirus và virus cúm,… do đó bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người bằng nhiều đường khác nhau như:

  • Đường hô hấp: Do khi người mang virus giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt xì ra nước bọt mang lượng lớn virus. Nước bọt từ người bệnh sẽ bắn ra môi trường bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể người lành qua đường hô hấp.
  • Đường tiêu hóa: Trên thức ăn, thìa đũa, đồ chơi, các vật dụng khác,… có thể dính nước bọt từ người bệnh. Trẻ vốn rất hiếu động và nghịch ngợm. Trong trường hợp trẻ không may dùng chung thức ăn hoặc sử dụng thìa dĩa có chứa virus gây bệnh hoặc trong khi chơi đùa, trẻ đưa đồ chơi, đồ vật có chứa virus lên miệng thì những mầm mống gây bệnh này sẽ tấn công cơ thể bé bất cứ lúc nào.
  • Đường máu: Truyền máu của người bệnh, dùng chung kim tiêm và vật dụng cá nhân với người nhiễm virus là cơ hội rất tốt làm lây nhiễm virus gây sốt siêu vi ở trẻ. Ngoài ra, côn trùng là vật trung gian có thể mang virus gây bệnh và truyền vào máu trẻ em thông qua các vết cắn/ đốt.
Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người bằng nhiều đường khác nhau
Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người bằng nhiều đường khác nhau

4. Trẻ bị sốt siêu vi có nên tắm không?

Câu trả lời là có. Trẻ bị sốt siêu vi hoàn toàn có thể tắm như bình thường. Bởi:

  • Hạ nhiệt nhanh: tắm bằng nước nóng giúp tạo ra phản xạ nhiệt, khiến cho mạch máu trên da được giãn ra từ đó kích thích nhiệt trong cơ thể của trẻ nhanh chóng thoát ra ngoài, khiến nhiệt độ cơ thể trẻ nhanh chóng giảm xuống.
  • Tránh ngứa ngáy hoặc mắc bệnh da liễu. Do khi trẻ bị sốt siêu vi, nếu trẻ không được tắm thì mồ hôi và bã nhờn tiết ra nhiều, từ đó dễ làm bít tắc chân lông, các loại vi khuẩn, vi nấm có điều kiện phát triển hình thành viêm da, mụn nước, hăm da,…
  • Cơ thể thoải mái: Do mồ hôi và bã nhờn bị loại bỏ và cơn sốt được hạ nhanh.

Khi mắc sốt siêu vi là lúc cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Cha mẹ nên chuẩn bị kĩ càng và tắm đúng cách. Điều này giúp phòng cảm mạo, cảm lạnh và sức khỏe mau cải thiện:

  • Nhiệt độ: không quá lạnh hay quá nóng, nên là nước ấm ở khoảng 37 – 38 độ C để tắm cho trẻ.
  • Mẹ tắm cho trẻ nhanh chóng. Chỉ nên tắm trong khoảng thời gian là 5 – 7 phút và ở trong phòng kín gió, sau khi tắm xong cần lau khô toàn thân cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.
  • Trước khi tắm nên chuẩn bị sẵn một cốc nước ấm cho trẻ uống và khi tắm hãy chú ý để cơ thể bé ngập trong nước ấm.

Đọc đến đây, có thể mẹ vẫn lo sợ và chưa giải tỏa được băn khoăn sốt siêu vi có tắm được không thì mẹ có thể chọn phương án lau người trẻ bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ.

Mẹ được phép tắm cho trẻ nhưng mẹ cần tắm cho trẻ đúng cách
Bài viết bên trên là toàn bộ các thông tin chi tiết về những điều mẹ cần biết khi gặp tình trạng sốt siêu vi ở trẻ. Sốt siêu vi kéo dài hơn so với sốt thông thường và bé có thể hồi phục sau 5 -7 ngày với sự chăm sóc hợp lý từ mẹ. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0911 225 336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.

6 thoughts on “Sốt siêu vi ở trẻ : Những điều ba mẹ không thể bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook