Tổng hợp các cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ 6 tháng bị sốt

Sốt là phản ứng gặp ở nhiều lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một trong những đối tượng dễ bị sốt nhất đó là trẻ 6 tháng tuổi. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ 6 tháng bị sốt? Cần làm gì để hạ sốt tại nhà cho trẻ 6 tháng?. Mời các mẹ tham khảo bài viết sau.

Trẻ 6 tháng tuổi bị sốt

1. Trẻ 6 tháng bị sốt có thể do những nguyên nhân nào?

Có thể nói tháng tuổi thứ 6 là thời kì rất nhạy cảm, hệ miễn dịch của mẹ truyền cho trẻ bị suy giảm, tạo cơ hội cho các yếu tố gây bệnh phát triển. Khi đó cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại các tác nhân lạ xâm nhập bằng cách gia tăng lượng kháng thể trong máu, gây ra tình trạng sốt ở trẻ.

Một số nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng bị sốt có thể kể đến đó là nhiễm khuẩn, nhiễm virus, tiêm vắc xin, mọc răng…

1.1. Sốt sau tiêm phòng thường gặp ở trẻ 6 tháng

Bản chất vắc xin là một chế phẩm giúp hệ miễn dịch của trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Sau khi tiêm, vắc xin kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Quá trình sinh kháng thể đã vô hình giải phóng vào máu một loạt các chất gây sốt nội sinh và chính các chất gây sốt nội sinh này là nguyên nhân khiến trẻ nóng sốt sau tiêm phòng. Như vậy, sốt sau tiêm phòng là một phản ứng hoàn toàn bình thường, mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này.

1.2. Sốt do mọc răng

Mọc răng là một quá trình sinh lý tự nhiên ở trẻ, hơn một nửa số trẻ gặp phải các vấn đề khi mọc răng trong đó có sốt.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên nhú lên làm nướu bị rách, trẻ cảm thấy ngứa lợi và cắn những đồ vật bên ngoài để làm giảm sự khó chịu. Vô hình hành động đó khiến vi khuẩn từ đồ vật xâm nhập vào vị trí răng mọc gây ra tình trạng sốt ở trẻ.

Vậy mẹ nhận biết trẻ bị sốt do mọc răng bằng cách nào? Khi mọc răng, trẻ thường sốt nhẹ 38 – 39 độ C. Ngoài ra trẻ còn có các dấu hiệu mọc răng như:

  • Đau, sưng vùng răng mọc.
  • Viêm màng nhầy phủ răng, có thể có xuất huyết.
  • Trẻ thường cáu kỉnh, khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
  • Đỏ bừng mặt, có thể có phát ban quanh miệng.
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng tăng tiết đờm dãi.
  • Nhai, mút các đầu ngón tay, cọ xát nướu.

>> Xem thêm:

Sốt mọc răng kéo dài bao lâu? Dấu hiệu và cách xử trí

Bé sốt mọc răng
Sốt mọc răng thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi

1.3. Sốt nhiễm khuẩn

Trẻ 6 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng sốt nhiễm khuẩn với biểu hiện sốt 38 – 39 độ C có thể kèm theo rét run. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà trẻ có thể có một số triệu chứng như nhức đầu, ớn lạnh, đau rát họng, khạc đờm, đau tức ngực. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, trẻ có biểu hiện thở nhanh, mạch nhanh, vã mồ hôi, giảm cử động thở.

1.4. Trẻ 6 tháng có thể bị sốt do nhiễm virus

Khi nhiễm virus, trẻ thường sốt cao đột ngột 38 – 40 độ, trong cơn sốt thường kèm theo gai rét hoặc rét run.

Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện:

  • Đau đầu nhiều, thường quấy khóc.
  • Xuất hiện triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (đau họng, ho, chảy nước mũi).
  • Nôn ra dịch lẫn thức ăn.
  • Đau cơ, khớp.
  • Chán ăn bỏ bú, người mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa (tùy nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến sớm hay muộn với tình trạng đi ngoài lỏng, chướng bụng).
  • Trẻ có thể xuất hiện ban rải rác toàn thân.

2. Nên làm gì khi trẻ 6 tháng bị sốt?

2.1. Hạ sốt nhanh cho con tránh nguy hiểm

Chườm ấm hạ sốt

Khi trẻ 6 tháng bị sốt, mẹ có thể dùng 1 miếng khăn mềm, thấm nước ấm, lau  chườm toàn thân trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn. Chườm khăn ấm sẽ giúp các mạch máu, lỗ chân lông giãn mở, cơ thể trẻ tăng tiết mồ hôi, nhiệt thoát ra ngoài và trẻ nhanh hạ sốt.

Tuy nhiên chườm khăn ấm lại có nhược điểm là mẹ sẽ phải thay khăn nhiều lần, có thể khiến trẻ bị bỏng do da trẻ khá nhạy cảm với nhiệt độ (trường hợp mẹ vô tình sử dụng nước quá nóng).

Hạ sốt cho trẻ bằng khăn hạ sốt thảo dược

Để hạn chế nhược điểm của khăn ấm thì sử dụng khăn thảo dược để hạ sốt cho trẻ là lựa chọn đầu tay của các mẹ. Khăn hạ sốt Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ ưa chuộng và chuyên gia đánh giá cao bởi có nhiều ưu điểm:

  • Giảm nhiệt nhanh hơn: Khăn được tẩm sẵn các thảo dược do đó hạ sốt nhanh hơn là chỉ lau bằng nước thông thường.
  • An toàn cho bé: Khăn dùng lau chườm ngoài da không tác dụng phụ, thành phần thảo dược lành tình và được nghiên cứu kiểm nghiệm chặt chẽ đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Tiện dụng: trẻ sốt mẹ chỉ cần lấy khăn ra lau chườm toàn thân cho con, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian.
Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn chườm hạ sốt thảo dược Dr.Papie

Tăng cữ bú, lượng bú

Sốt thường khiến trẻ mất nước, nặng hơn là tình trạng mất cân bằng điện giải. Do đó mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú để bù lại lượng nước đã mất qua da. 

Ngoài bú, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội, nước hoa quả, trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam, chanh, giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ.

Nới lỏng quần áo

Khi sốt thân nhiệt tăng cao, việc cho trẻ mặc thoáng là vô cùng cần thiết. Mặc thoáng, nới lỏng quần áo sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể trẻ với không khí, giúp trẻ nhanh hạ nhiệt. Mẹ càng ủ ấm, mặc nhiều quần áo cho trẻ càng làm cho thân nhiệt trẻ tăng cao.

Dùng thuốc hạ sốt đúng cách

Khi trẻ 6 tháng bị sốt trên 38,5 độ C, mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie.

Một số dạng thuốc paracetamol sử dụng cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:

  • Dạng thuốc đạn (đặt hậu môn): thích hợp với những trẻ sốt li bì hoặc co giật hoặc khó uống thuốc (nôn trớ khi uống thuốc).
  • Dạng gói bột, cốm: thường có mùi vị cam, dâu, rất dễ uống, mẹ chỉ cần pha với nước sôi để nguội là có thể cho trẻ sử dụng.
  • Dạng siro: tiện dụng với đối tượng trẻ 6 tháng tuổi, có cốc hoặc thìa chia liều cụ thể.

Mặc dù paracetamol là thuốc hạ sốt có độ an toàn cao, nhưng mẹ cũng không được phép lạm dụng thuốc hoặc cho trẻ uống quá liều vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, suy gan, suy đa tạng và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý Ibuprofen không được FDA khuyến cáo sử dụng cho trẻ 6 tháng tuổi do lo ngại các tác dụng không mong muốn của ibuprofen trên đường tiêu hoá, nguy cơ suy thận, tăng nguy cơ viêm cân hoại tử và hội chứng Reye.

2.2. Những điều cần tránh khi trẻ sốt 

Khi trẻ 6 tháng bị sốt, mẹ cần tránh các việc làm sau:

  • Dùng nước lạnh hoặc nước đá lau hạ sốt cho trẻ, do hiện tượng co các mạch máu dưới da, làm giảm quá trình lưu thông máu ra ngoại vi từ đó giảm quá trình hạ sốt ở trẻ.
  • Sử dụng cồn hoặc các chế phẩm từ cồn để hạ sốt, do sự bay hơi nhanh của cồn dẫn đến hạ nhiệt độ quá nhanh, gây co mạch ngoại vi, giảm thải nhiệt. Ngoài ra cồn còn gây kích ứng da ở trẻ nhỏ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt không có sự tư vấn của nhân viên y tế, lạm dụng, sử dụng quá liều gây ngộ độc ở trẻ.
  • Sử dụng các chế phẩm thuốc hạ sốt aspirin, gây nhiều biến chứng trên đường tiêu hóa, hội chứng Reye.

3. Trẻ 6 tháng bị sốt khi nào cần đi khám?

Để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, khi trẻ có các dấu hiệu sau mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao kéo dài trên 72 giờ, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện hoặc tái phát.
  • Không uống được hoặc bỏ bú.
  • Chân tay lạnh, mạch nhanh khó bắt, tiểu ít (dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước của trẻ ở mức báo động, đe dọa sốc).
  • Khó thở.
  • Nôn trớ nhiều, tiêu chảy (biểu hiện của nguy cơ mất dịch).
  • Co giật.
  • Li bì, ngủ nhiều một cách khác thường.
  • Nổi ban, mụn, phỏng, xuất huyết nhiều.
  • Đau đầu, quấy khóc, kích thích.

Trẻ sốt khi nào cần đi khám

4. Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Trường hợp trẻ sốt cao rất dễ dẫn đến tình trạng co giật với các dấu hiệu điển hình như tay chân bị giật hoặc lắc cả 2 bên, các cơ siết chặt, nhịp thở rối loạn, co giật toàn cơ thể, có thể có thêm các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã.

Khi trẻ 6 tháng bị sốt cao co giật, mẹ có thể xử trí như sau:

Bước 1: Làm thông đường thở

Mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng sang một bên ở những nơi an toàn, nới lỏng áo ở quanh cổ, lấy dị vật trong miệng trẻ nếu có (thức ăn, thuốc uống…). Không cho bất kì vật gì vào miệng trẻ kể cả thuốc hạ sốt khi trẻ bị co giật chưa tỉnh.

Bước 2: Đặt thuốc đường hậu môn

Dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần cách 4 đến 6 giờ, không dùng quá 60 mg/kg/ngày, dạng viên đạn đặt hậu môn trẻ.

Cách đặt thuốc:

  • Đặt viên đạn vào tủ lạnh trong một vài giờ để làm cứng trước khi tháo lớp bao (mẹ nên có dự phòng ngay khi trẻ sốt)
  • Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng
  • Dùng tay tháo lớp bao thuốc
  • Làm sạch vùng hậu môn của trẻ, sau đó cho trẻ nằm nghiêng, đầu gối gập vào bụng, nâng nhẹ mông bé để lộ vùng hậu môn.
  • Nhẹ nhàng đẩy đầu nhọn của thuốc vào hậu môn bé. Sau đó đẩy cho viên thuốc vào sâu ngập hết chiều dài thuốc
  • Khép 2 mông bé lại trong một vài giây, giữ bé nằm yên trong một vài phút để tránh viên thuốc trôi ra ngoài.

Bước 3: Làm mát cơ thể để hạ sốt

Lau chườm cơ thể trẻ (những vùng mạch máu lớn đi qua) bằng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược để trẻ nhanh hạ sốt.

Bước 4: Sau khi sơ cứu đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị

Khi trẻ sốt cao co giật, mẹ cần ghi lại thời gian co giật, kiểu co giật tốt nhất nếu có điều kiện hãy quay lại video để thuận tiện cho y bác sĩ chẩn đoán đúng và điều trị cho trẻ.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý cũng như các cách hạ sốt đơn giản, hiệu quả tại nhà cho trẻ 6 tháng bị sốt mà mẹ có thể áp dụng. Việc hạ sốt nhanh, kịp thời sẽ góp phần hạn chế những biến chứng trẻ có thể gặp phải do sốt cao. Do đó mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sốt để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

90 thoughts on “Tổng hợp các cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ 6 tháng bị sốt

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Nhà có con nhỏ là lúc nào e cũng trữ sẵn thuốc và khăm hạ sốt trong nhà ý ạ,vì mỗi lần bé sốt là e lãi quýnh cả lên. Nhờ đọc xong bài viết này mà học hỏi đc thêm kinh nghiệm chăm con rồi

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    Phương huyền says:

    Bé nhà em hay bị sốt nên lo lắm. Nhưng giờ đọc qua bài viết này em có thêm chút kinh nghiệm và luôn trữ sẵn khăn lau hạ sốt trong nhà cho con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook