Mùa mưa tới là thời điểm gia tăng và lây nhiễm sốt rét, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên & Đông Nam Bộ. Đây là bệnh lý nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bé nếu mắc phải.
Cha mẹ cần trang bị các kiến thức về bệnh sốt rét để sẵn sàng xử lý khi trẻ bị sốt rét. Tham khảo ngay tất tần tật kiến thức về sốt rét ở trẻ em dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây sốt rét ở trẻ em
Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng sốt rét plasmodium. Ký sinh trùng này thường ký sinh trong muỗi Anophen và lây truyền chủ yếu qua các vết muỗi đốt. Bệnh nhiễm trùng này xảy ra rất thường xuyên ở các vùng nóng ẩm. Bên cạnh việc nhiễm ký sinh trùng sốt rét qua con đường muỗi truyền, trẻ vẫn có thể bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét plasmodium do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét hay lây nhiễm từ mẹ sang con…
2. Dấu hiệu trẻ sốt rét khác nhau ở mỗi độ tuổi
2.1. Dấu hiệu trẻ dưới 6 tháng bị sốt rét
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thường ít bị sốt rét và mức độ nghiêm trọng không cao do trong cơ thể trẻ vẫn mang hemoglobin F (huyết sắc tố bào thai) và vẫn có kháng thể di truyền từ mẹ. Do cơ thể không có điều kiện để sinh trưởng, ký sinh trùng sốt rét không có khả năng tổng hợp axit folic để phát triển thành bệnh. Có thể nói, trẻ dưới sáu tháng tuổi có khả năng mắc bệnh sốt rét là tương đối thấp.
Dù vậy, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể bị sốt do các loại vi rút khác gây ra.
2.2. Dấu hiệu sốt rét ở trẻ trên 6 tháng
- Trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên sống trong vùng lưu hành bệnh sốt rét có tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét cao hơn người lớn (cao nhất ở trẻ 4-5 tuổi). Các triệu chứng bao gồm:
- Co giật do sốt: Co giật xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 độ C. Chu kỳ sốt thường không đều, đôi khi không có giai đoạn sốt rét run.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng đầy hơi.
- Rối loạn dinh dưỡng.
- Chỉ số đường huyết sụt giảm.
- Một số trẻ bị biến chứng nặng ở gan với các biểu hiện như vàng da, men gan cao và ở thận có dấu hiệu suy thận cấp.
- Ho, viêm khí quản.
- Cơ thể trẻ bị mất nước, môi khô, mắt trũng sâu, sụt cân, khát nước, tiểu ít, natri nước tiểu thấp.
- Thiếu máu gây mạch nhanh, khó thở. Thiếu máu nặng sẽ góp phần gây ra các biểu hiện nguy hiểm khác như toàn thân vật vã, co giật, hôn mê, suy giảm ý thức.
3. Sốt rét run ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt rét rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 4-5 tuổi, nguy cơ tử vong cao hơn người lớn. Ở những vùng lưu hành bệnh sốt rét, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao. Khi mắc bệnh, nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến sốt rét ác tính, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bệnh sốt rét ở trẻ em khiến cơ thể trẻ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh.Sốt rét gây thiếu máu vì ký sinh trùng xâm nhập vào máu, phá vỡ hàng loạt tế bào hồng cầu, gây thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, suy nhược.
Ngoài ra, sốt cao, rét run ở trẻ là một tác nhân có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm màng não, viêm não …
4. Bộ bí kíp chăm sóc trẻ khi mắc sốt rét
Phòng thôi chưa đủ, hãy nắm chắc các phương pháp chăm sóc và điều trị sốt rét ở trẻ để sẵn sàng “đối đầu” cha mẹ nhé:
4.1 Cách chăm sóc, hạ sốt cho trẻ bị sốt rét
4.2.1. Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên
Việc theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên là rất quan trọng để mẹ có thể xác định rõ tình trạng bệnh của bé, phòng trường hợp bé sốt quá cao mà mẹ không phát hiện và xử trí kịp thời.
Mẹ có thể đo nhiệt độ cho bé ở những vị trí dễ lấy như nách, hậu môn, tai hoặc miệng (lưu ý đối với trẻ sơ sinh, mẹ không đo tại tai và miệng vì dễ gây tổn thương cho bé). Cách cặp nhiệt độ chính xác nhất là giữ yên nhiệt kế ở vị trí đo trong vòng từ 5 đến 7 phút và đo lại cho trẻ sau mỗi 30-45 phút.
4.2.2. Bổ sung nước cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: mẹ cho con bú thường xuyên hơn và bú nhiều hơn trong mỗi lần bú.
Đối với bé trên 6 tháng: mẹ nên cho bé uống từ 1,5 đến 2L nước mỗi ngày, tuy nhiên nên chia thành nhiều lần, mỗi lần khoảng 250 đến 300ml, tránh cho con uống dồn dập gây sốc. Để bù nước và điện giải tốt nhất cho con, mẹ nên chọn các loại nước có nhiều khoáng chất và vitamin như oresol, các loại nước ép trái cây như nước ép cam, cà rốt, chanh dây…
4.2.3. Chườm hạ sốt cho trẻ bằng khăn ấm
Hạ sốt cho bé bằng phương pháp chườm khăn ấm là phương pháp hạ sốt dựa trên cơ chế truyền nhiệt trực tiếp. Nhiệt độ khăn thích hợp nhất là khi nhiệt độ của khăn thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ từ 1-2 độ C. Khi lau người cho trẻ bằng khăn ấm, nhiệt độ cơ thể bé cao hơn sẽ truyền nhiệt xuống nơi có nhiệt độ thấp hơn, từ đó giúp tản nhiệt và hạ sốt cho bé.
Ngoài ra, chườm khăn ấm còn giúp làm giãn nở các lỗ chân lông và mạch máu ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình thoát nhiệt, hạ sốt nhanh chóng.
Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm là phương pháp hạ sốt an toàn, dễ áp dụng và không tốn kém, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như:
- Thời gian chuẩn bị lâu, không tiện mang theo trong các chuyến đi
- Khó điều chỉnh nhiệt độ của khăn
- Khô da rát da khi lau liên tục
Do đó mẹ tham khảo một số loại khăn hạ sốt có sẵn để luôn mang theo cho con. Cha mẹ nhớ ưu tiên các sản phẩm khăn có chứa dịch dược liệu hạ sốt để hạ nhiệt nhanh và thoải mái hơn khi dùng.
Trên đây là những thông tin mà hasot.vn cung cấp cho các mẹ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sốt rét ở trẻ em, cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị sốt rét. Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé!
Dùng khăn của dr.papie lau chườm cho con thấy rất hiệu quả
Bài viết hay quá cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này .
Mùa này trẻ hay bị sốt mình rất lo lắng các m dùng khăn drpapie lau chườm cho con
Nhà mình mỗi khi con sốt đều sử dụng khăn lau hạ sốt drpapie .khi bé bị sốt dưới 38,5 độ mình có thể sử dụng 1 khăn đắp lên trán cho bé: Khăn này giúp hạ sốt nhanh khu vực đầu giúp bé giảim cảm giác đau nhức, khó chịu, quấy khóc.
Dùng 1 khăn còn lại để lau liên tục toàn thân cho bé: đặc biệt là tập chung lau nhiều tại các vị trí có mạch máu lớn: 2 nách, 2 bẹn, cổ, gan bàn tay, gan bàn chân…. Giúp quá trình hạ sốt nhanh hơn. Khi lau liên tục cho bé như thế nhiệt độ của bé có thể hạ khoảng 0,6-0,8 độ đấy
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Các mẹ đọc kỹ để đề phòng ạ.
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ.nhà mk luôn trữ sẵn khăn lau hạ sốt drpapie phòng khi con sốt
Mỗi lần con sốt mình lại dùng khăn lau hạ sốt drpapie lau chườm toàn thân cho bé thấy nhanh hạ nhiệt và an toàn. Các m có con nhỏ nên trữ khăn phòng khi bé ốm sốt
Sốt rét là 1 bệnh rất nguy hiểm cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
nhà mình luôn hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt dr.papie trước , giúp bé giảm hạ sốt và còn rất nhanh, dễ sử dụng và lành tính, chứ bé đang nhỏ mình cũng hạn chế cho con sử dụng đến thuốc hạ sốt
Mùa này còn hay bị sốt mẹ rất lo.bài viết bổ ích cho các mẹ
Bé nhà em sốt nhẹ duoi 38 độ em toàn dùng khăn lau hạ sốt nếu trên 38,5 độ em mới kết hợp cả thuốc
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ kiến thức cần thiết về sốt rét ạ,em sẽ lưu ý khi chăm con ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ nhà mình luôn trữ sẵn khăn lau hạ Sốt drpapie phòng khi con sốt
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Con sốt là nỗi lo sợ của các bà mẹ.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ.nhà mk đang dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho bé