Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt thường biểu hiện nhẹ và có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nặng, nguy hiểm và sốc phản vệ vẫn tồn tại. Do đó, việc mẹ theo dõi và chăm sóc bé sốt sau tiêm là rất quan trọng. Để tìm hiểu cụ thể hơn, các mẹ cùng tham khảo bài biết dưới đây nhé!
1. Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt có đáng lo không?
Thống kê cho thấy hơn 50% các trường hợp trẻ sơ sinh sau tiêm phòng có biểu hiện sốt. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng hoàn toàn bình thường do vaccine có bản chất là kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể sẽ đóng vai trò như một “yếu tố lạ” kích thích hệ miễn dịch, hình thành phản ứng sốt ở bé. Hệ miễn dịch sau khi được kích thích có khả năng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh say này.
Bình thường, sau khi tiêm phòng, cơn sốt ở các bé sơ sinh thường nhẹ (dưới 38.5 độ) và có các triệu chứng đi kèm như:
- Khó ngủ
- Chán ăn, quấy khóc, khó chịu 1-2 ngày sau tiêm
- Viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) tại vị trí tiêm và tự khỏi sau khoảng 1 ngày.
Bên cạnh các biểu hiện thông thường kể trên, tuy hiếm nhưng cũng có trường hợp bé sơ sinh gặp các biến chứng tiêm chủng nặng, mẹ cần quan sát và có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho trẻ. Theo khuyến cáo, các mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu sau:
- Sốt cao kéo dài và không giảm, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Co giật
- Phát ban
- Chân tay lạnh, nổi gân tím
- Mệt mỏi, li bì, hôn mê
- Kém bú, bỏ bú kéo dài
- Thở nhanh, khó thở, thở khò khè
- Môi và chân tay tím tái
- Phù nề
2. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vaccine
Đối với mỗi loại vaccine khác nhau sẽ có những phản ứng phụ không mong muốn đặc trưng riêng mà các mẹ nên biết để theo dõi và chăm sóc bé tốt nhất sau khi tiêm.
Loại vaccine |
Tên vaccine |
Phản ứng phụ |
Viêm gan B | Trên thị trường hiện tại có 3 tên gọi: Engerix B, Euvax B, Hepavax |
|
Phòng lao | BCG |
|
5 trong 1
(Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib) |
Pentaxim |
|
6 trong 1
(Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B) |
Infanrix Hexa |
|
Phế cầu
(Phòng các bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,..) |
Synflorix |
|
Phòng tiêu chảy do virus Rota | Trên thị trường hiện tại có 2 tên gọi: Rotarix, Rotateq |
|
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà bé có thể gặp phải sau này. Tuy nhiên, như các mẹ đã biết, mỗi loại vaccine khi tiêm cho trẻ đều để lại các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các mẹ cần có các biện pháp chăm sóc bé hợp lý sau khi tiêm phòng.
Dưới đây, Dr.Papie sẽ mách mẹ cách chăm sóc khi bé sốt và bị sưng đỏ – hai triệu chứng phổ biến nhất sau tiêm.
3.1. Trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt mẹ cần làm gì?
Sốt là phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Khi bé bị sốt, các mẹ nên lưu ý một số biện pháp sau:
3.1.1. Tăng cữ bú, lượng bú để bổ sung nước cho trẻ
Bổ sung đủ nước là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả. Khi sốt, thân nhiệt tăng cao khiến bé dễ mất nước, do đó mẹ cần tăng cữ bú hoặc lượng bú cho bé để bù lại lượng nước mất đi đồng thời thanh lọc cơ thể giúp cơn sốt mau hạ.
3.1.2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Nhiệt độ cao khiến cơ thể bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn bình thường, làm bé dễ mệt mỏi. Khi sốt, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để tăng khả năng miễn dịch, giảm triệu chứng và giúp bé đỡ mệt hơn.
3.1.3. Mặc quần áo thoáng mát
Thân nhiệt tăng cao trong quá trình sốt khiến bé có cảm giác lạnh, do đó một số mẹ hiểu nhầm và tăng ủ ấm cho bé bằng quần áo dày hay chăn. Tuy nhiên điều này vô tình khiến tình trạng sốt của bé diễn biến nghiêm trọng hơn vì các lớp quần áo dày ngăn cản nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường.
Các mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng, thoáng mát giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường xung quanh, tạo điều kiện để cơ thể dễ dàng tỏa nhiệt ra ngoài, góp phần hạ nhanh thân nhiệt khi bé bị sốt.
3.1.4. Lau chườm hạ sốt
Có một số biện pháp lau chườm mẹ có thể tham khảo sau đây:
- Chườm ấm
Đây là biện pháp hạ sốt an toàn và giúp bé cảm thấy thoải mái. Khăn ấm giúp thân nhiệt bé giảm theo cơ chế truyền nhiệt trực tiếp (nhiệt độ của khăn thấp hơn thân nhiệt khoảng 1-2 độ nên nhiệt sẽ truyền từ cơ thể sang khăn, giúp hạ nhiệt), ngoài ra hơi nước của khăn làm giãn mạch, lưu thông máu giúp đào thải nhiệt tốt hơn.
Để chườm ấm, mẹ cần chuẩn bị một khăn mềm, nhúng vào nước (nhiệt độ nước nhỏ hơn 1-2 độ so với thân nhiệt bé) rồi đắp trán hoặc lau toàn bộ cơ thể cho bé.
Tuy nhiên, phương pháp này đem lại hiệu quả chưa thực sự nhanh và rõ rệt.
Xem thêm: Sốt chườm nóng hay lạnh? Hướng dẫn cách thực hiện tại nhà
- Dùng thảo dược
Nhiều loại thảo dược chứa một số thành phần có tác dụng hạ sốt hiệu quả như lá nhọ nồi, rau má, tía tô, chanh, rau diếp cá, ngải cứu,… được các mẹ tin tưởng và sử dụng phổ biến trong dân gian.
Mẹ có thể xay, giã lấy dịch chiết dược liệu cho bé uống hoặc thấm vào khăn rồi lau cho bé giúp hạ sốt.
Tuy nhiên, phương pháp này thường gây tốn công sức và thời gian khi chuẩn bị, hàm lượng thảo dược các mẹ sử dụng khó căn đo chính xác để phù hợp với bé, đôi khi có màu, mùi khó chịu khiến bé không thỏa hiệp.
- Dùng khăn hạ sốt thảo dược
Khăn hạ sốt thảo dược là sản phẩm khắc phục được các nhược điểm của hai phương pháp lau chườm kể trên, là kết quả phối hợp giữa phương pháp chườm khăn hạ nhiệt và các loại thảo dược dân gian, giúp giảm sốt nhanh, an toàn và hiệu quả cho các bé.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại khăn hạ sốt như Fever-eez, Dr.Papie, UniCool,.. Trong đó khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ đang được hàng triệu mẹ Việt Nam tin tưởng sử dụng cho các bé sơ sinh.
Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ là sản phẩm y tế loại A, đã đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Thành phần được nghiên cứu bởi các chuyên gia đầu ngành phù hợp với trẻ sơ sinh, giúp hạ nhiệt nhanh bằng nhiều cơ chế (truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước)
- Khăn 100% cotton nhập khẩu Mỹ: hút ẩm, giữ ẩm kéo dài, nâng cao hiệu quả hạ sốt, mềm mại, an toàn với da trẻ.
- Công thức dịch chiết dược liệu tẩm ẩm đột phá: Cỏ nhọ nồi (tính hàn, giúp hạ nhiệt), tinh dầu tía tô (vị cay, tính ấm, kích thích ra mồ hôi giúp giảm nhiệt theo cơ chế bay hơi nước, ngoài ra còn giúp sát khuẩn, bảo vệ da bé), chlorophyl (hạ nhiệt, sát khuẩn), tinh chất chanh (giàu vitamin C,B1, muối khoáng, chữa cảm sốt)
-
- Hệ gel cấp ẩm: giúp giữ ẩm lâu, làm mát cơ thể theo cơ chế truyền nhiệt trực tiếp.
-
- Thành phần dưỡng ẩm, làm mềm da: Vitamin E, dịch chiết lô hội, đảm bảo độ mềm và dễ chịu khi lau.
- Sản xuất trong môi trường khép kín chuẩn ISO 13485, tiệt trùng bằng công nghệ Gamma 2 lần đảm bảo an toàn cho các bé.
- Cách sử dụng đơn giản, tiện lợi: Mẹ chỉ cần dùng khăn lau lên toàn bộ cơ thể bé, tập trung ở các vị trí có mạch máu lớn như nách, bẹn, cổ… để nhiệt hạ nhanh.
- Chi phí tiết kiệm, dễ bảo quản: Đóng gói 5 khăn /túi zip, phù hợp cho từng lần sử dụng.
- Khăn có nhiều công dụng khác như vệ sinh da khi bé ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, lau ngoài da phòng muỗi, côn trùng cắn.
3.1.5. Dùng thuốc hạ sốt
Trong trường hợp bé sốt từ 38,5 độ trở lên, mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Có 3 loại thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường hiện nay là paracetamol, ibuprofen và aspirin. Trong đó paracetamol là an toàn nhất đối với các bé sơ sinh, mẹ nên hạn chế dùng ibuprofen và đặc biệt là aspirin vì có nhiều tác dụng phụ gây hại cho bé. Khi sử dụng thuốc, các mẹ lưu ý tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian tối thiểu giữa các lần dùng thuốc.
3.1.6. Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên
Trong quá trình sốt, mẹ nên dùng nhiệt kế giúp theo dõi chính xác thân nhiệt bé thường xuyên để có các biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
3.2. Vết tiêm sưng đỏ xử lý thế nào?
Do cơ địa nhạy cảm, một số bé sau khi tiêm sẽ xuất hiện vết sưng đỏ tại vị trí tiêm, tình trạng này có thể kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày khiến bé cảm thấy khó chịu.
Khi gặp trường hợp này, các mẹ có thể lấy một miếng gạc hoặc khăn lạnh để chườm vào vị trí tiêm giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Ngày tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng giúp vết sưng của bé mau biến mất. Mẹ lưu ý khăn chườm cần sạch để tránh gây nhiễm khuẩn chỗ tiêm.
4. Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau tiêm phòng
Khi chăm sóc bé sơ sinh sau khi tiêm phòng, các mẹ cần lưu ý tránh một số sai lầm sau để đảm bảo an toàn cho bé:
- Dùng nước lạnh hoặc nước đá chườm hạ sốt: Một vài mẹ cho rằng đá lạnh giúp hạ nhiệt nhanh nên thường chườm cho bé khi sốt cao. Điều này hoàn toàn không đúng và có thể gây nguy hiểm vì nhiệt độ đá và cơ thể bé chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, dẫn tới suy hô hấp. Ngoài ra, đá lạnh làm co mạch máu, khiến nhiệt khó thoát ra ngoài hơn.
- Hạ sốt bằng rượu, cồn: Rượu, cồn đều có tác dụng hạ sốt nhưng lại chứa hoá chất có thể ngấm vào máu gây ngộ độc, có hại cho bé.
- Ủ ấm quá mức khi bé sốt: Nhiều mẹ sợ bé lạnh nên tăng cường ủ ấm cho con khi sốt, điều này hoàn toàn không nên vì làm giảm khả năng toả nhiệt, khiến tình trạng sốt của bé càng nghiêm trọng hơn.
- Dùng thuốc hạ sốt không đúng cách: Đôi khi các mẹ lo lắng và dùng thuốc ngay cả khi bé bị sốt nhẹ hoặc kết hợp nhiều thuốc hạ sốt với nhau. Điều này rất nguy hiểm vì thuốc hạ sốt có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt khi mẹ không tuân thủ đúng cách dùng và liều lượng.
- Xát chanh hoặc đắp khoai vào chỗ tiêm sưng đỏ: Trong dân gian truyền nhau mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy. Tuy nhiên làn da bé còn yếu và nhạy cảm, làm như vậy dễ gây nhiễm khuẩn cho vết tiêm, gây hại cho bé.
Bài viết bên trên là toàn bộ các thông tin chi tiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt mà các mẹ cần biết. Nếu còn vấn đề khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0911 225 336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Dù con sốt nhẹ thôi mẹ cũng lo lắng lắm
Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ rất hay giúp mình có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc con tốt hơn.
Bé nhà mình lần nào đi tiêm về cũng bị sốt. Khi con sốt dưới 38 ° năm mình ưu tiên dùng khăn hạ sốt vì thế mà lần nào con bị sốt do đi tiêm cũng chỉ cần dùng khăn hạ sốt drpapie lau hạ sốt luôn chưa cần dùng đến thuốc
Mỗi lần con đi tiêm bề bị sốt là mẹ lo lắm ấy, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này.
Cho e hỏi khăn hạ sốt bóc ra dùng luôn hay có cần bỏ vô ngăn mát tủ lạnh hay nhúng qua nước ấm gì kg ạ
Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn dược sĩ
Đúng đấy mỗi lần con đi tiêm về là mình dùng khăn hạ sốt cho con là đỡ à. Mình dùng nhiều lần rồi
Trẻ sốt tiêm chủng mình thường mua khăn hạ sốt drpapie nau nhanh hạ sốt.
Nhà mình dùng khăn hạ sốt của dr papie nên mỗi lần con sốt mình thường lau cho con, thấy rất hiệu quả
Nhà mình mỗi lần đi tiêm về con đều sốt nhưng nhà mình luôm dùng khăn hạ sốt dr papie cho con.lau mát 1 hồi bé hạ sốt luôn ý ạ
Những thông tin rất hay và cần thiết cho những mẹ có con nhỏ,đọc bài viết xong thấy mik chăm con đúng cách sau tiêm phòng này.
Bé nhà em mỗi lần đi tiêm trước 1-2 ngày em thường uống nước lá tía tô nên con cũng đỡ sốt
Hay quá. Mình học được thêm nhiều
Bài viết hay và hữu ích quá
Nhà mình hay chườm đá. Chỗ tiêm cũng tấy lên một ít. Sốt có chăng ấm ấm chút.
Mình dùng khăn hạ sốt của drpapie lau con hạ sốt nhanh hơn
Mk thi thoảng cứ vẫn giã lá diếp cá cho con uống nhưng k ăn thừa. Vs tốn nhiều công. Vẫn nên phòng 1 ít khăn hạ sốt vs thuốc trong nhà ok hơn
Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Mình hay dùng khăn hạ sốt cho con nên bé cũng ko bị sốt cao
Hạ sốt mình thường dùng khăn hạ sốt Dr.papie kết hợp cho con uống nước cam
Nhà mk cũng đang dùng khăn lau hạ sốt drpapie cho bé.khăn hạ sốt nhanh và an toàn.cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
Bé nhà mình đang dùng khăn hạ sốt Dr.papie chỉ 20p là hạ sốt
Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Cảm ơn đa cs
Đấy mk cĩng kịch liệt phản đối kiểu lấy khoai tây đắp chỗ tiêm cho con. Khả năng nhiễm khuẩn cao
Lúc nào cũng tì. Cách hạ sốt an toàn cho con, mỗi lần con sốt mình lo lắng lắm
Cám ơn ds đã chia sẻ kinh nghiệm ạ
Bé nhà mình cũng mới đi tiêm về chỉ bị sốt nhẹ dùng khăn lau drpapie thấy người đỡ rồi
Bé bị sốt nhẹ mình dùng khăn hạ sốt drpapie nau mát cho bé
Trẻ sơ sinh tiêm phòng hay bị sốt. Đây là những kinh nghiệm rất hay.
Mỗi lần đi tiêm là minh hay cho con uống lá tía tô
Mỗi lần bé nhà mình bị sốt mình đều dùng khăn hạ sốt drpapie để lau chườm cho bé thấy con nhanh hạ sốt lắm ạ
Trẻ đi tiên phong về sốt nhẹ thường nau mát cho bé bằng khăn hạ sốt drpapie còn bé sốt cao hơn 38 độ mình cho uống thuốc hạ sốt.
Mỗi 1 lần cho con đi tiêm về là lại lo lắng
Bé nhà mình hay sốt lắm nên lúc nào cũng phải trữ thuốc với khăn lau hạ sốt ý
Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Giờ mới hiểu hết .cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Bé mình tiêm 3 mũi 5in1 bị sốt 2 mũi sau, mình dùng khăn hạ sốt dr.papie lau ng vs đắp trán là hạ rồi, trộm vía
Bé nhà mình đi tiêm về cũng hay bị sốt lắm. Nhưng có khăn thảo dược drpapie nên mình cũng yên tâm hơn
Be nha mh dùng khăn thảo dược dr papie nè. Trộm vía con hạ sốt nhanh lắm
Theo mk đấy là phản ứng bt. Mẹ k cần lo lắng đâu