Trẻ bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm tương đối nguy hiểm, thường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Vậy trẻ bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không? Mời các phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau nhé.

1. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết (Dengue fever) là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường máu mà trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti, loài muỗi hay được dân gian gọi với cái tên là muỗi vằn.

Vậy biểu hiện ở trẻ như thế nào thì các mẹ nghĩ ngay đến dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ?

Trẻ bị sốt xuất huyết thường có những biểu hiện chính như sau

Sốt cao đột ngột 38 – 40 độ không rõ nguyên nhân, kéo dài trên 2 ngày và trong khu vực sinh sống có lưu hành dịch sốt xuất huyết hoặc gần nơi sinh sống có người bị mắc sốt xuất huyết.

Ngoài ra trẻ còn có thể có các triệu chứng:

Đau mỏi toàn thân: đau cơ, đau khớp

Đau đầu kèm theo đau 2 hốc mắt

Chán ăn, buồn nôn, nôn, có thể đau bụng, chướng bụng, ỉa lỏng

Dấu hiệu xuất huyết

  • Xuất huyết dưới da: các chấm, các nốt xuất huyết rải rác khắp toàn thân đặc biệt các vùng da mỏng như mặt trong cẳng tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn.
  • Xuất huyết niêm mạc: trẻ bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi trường hợp nặng có thể xuất huyết đường tiêu hóa.

Trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ thường được chia làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn đoạn sốt (ngày thứ 1 – 2 của bệnh)
  • Giai đoạn nguy hiểm (ngày thứ 3 – 7 của bệnh)
  • Giai đoạn phục hồi (Ngày thứ 7 – 10 của bệnh)

Mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có các triệu chứng tương đối điển hình (sốt, dấu hiệu tiêu hoá, dấu hiệu xuất huyết) mà mẹ hoàn toàn có thể phát hiện được.

Mẹ đặc biệt để ý đến trẻ trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 7 của bệnh. 

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

2. Trẻ bị sốt xuất huyết có bị lại nữa không?

Phần lớn các mẹ đều thắc mắc liệu trẻ bị sốt xuất huyết rồi thì có bị lại nữa không, câu trả lời được bắt nguồn từ nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết là virus Dengue. Virus Dengue có 4 type huyết thanh, lần lượt là DENV-1, DENV-2, DENV-3, DENV-4. Hay nói một cách khác, bệnh sốt xuất huyết của trẻ có thể do 1 trong 4 type này gây nên.

Sau khi trẻ bị mắc sốt xuất huyết và phục hồi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với type huyết thanh đã gây bệnh cho trẻ.

Tuy nhiên khả năng miễn dịch chéo với các type huyết thanh gây bệnh còn lại chỉ một phần và tạm thời, điều này có nghĩa là trẻ có thể mắc sốt xuất huyết với các type huyết thanh còn lại.

Vì vậy mẹ không nên chủ quan vì trẻ bị sốt xuất huyết rồi vẫn có khả năng bị sốt xuất huyết lại.

3. Tại sao bị sốt xuất huyết lần 2 thường nặng hơn bị lần đầu?

Trẻ bị sốt xuất huyết lần 2 thường nặng hơn bị lần đầu. Nguyên nhân do đâu?

Như đã biết, virus Dengue có 4 type huyết thanh, những type huyết thanh này khác nhau kiểu gen kháng nguyên, tuy nhiên chúng lại có sự tương đồng trên một số trình tự acid amin.

Dengue virus
Virus Dengue gây sốt xuất huyết

Chính vì vậy tế bào lympho B và Lympho T ở lần mắc trước đó có thể nhận diện chéo đối với type huyết thanh gây bệnh Dengue khác.

Sự nhận diện này không hoàn toàn, tức là có sai sót. Các tế bào Lympho B và T không còn sản xuất các chất kiểm soát sự nhân lên của virus.

Hiệu giá của các kháng thể đặc hiệu cho loại huyết thanh virus gây ra sốt xuất huyết lần đầu sẽ tăng lên đáng kể trong đợt mắc sốt xuất huyết lần 2.

Các kháng thể phản ứng chéo nhưng không trung hòa này liên kết với virus lây nhiễm lần thứ hai và làm tăng tỷ lệ xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ.

Do đó sốt xuất huyết lần 2 thường trầm trọng hơn sốt xuất huyết lần đầu tiên.

Xem thêm

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ về sốt xuất huyết

4. Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua trung gian muỗi Aedes aegypti.

Muỗi Aedes aegypti mang trong mình mầm bệnh khi đốt hút máu của người bị nhiễm virus. Sau khoảng 1 tuần, muỗi có thể truyền bệnh qua vết đốt người lành.

Khác với các loài muỗi khác, đây là loài muỗi kiếm ăn vào ban ngày. Thời gian đốt nhiều nhất là sáng sớm và chiều tối.

Biết được quy luật này, các mẹ nên có biện pháp phòng tránh phù hợp cho trẻ, để tránh muỗi đốt dẫn đến trẻ bị sốt xuất huyết.

Mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt bằng các cách sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay
  • Che xe đẩy và địu trẻ bằng màn
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ

Sốt xuất huyết có lây không

Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn; không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (OLE) hoặc para-menthane-diol (PMD) cho trẻ dưới 3 tuổi; không bôi thuốc chống côn trùng vào tay, mắt, miệng, vết cắt hoặc vùng da bị kích ứng của trẻ.

Ngoài lây truyền qua đường muỗi đốt, sốt xuất huyết còn lây truyền qua đường nào khác không?

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp, tiêu hoá như một số loại virus khác.

Nhưng sốt xuất huyết lại có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi, đã có bằng chứng về khả năng lây truyền này.

Tuy nhiên lây truyền này rất thấp phụ thuộc nhiều vào thời gian bị sốt xuất huyết trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai người mẹ bị sốt xuất huyết trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân và cũng có thể gây suy thai.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về trẻ bị sốt xuất huyết mà page gửi tới các mẹ. Nó có giải đáp được phần nào thắc mắc của các mẹ không? Nếu những thông tin này hữu ích với mẹ, mẹ nhớ lưu lại để hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết, cũng như có những biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết phù hợp cho bé nhà mình, hạn chế những biến chứng không đáng có mẹ nhé!

49 thoughts on “Trẻ bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không?

  1. Avatar
    Nguyễn Thị Thanh Thúy says:

    Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết rất cần thiết với các mẹ đang có con nhỏ.Đọc xong bài viết mình hiểu thêm về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé

  2. Avatar
    Phạm Thị Mỹ Hạnh says:

    trước con bị sốt xuất huyết uống thuốc thì đỡ rồi chốc cái là ùn lên nó quấy khóc quá mà khoảng tgian uống thuốc p cách nhay 4-6 tiếng lận nhìn con khó chịu thương xót ruột lắm may được các mẹ trên nhóm cẩm nang hạ sốt chỉ cho mới biết khăn này về dùng ưng lắm giảm nhiệt tốt mà không sợ hại gan nóng trong như dùng thuốc tây đó giờ tin mỗi loại này dùng cho con

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  3. Avatar
    Tuyền says:

    Bé nhà mình cũng từng bị sốt xuất huyết. Mình cũng rất lo lắng, bé toàn sốt trên 38,5 độ uống hạ sốt ko hạ được nhanh nên mình đã lau mát kèm uống thuốc.

  4. Avatar
    dungquynhm@gmail.com says:

    qua bài chia sẻ của dược sĩ ,mình mới hiểu được bệnh sốt xuất huyết chứ trước bé mình bị sốt rồi cũng chẳng biết con tại sao sốt và sốt thì ko cso nhưng kéo dài cả ngày ko đỡ sốt rồi mìnhcho đi khám mới biết con bị sốt xuất huyết , cứ thấy con sốt là cuống lên thôi.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  5. Avatar
    Oanh mai says:

    Mình cứ nghĩ trẻ bị sốt huyết rồi là sẽ k bị lại, đọc xinh bài viết thấy mình sai lầm quá, sẽ chú ý hơn để phòng bệnh cho con.

  6. Avatar
    Nhạt nhoa says:

    Mấy hôm nay bé nhà mình cũng hay bị sốt không biết có phải sốt xuất huyết không nữa.mình rất lo.đọc xong bài viết mình cũng hiểu được phần nao

  7. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Sốt xuất huyết trông cũng giống sốt phát ban quá,kg biết cách xử cũng nguy hiểm lắm,mà bị sốt xuất huyết rồi cũng chớ chủ quan vẫn có thể bị nhiễm lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook