Trẻ 9 tháng bị sốt: Kinh nghiệm hạ sốt nhanh tại nhà

Sốt là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ mà hầu hết đứa trẻ nào cũng từng gặp phải trong đời. Vậy có những nguyên nhân nào khiến trẻ 9 tháng bị sốt? Biện pháp hạ sốt tại nhà nào hiệu quả và an toàn với trẻ? Mời các mẹ tham khảo bài viết sau.

Trẻ 9 tháng bị sốt

1. Trẻ 9 tháng thường bị sốt do các nguyên nhân sau

Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, do đó trẻ rất dễ bị các tác nhân ngoài môi trường tấn công, và chúng thường được gọi với cái tên là các chất gây sốt ngoại sinh. Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây khiến trẻ 9 tháng bị sốt mẹ nhé.

Nguyên nhân

Dấu hiệu điển hình

Sốt mọc răng

Trẻ thường sốt cao 38 – 39 độ.

Trẻ có các triệu chứng của việc mọc răng như:

  • Đau, sưng vùng răng mọc. 
  • Viêm màng nhầy phủ răng, có thể có xuất huyết.
  • Đỏ bừng mặt, có thể có phát ban quanh miệng.
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng tăng tiết đờm dãi.
  • Nhai, mút các đầu ngón tay, cọ xát nướu.
  • Ngoài ra trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
Sốt sau tiêm chủng
  • Phần lớn trẻ tiêm phòng bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày. 
  • Ngoài ra trẻ có thể bị sưng tấy, đỏ hoặc nổi một cục cứng nhỏ tại vị trí tiêm.

Sốt nhiễm khuẩn

  • Khi nhiễm khuẩn trẻ thường sốt 38 – 39 độ C, trường hợp nặng nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng – nhiễm độc rõ  (môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…).
  • Dấu hiệu mất nước (khát nước, da khô,mắt trũng, tiểu ít… trường hợp nặng có thể có sốc( mạch nhanh, huyết áp tụt, rối loạn ý thức)).

Sốt siêu vi

  • Trẻ thường sốt cao đột ngột 38 – 40 độ C không rõ nguyên nhân.
  • Trong cơn sốt có kèm theo gai rét hoặc rét run.
  • Đau đầu nhiều, trẻ thường quấy khóc.
  • Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (đau họng, ho, chảy nước mũi).
  • Nôn ra dịch lẫn thức ăn.
  • Đau cơ, khớp.
  • Trẻ chán ăn, bỏ bú, người mệt mỏi.
  • Trẻ có thể xuất hiện ban rải rác toàn thân.

2. Đầu tiên cần xác định rõ nhiệt độ cơ thể trẻ

Khi trẻ 9 tháng bị sốt, mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của con, việc kiểm tra nhiệt độ sẽ giúp mẹ biết được tình trạng cụ thể và có biện pháp hạ sốt phù hợp, hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra với con.

Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn mắc phải sai lầm, đó là dùng tay để xác định nhiệt độ của trẻ. Việc dùng tay xác định nhiệt độ là hoàn toàn không chính xác do biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác chủ quan của mẹ và nhiệt độ môi trường.

Ngoài ra một quan niệm sai lầm khác mà mẹ cũng rất hay mắc phải đó là không theo dõi nhiệt độ của trẻ mà trẻ có dấu hiệu sốt là cho dùng thuốc hạ sốt luôn. Trường hợp mẹ lạm dụng thuốc hạ sốt như vậy sẽ gây hại cho gan (tác dụng không mong muốn khi lạm dụng paracetamol) và dạ dày (tác dụng không mong muốn khi lạm dụng ibuprofen) của bé. 

Vậy khi trẻ 9 tháng bị sốt mẹ nên làm gì?

Khi trẻ 9 tháng bị sốt mẹ nên:

  • Theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế.
  • Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.
  • Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là paracetamol hoặc ibuprofen).
  • Khi trẻ co giật do sốt cao, mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

3. Hạ sốt cho trẻ 9 tháng theo phương pháp dân gian

3.1. Dùng lá bạc hà hạ sốt cho trẻ

Bạc hà là một loại lá chứa rất nhiều tinh dầu, hàm lượng tinh dầu từ 1 – 1,2% có khi cao hơn 1,3 – 1,5% (menthol 40 – 50%, methyl acetate 9%, limonene 6% và các thành phần khác).

Ngoài làm gia vị, bạc hà chứa nhiều tinh dầu vì vậy có tác dụng rất tốt trong việc hạ sốt, giải cảm. Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích giãn nở các lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi, từ đó làm mát cơ thể và giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt.

Có rất nhiều cách dùng bạc hà hạ sốt trong đó cách an toàn nhất là mẹ chọn 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, ngâm nước muối loãng chừng 15 phút, sau đó xay nhuyễn với nước ấm, vắt lấy nước cốt và dùng khăn mềm thấm nước cốt lau toàn thân cho bé.

Lưu ý: Bạc hà tươi chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi bởi nguy cơ gây ức chế hô hấp ở trẻ nhỏ.

Lá bạc hà hạ sốt cho trẻ

3.2. Hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô

Tía tô là loại cây có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu chính vì vậy rất tốt trong giải cảm, hạ sốt.

Hạ sốt bằng lá tía tô tương đối đơn giản, chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Mẹ có thể lựa chọn uống sống hoặc uống chín, nếu sống thì giã nhuyễn vắt lấy nước, chín thì đun lấy nước uống:

  • Với những trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ: mẹ uống rồi cho con bú, hoạt chất trong lá tía tô sẽ được truyền từ sữa mẹ sang con, giúp con hạ sốt.
  • Với những trẻ đã ăn dặm (trên 6 tháng tuổi): mẹ cho con uống trực tiếp nước lá tía tô, nên cho con uống nước lá tía tô đun sôi để đảm bảo vệ sinh.

3.3. Đắp cỏ nhọ nồi hạ sốt cho bé

Theo đông y, cỏ nhọ nồi (có nơi còn gọi là cỏ mực) có vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, là vị thuốc dùng để chữa sốt cao rất hiệu quả.

Khi sử dụng cỏ nhọ nồi để hạ sốt, mẹ chọn 1 nắm bao gồm cả thân và lá, nhặt loại bỏ lá sâu, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cho bé uống, còn phần bã đắp lên trán, gan bàn tay, gan bàn chân của con.

Lưu ý: Chỉ sử dụng đường uống cho bé trên 6 tháng tuổi, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống mẹ chỉ đắp ngoài da bé, đồng thời mẹ có thể uống và cho bé ti.

3.4. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dân gian

Hạ sốt bằng thảo dược tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian được khá nhiều mẹ áp dụng  Vậy phương pháp này có ưu nhược điểm gì? Có nên tự ý áp dụng không? Tham khảo ngay bảng dưới đây mẹ nhé!

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nguyên liệu phổ biến, rẻ tiền.
  • Cách làm đơn giản, dễ thực hiện
  • Khó tìm được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
  • Dùng không rõ liều lượng cụ thể.
  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi bé cần hạ sốt ngay.
  • Màu dược liệu dễ gây bẩn da và quần áo bé.

4. Hạ sốt cho trẻ 9 tháng theo phương pháp hiện đại

4.1. Chườm hạ sốt cho trẻ bằng khăn hạ sốt thảo dược

Hạ sốt bằng thảo dược là biện pháp hạ sốt tương đối hiệu quả, tuy nhiên nó có thể gây nguy hiểm cho bé nếu mẹ dùng sai cách và sai liều lượng. Vậy làm thế nào để mẹ sử dụng được thảo dược hạ sốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho con?

Lời khuyên cho mẹ là mẹ có thể tham khảo khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papiemột dòng sản phẩm hạ sốt khoa học, hiệu quả và an toàn cho bé yêu.

Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie gồm 2 phần chính:

  • Chất liệu khăn: là vải không dệt 100% cottone được nhập khẩu Mỹ.
  • Dịch chiết dược liệu tẩm trong khăn: Dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, tinh dầu bạc hà (3mo+)/tinh dầu tía tô (0+).

Đây là sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng bởi các ưu điểm vượt trội:

  • Hạ sốt nhanh: khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie kết hợp 2 cơ chế hạ nhiệt hiệu quả (truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước).
  • Nguyên liệu đảm bảo chất lượng: toàn bộ thảo dược tẩm trong khăn được trồng và chế biến trong điều kiện không hoá chất bảo vệ thực vật, được viện kiểm nghiệm trung ương đánh giá là an toàn cho trẻ em.
  • Liều lượng đúng chuẩn: lượng dịch chiết thảo dược trong khăn được các chuyên gia nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với từng độ tuổi bé yêu.
  • An toàn: Khăn dùng ngoài, chứa các thảo dược lành tính, được Bộ Y tế cấp phép trang thiết bị y tế loại A.
  • Tiện dụng: sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng ngay khi con sốt mà không cần mất công chế biến thảo dược như các cách truyền thống.

Vậy mẹ nên sử dụng khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie khi nào? Cách sử dụng ra sao?

  • Thời điểm sử dụng khăn hạ sốt thảo dược: bất kỳ khi trẻ nào trẻ sốt (dưới 38,5 độ C và từ 38,5 độ C trở lên dùng kết hợp thuốc hạ sốt), mẹ hoàn toàn có thể sử dụng khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie để hạ sốt cho con.  
  • Cách dùng: mẹ lấy 2 khăn ra, 1 khăn đắp lên trán, 1 khăn chườm toàn cơ thể bé đặc biệt các vị trí cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân là trẻ sẽ nhanh hạ nhiệt.
Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

4.2. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Đối với trường hợp trẻ 9 tháng bị sốt trên 38,5 độ C, mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ. Hoặc ibuprofen với liều 20 – 30mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm thuốc hạ sốt cha mẹ có thể tham khảo:

Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)

Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp trẻ khó uống, hay nôn trớ. Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.

Mẹ có thể tham khảo cách sử dụng thuốc đạn hạ sốt cho bé qua các bước sau:

Bước 1: Đặt viên đạn vào tủ lạnh trong một vài một để làm cứng trước khi tháo lớp bao.

Bước 2: Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng.

Bước 3: Dùng tay tháo lớp bao thuốc.

Bước 4: Làm sạch vùng hậu môn của trẻ, sau đó cho trẻ nằm nghiêng, đầu gối gập vào bụng. Nâng nhẹ mông bé để lộ vùng hậu môn.

Bước 5: Nhẹ nhàng đẩy đầu nhọn của thuốc vào hậu môn bé. Sau đó đẩy cho viên thuốc vào sâu ngập hết chiều dài thuốc.

Bước 6: Khép 2 mông bé lại trong một vài giây. Giữ bé nằm yên trong một vài phút để tránh viên thuốc trôi ra ngoài.

Dạng gói bột, cốm hoà tan

Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.

Dạng hỗn dịch

Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều. Ngoài ra với dạng hỗn dịch, mẹ cũng nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.

Dạng siro

Đây là dạng bào chế được khá nhiều mẹ lựa chọn sử dụng do mùi vị dễ uống, có kèm bơm chia liều hoặc cốc chia liều cụ thể cho mẹ. Tuy nhiên với dạng thuốc này, mẹ nên lưu ý đậy nắp ngay sau khi lấy thuốc và bảo quản ở nơi thoáng mát để tránh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ :

  • Mẹ nên tránh dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ, vì đây là loại thuốc tương đối nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Liều dùng phải dựa trên cân nặng của trẻ.
  • Khi trẻ sốt cao, mẹ cho con dùng paracetamol nhưng trong khoảng thời gian 4-6h con vẫn không hạ sốt, mẹ có thể cho con dùng thêm 1 liều ibuprofen theo cân nặng của con.
  • Tuyệt đối không lạm dụng, không cho con uống quá liều thuốc hạ sốt.

5. Một số lưu ý và sai lầm các mẹ cần tránh

5.1. Mẹo giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt hay chườm khăn ấm, khăn thảo dược để hạ sốt, mẹ cũng nên lưu ý một số mẹo giúp bé nhanh hạ sốt hơn:

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, nằm phòng thoáng mát: mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể bé với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thải nhiệt.
  • Bổ sung nước và điện giải: khi trẻ sốt trẻ rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải, do đó mẹ nên cho con uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây họ cam chanh, ngoài bổ sung nước còn bổ sung thêm vitamin C giúp tăng đề kháng cho con.
  • Cho trẻ ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng: khi bé yêu sốt, mẹ nên cho con ăn đồ ăn mềm, giàu dinh dưỡng như các loại cháo rau củ quả để giúp con dễ tiêu.

5.2. Sai lầm cần tránh khi hạ sốt cho trẻ 9 tháng

Khi hạ sốt cho trẻ 9 tháng tuổi, một số bậc cha mẹ vẫn mắc phải các sai lầm như chườm nước đá lạnh, hạ sốt bằng cồn hay đắp chăn ủ ẩm cho trẻ.

5.2.1 Chườm nước đá lạnh

Chườm nước đá lạnh không những không giúp bé hết sốt mà còn làm giảm quá trình thải nhiệt ở trẻ do hiện tượng co mạch, giảm lưu lượng máu tới vùng ngoại vi. 

Ngoài ra việc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

5.2.2 Hạ sốt cho trẻ bằng cồn

Cồn là một chất dễ bay hơi, quá trình bay hơi của cồn dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt độ vùng da tương ứng. Tuy nhiên cha mẹ không nên hạ sốt bằng cồn do cồn dễ gây kích ứng da đặc biệt đối với trẻ nhỏ (da trẻ nhỏ rất mỏng).

5.2.3 Đắp chăn ủ ấm cho trẻ

Giai đoạn đầu của sốt trẻ thường có biểu hiện rét run, nhiều mẹ nghĩ bé bị lạnh và đắp chăn ủ ấm cho con. Nhưng mẹ có biết vô tình hành động đó của mẹ đã khiến nhiệt độ của trẻ ngày càng tăng cao, gây nguy hiểm cho con.

Trên đây là một số kinh nghiệm hạ sốt tại nhà khi trẻ 9 tháng bị sốt, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn về các phương pháp hạ sốt hoặc chưa biết cách chăm sóc đúng cho trẻ bị sốt. Hãy liên hệ hotline 0915 610 435 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp hoàn toàn miễn phí mẹ nhé.

43 thoughts on “Trẻ 9 tháng bị sốt: Kinh nghiệm hạ sốt nhanh tại nhà

  1. Avatar
    Thơm says:

    Bé nhà mình đi tiêm về rất hay sốt. Nhưng cin sốt nhẹ là mình lau luôn bằng khăn drpapie rồi nên hạ nhiệt luôn. Chưa bị đến mức sốt cao phải dùng thuốc.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    Nguyễn nguyệt says:

    Khi bé được tâm 9 tháng là giai đoạn chuẩn bị mọc răng nên trẻ cũng rất hay ốm sốt. Đọc bài viết e bổ sung thêm đc nhiều kiến thức để chăm sóc bé

  3. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Cảm ơn các chuyên goa đã chia sẻ cách hạ sốt cũng như kg nên lm những gì khi bé sốt,bản thân e có con nhỏ nên rất thik đọc những bài viết như thế này

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook