Nhiều bé sốt chân tay lạnh khiến cho mẹ lo lắng, loay hoay trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ. Vậy trẻ sốt tay chân lạnh là gì? Chăm sóc trẻ sốt chân tay lạnh thế nào là đúng và khi nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sốt chân tay lạnh là gì? Nguyên nhân do đâu?
Sốt là phản ứng của cơ thể khi hệ miễn dịch hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập như vi khuẩn, virus….
Thông thường, khi sốt trẻ có các dấu hiệu như thân nhiệt trên 37,5 độ C, người nóng, quấy khóc. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sốt nhưng tay chân lại lạnh, đây chính là tình trạng sốt tay chân lạnh ở trẻ.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh:
- Các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra: tay chân miệng, thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết, cúm (đặc biệt là các chủng cúm A)
- Trẻ mọc răng
- Trẻ sốt sau tiêm phòng
- Trẻ sốt do thời tiết
Một số nguyên nhân ít gặp nhưng gây nguy hiểm cho trẻ như: Viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu.
Xem thêm:
Mách mẹ cách hạ sốt tại nhà hiệu quả khi bé sốt mọc răng
Những điều mẹ cần biết khi trẻ tiêm phòng bị sốt
Các dấu hiệu nhận biết trẻ sốt chân tay lạnh
Mẹ có thể nhận biết hiện tượng bé sốt chân tay lạnh qua các dấu hiệu sau:
- Sốt: Bé có thể sốt nhẹ dưới 38,5 độ C nhưng cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C
- Ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh
- Trẻ quấy khóc hoặc li bì
- Ăn uống kém, bỏ ăn, bỏ bú
Trẻ sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?
Trẻ bị sốt tay chân lạnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách và chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây để kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám:
- Bé dưới 6 tháng tuổi, sốt cao trên 38,5 độ C
- Sốt cao co giật
- Sốt cao tay chân lạnh liên tục trong nhiều giờ không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt
- Trẻ sốt cao, rét run
- Trẻ li bì, khó đánh thức
- Da nhợt nhạt hoặc tím tái
- Trẻ sốt kèm nôn nhiều, bỏ bú, bỏ ăn
- Có các dấu hiệu của tình trạng mất nước như: môi khô, mắt trũng
- Cổ cứng
- Nổi mụn nước hoặc xuất hiện các chấm đỏ trên da
Ba mẹ cần làm gì khi bé sốt chân tay lạnh?
Chăm sóc đúng cách khi bé sốt chân tay lạnh không chỉ giúp con bớt khó chịu hơn mà còn giúp bé nhanh khỏe lại và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, ba mẹ nên lưu ý những điều sau khi chăm sóc bé nhé!
Trường hợp bé sốt dưới 38,5 độ C
Trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng và chưa nên cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các biện pháp hạ sốt vật lý như chườm ấm, chườm thảo dược và chườm bằng khăn hạ sốt chuyên dụng.
Trong đó, biện pháp sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng hiện là giải pháp được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ tính tiện dụng, hiệu quả và an toàn. Mẹ cũng nên theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên đề phòng tình trạng bé sốt cao đột ngột.
Trường hợp bé sốt trên 38.5 độ C
Mẹ hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của Bác sỹ, Dược sỹ. Mẹ lưu ý sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của thuốc, tránh tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Hai loại thuốc thường dùng hiện nay là Paracetamol và Ibuprofen. Liều dùng của thuốc được tính theo cân nặng của trẻ và uống cách nhau 4-6 giờ.
Mẹ lưu ý không dùng Ibuprofen trong các trường hợp: trẻ dưới 3 tháng, trẻ mắc sốt xuất huyết, trẻ có tiền sử rối loạn đông máu.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải kết hợp với chế độ chăm sóc con đúng cách
Cho trẻ nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Bổ sung nước, điện giải
Với trẻ trên 6 tháng, mẹ cho trẻ uống thêm nước lọc, nước hoa quả. Còn trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ bổ sung thêm nước cho con bằng cách tăng số lần cho bé ti mẹ.
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung điện giải cho con bằng cách uống oresol.
Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý sử dụng oresol mà cần tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng in trên bao bì và hướng dẫn từ bác sỹ, dược sỹ.
Cởi bỏ bớt quần áo, không ủ ấm con quá mức
Khi bé sốt tay chân lạnh, mẹ thường có phản xạ ủ ấm con do lo lắng con bị lạnh. Điều này sẽ khiến con khó hạ sốt, ngoài ra, nếu bé tiết mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong dễ làm con gặp các vấn đề về hô hấp.
Mẹ cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp bé dễ chịu hơn và hạ sốt tốt hơn
Dinh dưỡng hợp lý
Mẹ nên ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, soup giúp con tiêu hóa tốt hơn. Thực đơn của bé cần bổ sung đầy đủ các chất dưỡng dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Thường trong giai đoạn này trẻ sẽ chán ăn, ăn uống kém nên mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn hoặc cho bé bú thành nhiều cữ để giúp bé ăn nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn nhé
Bé sốt chân tay lạnh gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi diễn biến bệnh của con từ đó có chế độ chăm sóc hợp lý cũng như kịp thời đưa bé tới bệnh viện khi có các dấu hiệu cảnh báo để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẽ những điều rất cần thiết với các mẹ đang nuôi con nhỏ. Qua bài viết này mình lại có thêm kinh nghiệm quý báu để chăm sóc con
Cám ơn bài viết rất nhiều thông tin bổ ích dành cho các mẹ đang nuôi con nhỏ
Cảm ơn dược sĩ dã chia sẻ những thông tin cho các mẹ đang nuôi con nhỏ
Mình vẫn hay chườm nóng và cho con uống điện giải, mình chưa biết đến khăn hạ sốt, nhờ được sỹ tư vấn thêm ạ. Cảm ơn
Khi đọc dc bài viết này mình đã có thêm dc những kinh nghiệm để phòng cho con khi con bị sốt.Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết
Có con nhỏ e sợ nhất là mỗi lần con sốt và chân tay bị lạnh. Kinh nghiệm thì ko có nên thực sự những bài viết như này rất cần thiết và bổ ích. Cảm ơn các dược sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm.
Mỗi khi con sốt mình thật sự căng thẳng, may mà có khăn hạ sốt dr papie trong tủ thuốc dự trữ sẵn, mình yên tâm hơn
Con sốt mình lo lắm, cảm ơn dược sĩ đãng chia sẻ thông tin