Trẻ uống hạ sốt không đỡ, kinh nghiệm xử lý của mẹ thông thái

Sốt là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ và thuốc hạ sốt là biện pháp hữu hiệu để mẹ giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, trẻ uống hạ sốt không đỡ khiến mẹ hoang mang, bối rối không biết phải xử lý thế nào. Mẹ hãy cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu cách xử trí tình trạng này ngay sau đây nhé.

Trẻ uống hạ sốt không đỡ
Trẻ uống hạ sốt không đỡ mẹ nên làm gì?

1. Nguyên nhân trẻ uống thuốc hạ sốt không đỡ

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn bình thường, hơn 37,5 độ C khi đo tại nách và trên 38 độ nếu đo tại đại tràng. Sốt là phản ứng của cơ thể cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus,… Khi thấy con bị sốt, các mẹ thường lo lắng, tìm mọi cách để hạ sốt cho con bằng việc tìm đến thuốc hạ sốt ngay lập tức. Tuy nhiên, sau khi uống hạ sốt trẻ vẫn không đỡ. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau.

1.1. Bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Một số trẻ bẩm sinh đã có cơ địa không đáp ứng được với thuốc. Đó là nguyên nhân dẫn đến dù đã sử dụng thuốc hạ sốt, nhưng thân nhiệt của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng kể từ khi uống hạ sốt, mẹ theo dõi thấy tình trạng sốt của trẻ không đỡ hơn thì rất có thể bé nằm trong trường hợp này. Khi đó, mẹ cần đưa bé đến ngay Cơ sở Y tế gần nhất để được khám và theo dõi sức khỏe kịp thời.

1.2. Dùng thuốc chưa đúng cách

Dùng thuốc hạ sốt mang lại hiệu quả tối ưu cho trẻ. Tuy nhiên, để thuốc phát huy hết tác dụng hạ sốt thì mẹ cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm. Rất nhiều mẹ còn chưa hiểu rõ cách sử dụng thuốc, dẫn đến thuốc không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây nguy hại cho trẻ. 

Ngoài ra, khi mẹ đã cho trẻ uống đủ liều, đúng thời điểm, nhưng sau khi uống thuốc trẻ bị nôn, thì thuốc cũng chưa thể mang lại hiệu quả điều trị. Tình trạng này xảy ra do thuốc chưa kịp ngấm vào cơ thể, đi đến cơ quan đích, phát huy tác dụng thì đã bị nôn ra ngoài. Do đó, khi cho trẻ uống thuốc, mẹ cần lưu ý tránh tình trạng sặc dẫn đến nôn ở trẻ.

1.3. Chăm sóc trẻ không đúng cách

Trẻ còn quá nhỏ để tự chăm sóc cho mình, do đó, cách chăm sóc của mẹ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hạ sốt cho trẻ. Khi bị sốt, nhiều mẹ sợ trẻ bị lạnh nên cho bé ủ kín quá mức như mặc quần áo dày, dài tay, mang tất, và thậm chí đắp chăn cho trẻ. Tuy nhiên, các lớp vải dày ngăn cản quá trình khuếch tán nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường, cản trở quá trình hạ thân nhiệt ở trẻ, dẫn đến dù trẻ đã uống hạ sốt nhưng vẫn không đỡ. Vì vậy, trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ cần cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc chỉ cần cho bé mặc áo và tã để tránh hầm bí. Đây là một trong những biện pháp hạ sốt không sử dụng thuốc rất hiệu quả cho trẻ.

1.4. Trẻ sốt kéo dài do bệnh nguy hiểm

Thuốc hạ sốt không có tác dụng cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh nguy hiểm như bệnh lao, bệnh tự miễn, bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư. 

Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu uống thuốc hạ sốt mà không hạ từ 2 – 7 ngày thì rất có thể trẻ bị sốt xuất huyết. Do virus sốt xuất huyết xâm nhập vào cơ thể, tấn công và phá vỡ hàng loạt các tế bào hồng cầu, đồng thời hệ miễn dịch của cơ thể cũng sản sinh  kháng thể tạo ra chất sốt nội sinh. Chất này tác động lớn đến trung tâm điều nhiệt khiến trẻ bị sốt cao và thường rất khó hạ. 

1.5. Say nắng

Khi trẻ vui đùa quá lâu ở ngoài nắng có thể khiến trẻ bị say nắng, dẫn đến thân nhiệt tăng. Lúc này, thuốc hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt. Thay vào đó, trẻ cần được nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát ngay lập tức để cơ thể phục hồi. 

Trẻ uống hạ sốt không đỡ do say nắng

2. Kinh nghiệm xử lý khi trẻ uống hạ sốt không đỡ

Khi đã hiểu rõ được các nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ uống hạ sốt không đỡ, mẹ cần bình tĩnh thực hiện một số biện pháp sau.

2.1. Nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện sau

Khi trẻ uống hạ sốt mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời trong những trường hợp sau:

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, thân nhiệt trên 38 độ C. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Trẻ 2 tuổi bị sốt trên 1 ngày, đo nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.
  • Trẻ từ 2 tuổi bị sốt trên 38 độ C liên tục trong 3 ngày.
  • Trẻ bị sốt liên tục quấy khóc.
  • Trẻ sốt kéo dài, uống thuốc chỉ hạ sốt được vài giờ sau đó lại tăng trở lại, có dấu hiệu sốt trên 40 độ C.

2.2. Kết hợp các biện pháp khác để trẻ hạ sốt nhanh hơn

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ có thể áp dụng rất nhiều phương pháp không dùng thuốc nhưng vẫn mang lại hiệu quả rất lớn trong việc kiểm soát cơn sốt ở trẻ.

Mặc quần áo thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, an toàn , giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt từ cơ thể khuếch tán ra bên ngoài môi trường, giúp cơ thể hạ trở lại mức nhiệt độ bình thường. 

Mẹ cần tránh ủ ấm quá mức, đắp chăn gây cản trở quá trình hạ nhiệt tự nhiên này của cơ thể trẻ, có thể tăng nguy cơ gây co giật ở trẻ.

Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả giảm nhiệt không cao nhưng nó khiến trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Bù nước

Khi trẻ bị sốt, cơ thể dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sốc, động kinh, phù não, suy thận, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Do vậy, mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng nhiều cách như: cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa, nước ép trái cây, nước cân bằng điện giải Oresol. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tự ý bù nước bằng cách truyền nước cho trẻ khi không có chỉ định từ người có chuyên môn. 

Cách này vừa cung cấp nước, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ mệt, thường trở nên bú ít và lười ăn gây khó khăn cho mẹ.

Lau chườm ấm

Nhiều mẹ cho rằng khi thân nhiệt trẻ tăng cao nên chườm lạnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cách làm đúng được nhiều bác sĩ khuyên dùng là phương pháp chườm ấm. Chườm ấm giúp giãn nở lỗ chân lông, tăng cường lưu thông máu, giãn các mạch máu ngoại vi, từ đó giúp cơ thể tăng thải nhiệt và hạ sốt tốt hơn. 

Mẹ có thể sử dụng khăn ấm kết hợp lau chườm giúp trẻ hạ sốt. Mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm như khi pha nước tắm là được. Sau đó, mẹ dùng khăn đã chuẩn bị, nhúng vào nước ấm và vắt khô. Dùng khăn lau toàn bộ cơ thể bé hoặc đắp vào các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn. Khi khăn bớt ấm, mẹ lại lặp lại các bước như trên đến khi thân nhiệt bé trở lại bình thường. Sau khi kết thúc, mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Phương pháp này an toàn và có thể giúp trẻ hạ được 1 -2 độ C. Tuy nhiên, nó mất nhiều thời gian chuẩn bị, trong khi việc hạ sốt cần nhanh chóng, kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt cao.

Khăn lau hạ sốt Dr. Papie chính là giải pháp hoàn hảo cho những hạn chế trên. Không những thế, khăn lau hạ sốt Dr.Papie còn áp dụng linh hoạt trong cả trường hợp sốt nhẹ và sốt cao, và có thể dùng phối hợp với thuốc hạ sốt mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, khăn hạ sốt Dr.Papie còn có những ưu điểm vượt trội như:

  • An toàn: Khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn các dược liệu như: tía tô, bạc hà, chanh, cỏ nhọ nồi. Đây đều là những thảo dược có tác dụng hạ sốt hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ.
  • Hiệu quả: Hạ sốt nhanh nhờ kết hợp 2 cơ chế truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước.
  • Không tác dụng phụ: Do khăn dùng để lau chườm ngoài da, không dùng trong cơ thể nên an toàn tuyệt đối và không gây tác dụng phụ cho bé.
Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn lau hạ sốt Dr. Papie sử dụng phối hợp với thuốc hạ sốt nâng cao hiệu quả điều trị

2.3. Xử trí đúng cách nếu trẻ sốt co giật

Trong trường hợp sốt cao, dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ em, trước hết mẹ cần bình tĩnh tiến hành sơ cứu cho trẻ theo các bước sau:

  • Làm thông đường thở: đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi, thông thoáng, để trẻ chân duỗi, chân co, nghiêng sang một bên, tránh trẻ giật sẽ nôn, thức ăn từ chất nôn gây tắc nghẽn đường thở.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc đặt hậu môn: Một tay banh nhẹ 2 bên mông của trẻ để lộ ra vùng hậu môn, một tay còn lại nhẹ nhàng đẩy viên thuốc hạ sốt vào trong hậu môn của trẻ, đẩy phần có đầu nhọn của viên thuốc vào trước. Sau đó khép giữ 2 nếp mông của trẻ lại trong khoảng 2-3 phút để thuốc không bị ra ngoài.
  • Làm mát cơ thể giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn: Sử dụng khăn ấm hoặc khăn lau hạ sốt thảo dược Dr.Papie.
  • Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời ngay sau khi sơ cứu xong.

Xem thêm: Sốt co giật ở trẻ em: 4 bước xử trí và cách phòng tránh

3. Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sốt?

Tuy sốt là tình trạng hay gặp ở trẻ nhưng không phải mẹ nào cũng đã nhận thức và biết rõ cách xử lý đúng. Dưới đây là một số lưu ý và những sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ hay mắc phải.

3.1. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Trong trường hợp trẻ sốt dưới 38.5 độ C, mẹ chưa nên dùng thuốc hạ sốt cho bé mà nên áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý trước. Vì việc thuốc hạ sốt có thể gây tổn thương gan, thận, dạ dày thậm chí gây ngộ độc cấp tính nguy hiểm tới tính mạng, do đó, mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt.

Tùy theo cân nặng của trẻ mà liều dùng của từng loại thuốc hạ sốt khác nhau. Do đó, mẹ cần xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho con.

Một số loại thuốc hạ sốt được dùng phổ biến hiện nay:

  • Paracetamol: Là loại thuốc hạ sốt dùng phổ biến nhất và được nhiều bác sĩ khuyên dùng do tính an toàn, hiệu quả của nó. Liều dùng của thuốc là 10- 15mg/kg cân nặng và không quá 60 mg/kg cân nặng/ 24 giờ. Thời gian tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là 4-6 giờ.
  • Ibuprofen: Là thuốc hạ sốt có tác dụng nhanh và mạnh, thời gian hạ sốt kéo dài hơn Paracetamol. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được chỉ định và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Không dùng Ibuprofen khi trẻ bị xuất huyết hoặc nghi ngờ xuất huyết, trẻ bị hen suyễn hoặc suy gan, thận. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hạn chế sử dụng.
  • Aspirin: Do có nhiều tác dụng phụ nên không được khuyến cáo dùng cho trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ bị nhiễm virus như cúm, thủy đậu…khi dùng Aspirin sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây tổn thương não và gan cấp tính.

3.2. Những sai lầm cần tránh khi hạ sốt cho trẻ

Ngoài tình trạng sử dụng thuốc hạ sốt mà không đỡ, mẹ cần lưu ý tránh những sai lầm sau khi chăm sóc trẻ để không làm kéo dài thêm bệnh của trẻ: 

  • Không nên dùng nước đá để chườm người cho trẻ hạ sốt: vì nước đá làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt ở trẻ.
  • Không nên pha cồn, rượu, dấm với nước để lau mát cho trẻ do làm mát đột ngột khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp.
  • Tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc có chứa Aspirin để hạ sốt vì có thể gây ra tác dụng phụ lên não.
  • Khi thấy trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần bình tĩnh, tránh nôn nóng tự ý dùng cả thuốc hạ sốt đường uống và thuốc đặt hậu môn. Điều này có thể gây ra tình trạng quá liều khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Xác định trẻ sốt bằng tay: Khi trẻ sốt, nhiều mẹ không sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ, mà lại dùng tay sờ và kinh nghiệm của bản thân để khẳng định tình trạng sốt ở trẻ. Điều này dẫn đến mẹ không biết được chính xác mức độ sốt của trẻ, khiến mẹ có các hành động không phù hợp tình trạng thực tế. Thậm chí có thể gây nguy hiểm nặng nề đến trẻ nếu mẹ không xử trí kịp thời trong trường hợp sốt cao đột ngột.
  • Không theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên: không kịp thời xử trí khi trẻ sốt cao, tăng nguy cơ gây co giật ở trẻ.

Mẹ đã cùng chuyên gia Dr. Papie tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng trẻ uống hạ sốt không đỡ, từ đó, mẹ biết cách xử trí an toàn, hiệu quả và đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý tránh những sai lầm phổ biến để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn nhé. 

32 thoughts on “Trẻ uống hạ sốt không đỡ, kinh nghiệm xử lý của mẹ thông thái

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  1. Avatar
    Việt Trinh says:

    Nhiều đứa uống thuốc k hợp toàn phải dùng viên nhét đít thôi. Hôm trc con mk bị F0. Cũng sốt mấy hôm. Mk kết hợp lau chườm bằng khăn thảo dược của drpapie với uống thuốc. Trộm vía hạ sốt nhanh

  2. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Nhà có con nhỏ nên luc nào mik cũng trữ sẵn thuốc và khăn lau cũng như là nhiệt kế.để phòng khi bé sốt còn biết mà xử lí.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hay đến cac mẹ bỉm chúng em

  3. Avatar
    Minhphuong says:

    Khăn hạ sốt dr.papie dùng rất tốt , an toàn lại hiệu quả , bé nhà mình luôn dùng khăn hạ sốt này , có khăn hạ sốt trong nhà yên tâm hơn hẳn

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Hạ sốt bằng phương pháp dân gian có ưu điểm an toàn nhưng có nhược điểm là tốn thời gian chuẩn bị và thiếu nguồn nguyên liệu sẵn. Mom có thể tham khảo sử dụng Khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn dược liệu hạ sốt và đóng gói theo từng túi rất dễ dàng mang theo khi cần. Sản phẩm được nghiên cứu và công nhận từ các chuyên khoa Nhi khoa.
      Để được chuyên gia tư vấn kỹ hơn, mom để lại thông tin hoặc vui lòng liên hệ tới hotline nhãn hàng 0911 225 336!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook