Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? 5 mẹo trị sốt chuyên gia chỉ mẹ.

Sinh con, nuôi con không phải là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Trong đó, mọc răng là quá trình xảy ra với phần lớn trẻ em trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ mọc răng thường kèm theo tình trạng sốt.
Khi con sốt mọc răng, mẹ lo lắng không biết trẻ mọc răng sốt mấy ngày, trẻ sốt mọc răng hàm hay vị trí nào? Mời ba mẹ tham khảo ngay bài viết sau đây để có đủ kiến thức giúp chăm sóc con tốt nhất, đặc biệt là khi con sốt mọc răng nhé!

1. Giai đoạn mọc răng của trẻ?

Trước tiên, mẹ cần chắc chắn rằng trẻ bị sốt do mọc răng chứ không phải do nguyên nhân nào khác.

1.1. Các mốc thời điểm mọc răng của bé

Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ từ 4 – 24 tháng tuổi, đang bú mẹ những chiếc răng đầu tiên hình thành được gọi là răng sữa. Trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên báo hiệu rằng trẻ đang chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình ăn thức ăn đặc thay vì chỉ bú sữa mẹ và sữa công thức như trước.
Tuy nhiên, thời gian mọc răng của trẻ tùy thuộc vào thể chất của từng bé. Do đó, có bé 4, 5 tháng đã mọc chiếc răng đầu tiên. Cũng có những trẻ muộn hơn, khoảng 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng. Tóm lại, trẻ chỉ cần mọc răng trong 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường nên mẹ không cần lo lắng.

Mốc thời điểm mọc răng Răng mọc
6 – 12 tháng 4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới
9 – 16 tháng 4 răng cửa bên
13 – 19 tháng 4 răng hàm đầu tiên
16 – 23 tháng 4 răng nanh
23 – 33 tháng 4 răng hàm thứ 2

 

Thứ tự mọc răng ở trẻ
Thứ tự mọc răng ở trẻ

1.2. Các dấu hiệu mọc răng của bé

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau để xác định có phải trẻ sốt do mọc răng hay không

  • Sốt/ phát ban: Mọc răng kích thích hệ miễn dịch của trẻ hoạt động dẫn đến tình trạng sốt, phát ban. Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể con thường xuyên để có những biện pháp xử trí kịp thời
  • Chảy nước dãi, nước đỏ sưng: Nước dãi được tiết nhiều hơn trong quá trình con mọc răng và lặp lại cho đến khi răng của bé mọc tiếp.
  • Cắn: Áp lực nhai và cắn có thể bị giảm do trẻ bị khó chịu từ việc răng chọc qua dưới nướu khi mọc răng.
  • Quấy khóc do nướu viêm đau: Trẻ có thể rên rỉ hay quấy khóc nhiều do mô nướu bị viêm khiến trẻ phải chịu nhiều đau đớn. Những chiếc răng đầu tiên như răng hàm thường gây đau nhất.
  • Ngủ kém, ngủ không tròn giấc: Do nhiều yếu tố khiến bé khó chịu, đau đớn, nên bé khó ngủ, thức khuya.
  • Sờ tay vào má, miệng: Trẻ hay có cử chỉ sờ tay vào vùng bị đau như má, miệng. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp mẹ nhận biết trẻ mọc răng sớm.

2. Trẻ mọc răng sốt mấy ngày

Trong quá trình mọc răng, hầu hết mọi đứa trẻ đều bị sốt do một số nguyên nhân sau:
Khoang miệng vốn là nơi cư trú của các vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,…. Khi trẻ mọc răng quá trình mọc làm nướu lợi bị rách, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập, kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động và gây ra tình trạng sốt ở trẻ.
Thứ hai, mọc răng làm trẻ ngứa lợi, kích thích trẻ hay cắn những đồ vật bên ngoài để làm giảm sự khó chịu, vô tình đã tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đồ vật xâm nhập vào nướu lợi. Cơ chế gây sốt tương tự vi khuẩn cư trú trong khoang miệng.
Trẻ mọc răng thường sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C kèm theo chán ăn, quấy khóc. Các triệu chứng mọc răng bao gồm cả sốt cũng sẽ tự hết sau khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bé mắc kèm theo bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) thì trẻ có thể sốt lên đến 39 độ, kèm phát ban, li bì,…. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời.
Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc lên làm trẻ đau đớn, khó chịu nhất. Với những chiếc răng sau đó, triệu chứng sẽ bớt dữ dội hơn. Sau khoảng vài tuần tới 1 tháng có thể sốt lại do những chiếc răng không mọc cùng 1 lúc mà chúng mọc cách nhau theo từng giai đoạn cụ thể như đã đề cập ở trên.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày

3. Mách mẹ 5 mẹo trị sốt mọc răng cho bé

Sốt khi mọc răng là phản xạ có lợi của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm sốt nếu tình trạng này gây khó chịu cho trẻ.

Mẹo 1: Chườm ấm

Chườm ấm luôn là cách hữu hiệu giúp trẻ giảm sốt. Mẹ có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm hoặc các sản phẩm khăn lau hạ sốt thảo dược để giúp cơ thể trẻ thoát nhiệt từ đó nhanh chóng hạ nhiệt giảm sốt. Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 32 độ C, mẹ có thể lấy khuỷu tay thử nhiệt độ nước, nhiệt độ tương đương với nước tắm bình thường của trẻ). Sau đó, mẹ lấy khăn đã làm ướt với nước ấm ở trên để lau chườm cho bé. Mẹ nên lau ở các vị trí có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách,… Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không lau bằng nước quá nóng hay quá lạnh. Do chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt ở trẻ. Sau khoảng 5 đến 10 phút, khi khăn lạnh đi, mẹ tiến hành lặp lại các bước như trên để chườm cho bé. Mẹ có th chườm cho bé liên tục đến khi trẻ hạ sốt.
Ngoài ra, nhiều mẹ lầm tưởng rằng khi sử dụng miếng dán hạ sốt là trẻ sẽ có thể hạ sốt hoàn toàn. Thực tế, WHO đã khuyến cáo chườm lạnh không có hiệu quả, trong khi đó miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Bên cạnh đó, miếng dán nhỏ, cố định tại trán nên diện tích tiếp xúc kém, không hạ được nhiệt toàn thân cho trẻ. Các chất keo dính, menthol, nhiệt độ lạnh có thể gây kích ứng với làn da non nớt của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này làm mẹ khó theo dõi nhiệt độ của con, tạo sự an toàn ảo khiến mẹ bỏ lỡ thời điểm vàng khi điều trị sốt cho con. Tình trạng sốt cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến bé..

Mẹo 2: Kết hợp dùng thuốc hạ sốt:

Đây là phương pháp hạ sốt nhanh và hiệu quả, mẹ có thể tham khảo khi trẻ sốt mọc răng. Nhưng theo lời khuyên của chuyên gia, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt trên 38,5 độ C với liều lượng và thời gian hợp lý, Mẹ có thể dùng Paracetamol liều 10 -15mg/1kg cân nặng để giảm đau, hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Mẹo 3: Mặc đồ thoáng mát, nằm nơi thoải mái, mát mẻ

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần để bé nằm nơi thoáng mát và thay quần áo rộng rãi, mát mẻ cho bé. Việc này giúp nhiệt độ cơ thể bé dễ dàng khuếch tán ra môi trường, từ đó giúp cơ thể trẻ giảm nhiệt tốt hơn, nhanh chóng trở về nhiệt độ cơ thể bình thường.
Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, trẻ bị sốt mọc răng vẫn có thể nằm điều hòa bình thường do điều hòa mang lại không khí mát mẻ, dễ chịu, giúp bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ chú ý nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa về mức 27 – 29 độ C vì đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ. Mẹ không bật điều hòa 24/24, nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần 1 ngày, dùng quạt xua hết không khí tù đọng ra ngoài để không khí trong phòng được lưu thông. Khi muốn đưa bé ra ngoài phòng điều hòa, mẹ cần lưu ý mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để bé quen luồng không khí từ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.

Mẹo 4: Dùng các dược liệu như nhọ nồi, chanh, tía tô

Trong các dược liệu như nhọ nồi, chanh, tía tô,… chứa nhiều hoạt chất để làm mát cơ thể. Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể giã nhỏ dược liệu, dùng miếng vải bọc lại và đắp lên trán, gan bàn chân cho trẻ. Đắp xong lấy nước ấm lau sạch. Hoặc mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm tẩm sẵn dược liệu cũng giúp trẻ hạ sốt vô cùng hiệu quả.

Mẹo 5: Bổ sung thêm nước: nước, hoa quả mọng, canh, cháo…

Chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Khi trẻ bị sốt, hơi nước thoát ra ngoài cơ thể nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước.
Do đó, mẹ cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên. Nước hoa quả, canh,…ngoài bù nước còn bổ sung một số vitamin, muối khoáng giúp trẻ tăng sức đề kháng, hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, cháo là thức ăn vừa thơm ngon, dễ ăn, lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Tuy nhiên, khi sốt mọc răng, trẻ có thể khó chịu khi ăn, chán ăn, quấy khóc. Mẹ cần dỗ dành trẻ, chiều theo sở thích của trẻ, nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tăng sức đề kháng. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc.

Mẹo trị sốt mọc răng ở trẻ.
Mẹo trị sốt mọc răng ở trẻ

4. Lưu ý khi chăm sóc bé mọc răng

Mẹ cần chú ý một số điểm sau khi chăm sóc trẻ mọc răng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

  • Theo dõi liên tục nhiệt độ, lưu ý khi sốt cao: Đặc biệt khi trẻ sốt cao, mẹ cần lưu ý hơn do rất có thể sốt cao dẫn đến co giật, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Làm sạch nướu, miệng thường xuyên bằng khăn mềm/ nước: Mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ, thường xuyên lau chùi nhiều lần trong ngày. Có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ hoặc sử dụng các sản phẩm gạc răng miệng tẩm sẵn dược liệu giúp mẹ vệ sinh hiệu quả hơn. Nếu tình trạng chảy nước dãi xảy ra quá nhiều, mẹ nên mặc yếm và thoa kem chống hăm cho con.
  • Làm sạch đồ chơi, đồ dùng: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm khuẩn, sốt cao nguy hiểm ở trẻ.
  • Uống nước sau khi bú/ ăn dặm: Uống nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, các bệnh về răng miệng ở trẻ.

Vậy là mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ mọc răng sốt mấy ngày rồi phải không nào. Quá trình mọc răng là quá trình hầu hết đứa trẻ nào cũng trải qua.. Do đó mẹ hãy nắm chắc những kiến thức cần thiết về quá trình mọc răng ở trẻ và áp dụng ngay các mẹo chuyên gia gợi ý để bé luôn được khỏe mạnh cũng như phát triển một cách tốt nhất mẹ nhé.

7 thoughts on “Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? 5 mẹo trị sốt chuyên gia chỉ mẹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook