“Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh” chỉ cần một bước tìm kiếm trên mạng thôi đã thấy hàng trăm loại thuốc với nhiều tên gọi và dạng thuốc khác nhau như thuốc đạn, thuốc cốm, rồi siro…Chắc hẳn làm mẹ tập đầu, rất nhiều người bối rối không biết dùng loại nào cho bé? Liều lượng bao nhiêu? Có cần lưu ý gì không?…
Nếu mẹ cũng đang băn khoăn vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
1.Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc?
Trong những tháng đầu đời, trẻ thường hay bị sốt do rất nhiều nguyên nhân, có thể trẻ sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay đôi khi trẻ sốt do tiêm phòng vaccine, sốt do mọc răng,…
Vậy khi nào mẹ biết được bé nhà mình đang sốt?
Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ ở các khu vực trán, nách hoặc hậu môn để biết được trẻ có sốt hay không.
Thông thường trẻ sơ sinh được coi là sốt khi nhiệt độ đo vùng hậu môn lớn hơn 38 độ C hoặc nhiệt độ đo vùng nách, vùng trán trên 37,5 độ C.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay không?
Trẻ sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C), mẹ nên lựa chọn các phương pháp vật lý để hạ sốt cho trẻ như chườm khăn ấm hoặc chườm khăn thảo dược Dr.Papie.
Để hạ sốt nhanh cho trẻ mẹ nên sử dụng một khăn đắp trên trán, một khăn lau chườm toàn thân cho trẻ đặc biệt là các vị trí có mạch máu lớn đi qua như 2 bên cổ, 2 bên bẹn, 2 bên nách, 2 gan bàn tay, 2 gan bàn chân.
Dùng khăn tẩm sẵn thảo dược có ưu điểm là tiện dụng hơn và hạ sốt nhanh hơn lau chườm bằng khăn nhúng nước thông thường.
Khi trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C), mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi).
Còn đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ tại nhà bằng các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen.
Mẹ cũng có thể kết hợp lau chườm giúp trẻ hạ sốt nhanh và dễ chịu hơn khi sốt cao. Đây là biện pháp vật lý do đó hoàn toàn có thể kết hợp với thuốc hạ sốt.
Trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân, phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.
2. Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thắc mắc những loại thuốc hạ sốt nào dùng được cho trẻ sơ sinh?
Paracetamol được coi là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Đây là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm NSAIDS, có độ an toàn cao và ít tác dụng không mong muốn.
Paracetamol được sử dụng cho trẻ sơ sinh với liều 10-15mg/kg, khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc tối thiểu từ 4 – 6 giờ, tổng liều tối đa trong ngày không quá 60mg/kg/ngày.
Ngoài ra còn có ibuprofen, tuy nhiên ibuprofen phải dùng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế, bởi đây là loại thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn.
Theo khuyến cáo của FDA Hoa Kỳ, ibuprofen chỉ được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, do lo ngại các tác dụng không mong muốn của ibuprofen trên đường tiêu hoá, nguy cơ suy thận, tăng nguy cơ viêm cân hoại tử và hội chứng Reye.
Liều ibuprofen sử dụng cho trẻ sơ sinh là từ 5-10mg/kg, khoảng cách giữa 2 liều từ 6-8 tiếng, liều tối đa không quá 30mg/kg/ngày.
Aspirin cũng là một trong những thuốc nằm trong danh mục hạ sốt. Tuy nhiên aspirin không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh, do aspirin có nhiều tác dụng không mong muốn và độ an toàn không cao.
Trong trường hợp trẻ có hiện tượng xuất huyết, mẹ tuyệt đối không sử dụng ibuprofen và aspirin để hạ sốt cho trẻ, vì 2 loại thuốc này sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết ở trẻ.
3. Một số dạng và cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, mỗi dạng thuốc đều được tính toán phù hợp với đối tượng trẻ cụ thể. Mẹ có thể tìm mua các dạng thuốc sau:
Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)
Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp trẻ khó uống, hay nôn trớ.
Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.
Trên thị trường hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg được sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cách sử dụng thuốc đạn hạ sốt cho bé qua các bước sau:
- Bước 1: Đặt viên đặt vào tủ lạnh trong một vài một để làm cứng trước khi tháo lớp bao
- Bước 2: Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng
- Bước 3: Dùng tay tháo lớp bao thuốc
- Bước 4: Làm sạch vùng hậu môn của trẻ, sau đó cho trẻ nằm nghiêng, đầu gối gập vào bụng. Nâng nhẹ mông bé để lộ vùng hậu môn.
- Bước 5: Nhẹ nhàng đẩy đầu nhọn của thuốc vào hậu môn bé. Sau đó đẩy cho viên thuốc vào sâu ngập hết chiều dài thuốc
- Bước 6: Khép 2 mông bé lại trong một vài giây. Giữ bé nằm yên trong một vài phút để tránh viên thuốc trôi ra ngoài.
Dạng gói bột, cốm hoà tan
Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.
Hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg tương đối phù hợp với bé. Mẹ nhớ tính liều theo cân nặng của bé nhà mình. Ví dụ bé nặng 10kg, mẹ có thể cho bé uống 1 gói bột có hàm lượng paracetamol 150mg.
Dạng hỗn dịch, siro
Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều.
Với dạng hỗn dịch mẹ nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.
4. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ có hại gì không?
“Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ có hại gì không?”. Đây là băn khoăn của phần lớn các mẹ khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.
Paracetamol là một loại thuốc hạ sốt có độ an toàn cao, hoàn toàn không gây hại cho bé trong phạm vi liều sử dụng, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con uống theo đúng hướng dẫn về liều.
Tuy nhiên mẹ tuyệt đối không được lạm dụng paracetamol, như cho trẻ uống quá liều để hạ sốt nhanh hơn, hay vi phạm khoảng thời gian giữa 2 liều do thấy bé chưa hết sốt.
Việc mẹ lạm dụng paracetamol có thể gây ngộ độc paracetamol, tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong khi không can thiệp kịp thời.
Có thể mẹ quan tâm
5 cách hạ sốt nhanh cho trẻ không dùng thuốc mẹ cần biết
5. Cần lưu ý gì khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?
Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết khi trẻ lên cơn sốt cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nắm rõ các nguyên tắc sau:
- Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ. Đặc biệt với ibuprofen, chỉ nên dùng hạ sốt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và tuân thủ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
- Tính liều theo cân nặng của trẻ. Liều đối với paracetamol là 10-15mg/kg trọng lượng cơ thể, còn đối với ibuprofen là 5-10mg/kg.
- Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng.
- Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, đảm bảo đúng khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc.
- Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng.
- Ngưng sử dụng thuốc khi trẻ đã hết sốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm được để mẹ có thể áp dụng lựa chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp. Trong đó paracetamol luôn là lựa chọn đầu tay để hạ sốt cho bé do ít tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên mẹ cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro không đáng có từ việc lạm dụng thuốc hạ sốt.
Giờ mình mới biết có nhiều loại thuốc hạ sốt vậy.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích giúp các mẹ chăm sóc khi bé sốt. Mỗi lần con sốt là mẹ lại lo lắm rồi chỉ sợ bé sốt cao khó hạ như lần bé nhà mình sốt siêu vi bé cứ sốt liên lục làm mình rất lo
Bài viết thật hữu ích. Đọc xong mình chăm sóc con dễ dàng hơn. Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Bài viết hay ý nghĩa, giúp ích cho quá trình chăm sóc con
Bài viết hay lắm ạ,cảm ơn dược sĩ nhiều ạ
Cảm ơn bạn!
Bé nhà mình mỗi lần sốt cao mình dùng thuốc hạ sốt hapacol 250ml cho bé kèm với lau chườm toàn thân bằng khăn lau hạ sốt drpapie nên bé nhanh hạ nhiệt chứ mình đọc trên mạng thấy nhiều trường hợp bé sốt cao bị co giật sợ lắm
Nhà mình mỗi lần con sốt thường hay lau người bằng khăn hạ sốt Drpapie vì khăn vừa hiệu quả với trẻ nhỏ lại an toàn.
Dùng thuốc đút đít thì có tác dụng phụ gì không ạ.
Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ. Thật sự mỗi lần con sốt mình rất lo lắm. Nhiều khi còn lóng ngóng nữa
Mình thấy dùng thuốc chưa chắc đã tốt. Cũng đọc rất nhiều vụ trên mạng dùng thuốc quá liều. Nói chung sợ
Bé nhà mình mỗi lần con sốt là mẹ rất vất vả,lo lau chườm cho con,và con sốt trên 38.5 là phải cho uống thuốc kèm dùng khăn lau cho con.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin thật bổ ích
Mỗi lần bé nhà mình bị sốt mình cũng hay cho bé uống thuốc Hapacol 250 và lau người cho con bằng khăn lau hạ sốt drpapie là bé hạ nhiệt nhanh lắm
Dược sỹ cho em hỏi. Bé nhà em khó uống thuốc thì có thể pha thuốc vào sữa cho bé uống được không ạ. Có mất tác dụng của thuốc không
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ,bây giờ mình đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc để chăm sóc con đc tốt ạ
Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản. Chỉ cần sơ xuất một chút là hậu quả khó lường nên bài viết của bác sỹ rất ý nghĩa. Cháu sẽ lưu lại để chuẩn bị đón bé ạ
Cho con uống thuốc hạ sốt mà không biết là nguy hiểm qua. May nhà mình toàn dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho con thôi. Nếu con sốt cao hơn 38.5 độ mình mới cho bé uống thêm thuốc hạ sốt
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Khăn hạ sốt Dr.papie. Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!
Bài viết rất hữu ích với các mẹ có con nhỏ đặc biệt là các mẹ mới tập đầu chưa có kinh nghiệm
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Uống thuốc hạ sốt nhiều cũng không tốt đâu các mẹ ah
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hay. Con bị sốt em trữ thuốc và khăn hạ sốt drpapie.
Trước kia cứ phải giả cầy có muc cho bé uống từ khi có khăn hạ sốt mình nhận han co thêm thời gian chăm con
Cảm ơn đã chia sẻ thông tin
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ ạ
Nhà mình hay dùng para dạng bột, sốt cao thì kết hợp cả khăn hạ sốt dr.papie
Bài viết rất hữu ích ạ , em tập đầu còn nhiều bỡ ngỡ , đọc được bài viết này để phòng khi bé sốt , cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết này
Mk chưa dùng loại nhét đít cho con bh. K biết loại này ntn
Chào mom! Mom để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911 225 336 để được chuyên gia tư vấn kĩ hơn nhé!
Bài viết bổ ích quá. Cảm ơn dược sĩ
Dạo này trở trời các bé thường hay có hiện tượng sốt với ho làm mình rất lo.cảm ơn dược sỹ đã chia sê bài viết rắt hưu ích ạ
Mình cũng lắm mỗi lần trở trời lo con sốt
Bài chia sẻ bổ ich ạ
Sợ mhaats con sốt. Đứng ngồi không yên