Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt viêm họng

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu do đó thường gặp tình trạng sốt, đặc biệt là sốt do viêm họng. Trẻ bị sốt viêm họng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, ba mẹ cần cập nhật đầy đủ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng để chủ động phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi bé gặp tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Đa số nguyên nhân gây đến viêm họng của trẻ là do vi khuẩn hoặc virus tấn công.

Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), 80% nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là virus.

Có thể kể tên các “thủ phạm” quen mặt như: virus cúm, sởi, tay chân miệng…Với nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn, loại vi khuẩn thường gặp là Streptococcus (liên cầu khuẩn).

Liên cầu khuẩn gây viêm họng ở trẻ
Liên cầu khuẩn (Streptococcus)

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị viêm họng do các nguyên nhân ngoài nhiễm trùng khác. Cơ thể của trẻ còn non yếu nên những tác nhân như môi trường ô nhiễm, khói xe, khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa….cũng dễ khiến trẻ bị kích ứng dẫn đến viêm họng.

Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cho cơ thể bé không thích ứng kịp cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị sốt viêm họng.

2. Triệu chứng trẻ bị sốt viêm họng

Trẻ bị viêm họng thường có các dấu hiệu điển hình sau.

Sốt

Trẻ bị sốt viêm họng thường sốt rất cao, đột ngột, thân nhiệt có thể ở mức 39 – 40 độ C. Bé có thể bị sốt lại dù đã dùng thuốc hạ sốt và sốt kéo dài vài ngày.

Khi trẻ bị sốt viêm họng, ba mẹ cần theo dõi sát liên tục để phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như mất nước, co  giật…

Đau, rát họng, ho và ngạt mũi

Đây là những triệu chứng điển hình và thường gặp nhất khi bé bị viêm họng. Bé đau rát họng và ho nhiều, ho có thể có đờm hoặc không. Ngoài ra, bé còn thường bị ngạt mũi, khó thở, con thường phải thở bằng miệng tạo ra tiếng thở “ khò khè”.

Trẻ bị sốt viêm họng

Ăn kém, quấy khóc, mệt mỏi

Khi bị viêm họng, cổ họng của con đau rát, nhất là khi nuốt thức ăn nên bé thường ăn kém, không muốn ăn, thậm chí dễ nôn trớ. Con cũng ngủ kém, thường xuyên quấy khóc do khó chịu, mệt mỏi. Đây cũng là lý do con sụt cân sau mỗi lần viêm họng.

3. Chăm sóc trẻ bị sốt viêm họng như thế nào?

Khi bé bị sốt do viêm họng, thường con sẽ rất mệt, khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt, cổ họng đau rát khiến con ăn kém hơn. Do vậy, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây trong việc chăm sóc bé để bé hồi phục tốt nhất nhé!

3.1. Giúp bé hạ sốt

Khi trẻ bị sốt viêm họng mẹ hãy ghi nhớ nguyên tắc hạ sốt này nhé:

“Ưu tiên sử dụng các biện pháp hạ sốt vật lý. Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn”.

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C

Mẹ chưa nên dùng thuốc ngay mà áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý là lau chườm. Mẹ có thể tham khảo 3 cách hạ sốt vật lý dưới đây:

Cách 1: Sử dụng khăn và nước để lau, chườm

Mẹ nhúng khăn vào nước có nhiệt độ khoảng 35 độ C và lau, chườm khắp toàn thân cho bé cho đến khi bé hạ sốt. Tuy nhiên, việc đo được đúng nhiệt độ tương đối khó và nhiệt độ của nước cũng giảm dần trong quá trình sử dụng khiến mẹ phải thay nước liên tục

Cách 2: Sử dụng các thảo dược hạ sốt

Đây là cách hạ sốt được áp dụng trong dân gian khá hiệu quả. Các dược liệu như cỏ nhọ nồi, tía tô, bạc hà, kinh giới… thường giúp bé hạ nhiệt bằng cách kích thích ra mồ hôi, từ đó làm mát cơ thể và giúp bé hạ nhiệt.

Mặc dù vậy, phương pháp này có nhược điểm là khá lâu, “lỉnh kỉnh”, không phải lúc nào cũng có sẵn nguyên liệu. Do vậy, hiện nay phương pháp này ít được áp dụng.

Cách 3: Sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng

Đây là phương pháp được các bác sĩ đánh giá cao nhờ sự tổng hợp được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Khăn hạ sốt được tẩm sẵn dược liệu hạ sốt giúp bé hạ sốt nhanh, an toàn và hiệu quả.

Hạ sốt cho trẻ viêm họng
Khăn chườm hạ sốt thảo dược Dr.Papie

Xem thêm: 5 cách hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc

Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C

Mẹ kết hợp giữa việc hạ sốt vật lý và sử dụng thuốc hạ sốt. Hai loại thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Paracetamol và Ibuprofen.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của thuốc. Thời gian giữa các lần uống thuốc cách nhau tối thiểu 4-6 giờ.

Lưu ý Ibuprofen không dùng cho trẻ dưới 3 tháng và trẻ có liên quan đến rối loạn đông máu.

3.2. Nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ bị sốt viêm họng cần nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm mệt mỏi, uể oải. Ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, sạch sẽ và hạn chế việc dùng quạt, điều hòa.

3.3. Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể cho bé nhất là vùng cổ, bàn tay, bàn chân nhưng không nên ủ ấm bé quá mức sẽ khiến bé hạ sốt chậm. Ba mẹ cũng nên lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để bé hạ sốt nhanh hơn.

3.4. Vệ sinh mũi họng cho bé

Vệ sinh họng cho trẻ hàng ngày, ba mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần sáng/ tối.

3.5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho trẻ uống nhiều nước

Bé sốt cao thường gặp tình trạng mất nước nên mẹ chú ý việc bổ sung đủ nước cho con nhé. Nếu con dưới 6 tháng, mẹ tăng số lần cho con bú, con trên 6 tháng, ba mẹ bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả.

Việc bổ sung điện giải cũng cần được chú trọng. Mẹ có thể pha Oresol cho bé sử dụng theo liều lượng và tỷ lệ pha trên bao bì.

Chế độ ăn phù hợp

Lúc này, trẻ thường đau rát họng nên bé sẽ ăn kém hơn và dễ nôn trớ. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, soup. Hạn chế các đồ ăn thô hoặc quá nóng vì dễ gây kích ứng họng.

Ba mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại hoa quả để bổ sung vitamin, nhất là vitamin C để giúp bé tăng sức đề kháng. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, xoài..

Một lưu ý quan trọng là ba mẹ không nên tự cho bé uống thuốc kháng sinh mà cần phải có sự tư vấn từ Dược sỹ, Bác sỹ để tránh tình trạng “kháng thuốc kháng sinh”

4. Khi nào nên đưa con đi khám bác sĩ?

Thông thường, tình trạng sốt do viêm họng ở trẻ sẽ kéo dài 2-3 ngày. Các triệu chứng khác như đau họng, ho, ngạt mũi, khó chịu sẽ được cải thiện dần và hết hẳn sau khoảng 1 tuần nếu bé được chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, ba mẹ cần đưa con đến khám với bác sĩ ngay khi con xuất hiện một trong những biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục không hạ, dù đã sử dụng thuốc hạ sốt
  • Trẻ bị sốt cao co giật
  • Trẻ sốt cao kéo dài nhiều ngày
  • Ho nhiều, tần suất dày đặc
  • Khó thở, thở gấp thậm chí có rút lõm lồng ngực
  • Có dịch chảy ra từ tai của trẻ
  • Trẻ nôn trớ nhiều, không ăn uống được, người li bì, mệt mỏi
  • Đối với những trẻ có tiền sử suy giảm miễn dịch hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ, ba mẹ cần phải lưu ý nhiều hơn đến các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của con.

5. Cách phòng tránh viêm họng cho trẻ

Việc bé thường xuyên gặp tình trạng viêm họng sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Vì thế, ba mẹ nên chủ động phòng tránh cho bé bằng cách hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh và rèn luyệ cho con những thói quen tốt.

5.1. Tạo thói quen uống đủ nước cho con

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp con nâng cao sức khỏe.

Ba mẹ nên bổ sung đủ nước cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ lưu ý trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

5.2. Giữ ấm cơ thể cho bé

Thời tiết giao mùa hoặc khi trời lạnh dễ khiến con bị viêm họng. Vì thế ba mẹ chú ý giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vùng cổ, bàn tay, bàn chân nhé.

Chăm sóc trẻ bị sốt viêm họng

5.3. Giữ vệ sinh răng miệng cho bé

Giữ vệ sinh răng miệng không chỉ giúp con bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp phòng ngừa viêm họng.

Vì trong khoang miệng tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Chúng tấn công gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Ba mẹ nên tập cho con thói quen đánh răng hàng ngày. Với trẻ nhỏ chưa thể đánh răng, mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi cho con mỗi ngày.

5.4. Hạn chế tác nhân gây bệnh

Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá… cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng.

Vì vậy, ba mẹ nên đeo khẩu trang cho con mỗi khi đi ra ngoài, đồng thời cũng tạo cho bé 1 ngôi nhà “ không khói thuốc” và vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh những tác nhân gây bệnh tồn tại ngay chính ngôi nhà của bạn.

5.5. Tiêm phòng đầy đủ

Theo khuyến nghị từ các bác sĩ, trẻ em nên thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng, đặc biệt như sởi, cúm….để hạn chế tình trạng viêm họng.

Theo khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC- Centers for Disease Control and Prevention) Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vaccine cúm mỗi năm để hạn chế tình trạng cúm, từ đó hạn chế việc bé bị viêm họng do cúm.

Trẻ bị sốt viêm họng không quá nguy hiểm và sẽ sớm hồi phục hoàn toàn nếu bé được chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ nắm được những kiến thức cơ bản để bảo vệ trẻ khỏi sốt viêm họng cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé.

15 thoughts on “Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt viêm họng

  1. Avatar
    Mai thị tuyết nhung says:

    Từ khi biết đến khăn lau hạ sốt Dr.Papie mẹ chăm con cũng nhàn hơn. Không phải lo lắng như trước nữa. Khăn hạ sốt nhanh mà tiện lợi lắm ạ.

  2. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ những thông tin hữu ích để mình biết cách chăm sóc bé thứ 2 chứ cứ như bé đầu mình chưa biết cách dẫn đến bé bị viêm họng nhiều rồi viêm A nữa nên chỉ cần thời tiết hơi thay đổi là đã ốm đến khổ

  3. Avatar
    Kim thao says:

    Nhà mình đang dùng khăn hạ sốt dr papie cho bé nè.lau chút cái là bé hạ sốt mau lắm á.đỡ phải dùng thuốc kháng sinh.mình rất yên tâm khi tìm được 1 sản phẩm an toàn cho con

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook