Những điều mẹ cần biết khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân

Ở trẻ nhỏ, sốt thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sự phát triển của các bé. Liệu rằng sốt là dấu hiệu của bệnh gì? Có gây nguy hiểm cho bé không? Mẹ nên làm thế nào khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân? Cùng tìm hiểu mẹ nhé!

1. Các nguyên nhân chính khiến bé bị sốt

Mẹ có biết thân nhiệt bé luôn hằng định là nhờ cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.

Quá trình sinh nhiệt chủ yếu do chuyển hóa thức ăn, hoạt động của bé gây ra. Còn quá trình thải nhiệt chủ yếu do bức xạ, đối lưu hoặc truyền nhiệt do tiếp xúc.

Để cân bằng giữa 2 quá trình này cần có sự điều khiển của trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.

Bất kì nguyên nhân gây sốt nào như nhiệt độ môi trường, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh lý ác tính,..tác động đến cơ thể bé đều có thể khiến bé bị sốt và đôi khi là bé bị sốt không rõ nguyên nhân.

Bé bị sốt không rõ nguyên nhân

1.1. Sốt do cảm nắng

Nguyên nhân chủ yếu là do bé tiếp xúc trực tiếp với môi trường nắng nóng mà không được bảo vệ bởi mũ, nón.

Khi bị sốt do cảm nắng, bé thường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng dần, nóng đỏ bừng cơ thể đặc biệt vùng trán. Một vài trường hợp có thể xuất hiện co giật và mất ý thức.

Đây là hậu quả của việc tiếp xúc ánh nắng cường độ cao trong thời gian tương đối dài, chính điều này gây rối loạn trung tâm điều nhiệt của trẻ nhỏ.

1.2. Sốt do mọc răng

Khi bé mọc răng, quá trình mọc răng làm nướu lợi bị rách, bé cảm thấy ngứa và cắn những đồ vật bên ngoài để làm giảm sự khó chịu, vô hình chung điều đó đã tạo điều kiện cho nhiều yếu tố gây bệnh phát triển.

Để đối phó với các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch của bé được tăng cường và gây ra tình trạng sốt.

Vậy làm thế nào để mẹ nhận biết bé sốt do mọc răng?

Khi mọc răng, bé thường sốt cao 38 – 39 độ, kèm theo các biểu hiện mọc răng:

  • Đau, sưng vùng răng mọc.
  • Viêm màng nhầy phủ răng, có thể có xuất huyết.
  • Cáu kỉnh, khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
  • Đỏ bừng mặt, có thể có phát ban quanh miệng.
  • Xuất hiện hiện tượng tăng tiết đờm dãi.
  • Nhai, mút các đầu ngón tay, cọ xát nướu.
  • Ngoài ra có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.

Tuy nhiên, tùy từng bé mà có những triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy theo dõi để biết diễn biến quá trình mọc răng ở các bé là rất quan trọng nó giúp hạn chế được nhiều biến chứng có thể xảy ra.

>> Xem thêm

Phân biệt sốt mọc răng và sốt thông thường

Bé sốt mọc răng

1.3. Sốt sau tiêm phòng

Sốt là tình trạng phổ biến ở các bé sau khi tiêm phòng. Phần lớn là sốt nhẹ khoảng 38 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày.

Ngoài ra bé có thể bị sưng tấy, đỏ hoặc một cục cứng nhỏ nổi lên tại vị trí tiêm khiến bé cảm thấy đau khi chạm vào.

1.4. Sốt do nhiễm virus

Khi bị nhiễm virus, các bé thường sốt cao đột ngột 38 – 40 độ C không rõ nguyên nhân, trong cơn sốt kèm theo gai rét hoặc rét run, đau đầu nhiều, quấy khóc.

Ngoài ra còn có thể có dấu hiệu của viêm long đường hô hấp trên (đau họng, ho, chảy nước mũi), nôn ra dịch lẫn thức ăn, đau cơ, khớp, chán ăn bỏ bú, người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lỏng, chướng bụng.

Tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại virus gây bệnh mà bé có những biểu hiện khác nhau.

Dưới đây là một số virus gây sốt ở trẻ:

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm virus do muỗi Aedes aegypti (còn hay gọi với tên muỗi vằn) truyền bệnh.

Khi bị sốt xuất huyết, các bé thường sốt cao đột ngột 38 – 40 độ C, đau mỏi toàn thân, chán ăn buồn nôn, nôn, đau bụng.

Một số trường hợp có kèm theo rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, ỉa lỏng.

Đặc biệt dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết là sự xuất hiện của các nốt, chấm, đốm xuất huyết dưới da rải rác khắp các vùng cơ thể bé (mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn).

Ngoài ra mẹ cũng có thể sàng lọc nguyên nhân sốt thông qua yếu tố dịch tễ (bệnh thường bùng phát vào mùa mưa ẩm, trong vùng có người bị sốt xuất huyết…)

Sốt do virus cúm

Thời gian tiềm tàng 2 – 4 ngày không biểu hiện triệu chứng gì.

Khởi phát thường sốt cao đột 39 – 40 độ C, sốt cao liên tục kéo dài 4 – 7 ngày, kèm theo rét run, nhức đầu, choáng váng, đau mỏi toàn thân.

Ngoài ra bệnh còn có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, hắt hơi, ho khan, mắt xung huyết, chảy nước mắt, sợ ánh sáng).

Trường hợp nặng có thể có dấu hiệu của viêm đường hô hấp dưới (đau tức ngực, khó thở, ho khạc đờm).

Sốt do virus sởi

Đặc điểm của sốt do virus sởi là khởi phát đột ngột, sốt ban đầu nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao.

Thường kèm theo các triệu chứng viêm, xuất tiết mũi, họng, sưng hạch bạch huyết.

Ban mọc vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh, với những dát, sẩn nhỏ có thể rải rác hoặc thành từng đám đường kính 3 – 6 mm, ban mọc từ trên xuống dưới theo thứ tự và bay theo thứ tự mọc.

Sốt do thủy đậu

Phần lớn khi bị thuỷ đậu, các bé thường không sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp, không chịu chơi, quấy khóc.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp sốt cao 39 – 40 độ trằn trọc, co giật kèm theo mê sảng, viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

Ban đỏ mọc ngay từ những ngày đầu phát bệnh, sau chuyển thành nốt phỏng nước, rải rác toàn thân nhưng tập trung nhiều vùng ngực bụng, mặt trước cánh tay.

Sau khỏi, các nốt phỏng nước vỡ ra, đóng vảy, có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu.

1.5. Sốt do nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể kể đến một số loại sốt do nhiễm khuẩn gây ra như:

  • Sốt do viêm họng: sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kèm nhức đầu, ớn lạnh, đau rát họng, khát nước.
  • Sốt do viêm phổi: sốt cao 39 – 40 độ C, thở nhanh, mạch nhanh, đau tức ngực, ho khan, buồn nôn, nôn. Bệnh thường diễn biến cao điểm vào ngày thứ 2 – 3 với biểu hiện ho khạc đờm rỉ sắt, thở nhanh nông, vã mồ hôi, giảm cử động thở.
  • Sốt do viêm màng não: sốt cao 39 – 40 độ C, trẻ thường li bì, môi khô lưỡi bẩn, nặng có thể biểu hiện sốc. Ngoài triệu chứng sốt trẻ còn đặc trưng như nhức đầu đặc biệt là vùng thái dương, sợ ánh sáng, nằm co, nôn vọt tự nhiên.

2. Cách chăm sóc bé bị sốt không rõ nguyên nhân

Khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân, mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé.

Nếu bé sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho bé uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho bé, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khi bé sốt trên 38,5 độ C, phải cho bé uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn hạ sốt thảo dược.

Khăn được tẩm sẵn thảo dược hạ sốt là một sản phẩm mới được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi sự tiện lợi và tác dụng hạ sốt nhanh, an toàn cho trẻ.

Dr.Papie là nhãn hàng đầu tiên mang đến dòng khăn hạ sốt thảo dược phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ sốt, mẹ chỉ cần lấy khăn ra và lau chườm hạ sốt cho con luôn.

Thuốc hạ sốt và khăn hạ sốt

Ngoài ra, mẹ nhớ bù đủ dịch cho bé bằng đường uống, uống oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh cũng rất tốt cho bé.

Nước trái cây ngoài bù dịch còn bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho bé rửa mũi và súc miệng nước muỗi loãng sáng, tối trước khi đi ngủ.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị của các bé, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung các loại rau củ quả.

Một số dạng thuốc hạ sốt trên thị trường mẹ có thể tham khảo:

Dạng thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng)

Đây là dạng bào chế tiện dụng trong những trường hợp bé khó uống, hay nôn trớ.

Lượng thuốc hấp thu vào cơ thể bé nhanh, hạn chế chuyển hoá qua gan, do đó sớm đạt được tác dụng hạ sốt và giảm độc tính trên gan.

Trên thị trường hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 300mg thích hợp cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.

Dạng gói bột, cốm hoà tan

Dạng gói bột, cốm hoà tan thường có mùi thơm của các loại trái cây như cam, dâu…, vị ngọt, dễ uống. Mẹ chỉ cần hoà tan với nước đun sôi để nguội là có thể cho bé sử dụng.

Hiện nay có các hàm lượng paracetamol 80mg, 125mg, 150mg, 250mg tương đối phù hợp với bé. Mẹ nhớ tính liều theo cân nặng của bé nhà mình. Ví dụ bé nặng 10kg, mẹ có thể cho bé uống 1 gói bột có hàm lượng paracetamol 150mg

Dạng hỗn dịch

Hỗn dịch có vị ngọt, mùi thơm, kèm theo thìa chia liều cho mẹ tiện chia liều.

Với dạng hỗn dịch mẹ nên lưu ý lắc kỹ trước khi cho bé uống để đảm bảo độ chia liều chính xác.

Dạng viên nén

Dạng viên nén thích hợp cho những trẻ lớn. Hiện nay có hàm lượng 325mg trên thị trường là mẹ có thể sử dụng.

Mẹ nên tránh dùng aspirin để hạ sốt cho bé, vì đây là loại thuốc tương đối nhiều tác dụng không mong muốn.

3. Lợi ích của sốt ở trẻ em

Bé bị sốt không rõ nguyên nhân phản ánh tình trạng tăng thân nhiệt bất thường do một yếu tố nào đó gây ra, hay nói cách khác sốt chính là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng sức khoẻ của bé.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng vì sốt cũng có những lợi ích nhất định.

Với vai trò là phản ứng bảo vệ cơ thể, sốt giúp khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng huy động tế bào miễn dịch như bạch cầu, đại thực bào, tế bào lympho, tế bào tủy xương nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh.

4. Bé bị sốt không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của sốt thì tình trạng bé bị sốt không rõ nguyên nhân kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sự phát triển của các bé.

Có thể kể đến một số tác hại của sốt kéo dài mà bé có thể gặp phải như:

  • Tăng phản ứng quá mẫn, sốc
  • Tăng quá trình thoái biến giảm sắt, giảm kẽm trong máu dẫn đến thiếu máu, rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng khiến bé chậm phát triển
  • Mất nước, rối loạn điện giải
  • Co giật do sốt
  • Các rối loạn thần kinh khác có thể gặp như tổn thương não, mê sảng kích thích, ảo giác, tổn thương thực thể
  • Chán ăn, suy dinh dưỡng
  • Suy tim, suy hô hấp (sốt cao kéo dài)

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế khi bé có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao  38,5 đặc biệt trên 39 độ mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Sốt li bì, ngủ nhiều, vật vã, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục tăng dần hoặc nôn nhiều.

Như vậy bé bị sốt không rõ nguyên nhân có thể đơn thuần là do ảnh hưởng của thời tiết và môi trường, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Bên cạnh việc hạ sốt cho bé thì phát hiện nguyên nhân gây sốt ở các bé là vô cùng cần thiết cho quá trình điều trị và chăm sóc. Do đó mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sốt, để tránh biến chứng có thể xảy ra.

73 thoughts on “Những điều mẹ cần biết khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân

  1. Avatar
    Lệ says:

    Ôi nhìu loại sốt nguy hiểm quá mọi người ạ. E có con nhỏ nên rất hay trữ thuốc và khăn hạ sốt trong nhà phòng khi cần dùng đến. Đúng là kiến thức chăm con là vô hạn, không đọc ko tìm hiểu thì không thể biết được.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  2. Avatar
    Ha Nguyen says:

    Bé nhà mình cứ sốt là cho uống thuốc bột không à. Nhưng may quá đợt vừa rồi có chị gái chỉ cho khăn hạ sốt de.papie hạ sốt nhanh, tiện dùng mà con k phải uống nhiều thuốc.

  3. Avatar
    Minh Quân says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những kinh nghiệm hay. Toàn là những thắc mắc của các mẹ bỉm sữa lâu nay vẫn phải trải qua. Đúng là sốt k rõ nguyên nhân các mẹ lo lắng lắm luôn ấy

  4. Avatar
    Hoa phượng says:

    Sốt k rõ nguyên nhân nguy hiểm thật. Cũng may luôn có các chuyên gia, dược sĩ của dr papie chia sẻ những kinh nghiệm hay để các mẹ đọc và tham khảo cách chăm sóc con đc tốt hơn

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  5. Avatar
    Dương Bảo says:

    Sốt k rõ nguyên nhân thường khiến các mẹ rất lo lắng, mình thấy vẫn nên trữ khăn hạ sốt Dr papie trong nhà để lau người cho con khi con sốt đột xuất, hạ sốt nhanh, an toàn.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  6. Avatar
    Thơm says:

    Sợ lắm ạ hôm vừa rồi bé nhà mình cũng bị sốt virút sốt mất mấy ngày liền mà xót hết cả ruột mình vừa dùng thuốc hạ sốt kết hợp với khăn hạ sốt

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook