Những điều mẹ cần biết khi trẻ tiêm phòng bị sốt

Tiêm phòng vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, tuy nhiên trẻ tiêm phòng bị sốt lại khiến các bậc làm cha làm mẹ không khỏi lo lắng. Vậy, sốt có gây nguy hiểm gì cho bé không? Cần làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng vắc xin?…Mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây!

1. Các phản ứng thường gặp của trẻ sau khi tiêm phòng

Để chăm sóc tốt cho con sau tiêm, đầu tiên cha mẹ cần làm là hiểu rõ những triệu chứng mà bé có thể gặp sau khi đi tiêm về nhé!

Phản ứng toàn thân

Sốt

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ sau khi tiêm phòng. Phần lớn trẻ tiêm phòng bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày.

Khi trẻ bị sốt, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ.

Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5oC), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau chườm toàn thân cho trẻ, đặc biệt ở một số vùng có mạch máu lớn đi qua như bàn tay, bàn chân, nách bẹn để nhanh hạ nhiệt.

Khi trẻ sốt trên 38,5oC, phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng/24 giờ).

Trẻ tiêm phòng bị sốt

Khó chịu, mệt mỏi, chán ăn

Sau tiêm phòng, quá trình sinh đáp ứng miễn dịch đã vô tình khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn ít, quấy khóc.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Mẹ nên thường xuyên để ý đến trẻ, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và đặc biệt cho trẻ uống nhiều nước.

Phản ứng tại vị trí tiêm

Ngoài tình trạng trẻ tiêm phòng bị sốt, trẻ có thể bị sưng tấy, đỏ hoặc một cục cứng nhỏ nổi lên tại vị trí tiêm, nó có thể khiến trẻ đau khi chạm vào.

Tình trạng này chỉ kéo dài 2 đến 3 ngày và thường tự khỏi, mẹ tuyệt đối không được chườm nóng, xoa dầu hoặc đắp bất cứ gì như khoai tây, chanh lên vị trí tiêm vì có thể gây nhiễm trùng cho trẻ.

Trường hợp trẻ quấy khóc do sưng đau, mẹ có thể chườm mát tại vị trí tiêm để giảm sưng, giảm đau cho trẻ.

2. Biểu hiện bất thường sau chích ngừa

Các phản ứng bất thường sau tiêm chủng thường rất ít khi gặp phải. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý khi trẻ có các biểu hiện sau:

Phản ứng phản vệ (rất hiếm gặp)

Đây là phản ứng nguy hiểm nhất khi tiêm vắc xin, có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Biểu hiện của phản ứng phản vệ là cơn suy tuần hoàn cấp với các triệu chứng chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp bị tụt hoặc kẹt, bị khó thở, co thắt thanh quản, co rút cơ thành bụng hay tiêu chảy, da xanh.

Sốt cao

Trẻ tiêm phòng bị sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi

Co giật do sốt

Khi sốt cao từ 38,9oC trở lên, quá trình dẫn truyền thần kinh trong não rất dễ bị ảnh hưởng và làm xuất hiện các cơn co giật, khi trẻ bị co giật sẽ gây mất ý thức, bị thiếu oxy não, nếu cơn giật kéo dài có thể gây biến chứng lâu dài đặc biệt với trẻ có bệnh động kinh tiềm ẩn.

Nhiễm trùng tại vị trí tiêm

Trường hợp không giữ vệ sinh thường dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn với các ổ áp xe mềm và có thể có rò dịch.

Nhiễm khuẩn huyết

Thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân và trầm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm là sốc nhiễm trùng.

3. Vì sao trẻ tiêm phòng bị sốt?

Một số phụ huynh thường tỏ ra lo lắng khi thấy con bị sốt sau tiêm. Vậy tại sao trẻ lại bị sốt sau tiêm và sốt có nguy hiểm gì không?. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trẻ tiêm phòng sốt mấy ngày

Bản chất vắc xin là một chế phẩm giúp hệ miễn dịch của trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn, bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với các tác nhân gây bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

Quá trình này đã giải phóng ra các chất gây sốt nội sinh khiến cho trẻ bị sốt. Sốt sau tiêm phòng là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể khi hệ miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên vắc xin.

Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng này.

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm đúng cách

Theo dõi trẻ sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng

Thông thường trẻ sẽ được theo dõi sau tiêm vắc xin ít nhất 30 phút tại các cơ sở tiêm chủng.

Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ như mẩn ngứa, ban đỏ, khó thở (kiểu hen), tím tái, quấy khóc giãy giụa, co giật….mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng để được xử trí kịp thời.

Theo dõi trẻ tại nhà

Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm ít nhất 24 giờ:

  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và nhịp thở của trẻ
  • Theo dõi xem trẻ có dấu hiệu dị ứng hay không (mẩn ngứa, ban đỏ,…)?
  • Có xuất hiện các biểu hiện bất thường tại vị trí tiêm không (viêm, ổ áp xe)?
  • Trẻ có ăn ngủ được không hay thường xuyên quấy khóc?

Bé sốt sau chích ngừa vắc xin

Chế độ chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

  • Khi bế trẻ, hạn chế tối đa việc tác động đến chỗ tiêm để tránh làm đau bé
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để không chạm vào vị trí tiêm
  • Chế độ ăn: Đối với những trẻ hoàn toàn bú sữa thì nên cho trẻ bú đủ no, không nên cho trẻ bú quá nhiều, trẻ quấy khóc sau tiêm dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ. Trẻ đã ăn dặm hoặc trẻ lớn, mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng như vitamin A, D, C, E, sắt, kẽm, selen…
  • Khi trẻ sưng, đau tại vị trí tiêm: Mẹ có thể chườm mát để trẻ bớt đau. Tuyệt đối không chườm nóng, xoa dầu hoặc đắp bất cứ vật gì nên vị trí tiêm vì có thể gây nhiễm trùng ở trẻ.
  • Trẻ tiêm phòng bị sốt: mẹ nên theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có hướng xử lý thích hợp. Thông thường, trẻ sẽ hết sốt sau 1-2 ngày tiêm vắc xin. Trường hợp trẻ sốt quá cao (trên 39oC) và kéo dài, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

Xem thêm: 5 cách hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc

Như vậy trong trường hợp trẻ tiêm phòng bị sốt, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì sốt là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau tiêm vắc xin . Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, cần phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

28 thoughts on “Những điều mẹ cần biết khi trẻ tiêm phòng bị sốt

  1. Avatar
    Nguyen kim yen says:

    cu nhà e mai cbi đi tiêm phòng nên e ms lóc cóc mò mẫm ttin đây, mong là không bị ốm sốt chứ mỗi lần như thế lại sụt mấy lạng khổ sở chăm bẵm mãi mới hồi:(((((

  2. Avatar
    Nguyễn thị bích says:

    Chào bác sĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi bé nhà tôi thường hay sốt khi đi tiêm về. Ngoài việc uống thuốc hạ sốt ra thì có thể dùng cách gì để hạ sốt nhanh cho con được không,
    Cảm ơn.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào bạn. Bạn có thể dùng Khăn hạ sốt Dr.Papie cho con nhé. Khăn đã được tẩm dịch triết thảo dược có tác dụng hạ nhiệt, giảm sốt. Nếu còn thắc mắc nào bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 0911225336 để được tư vấn cụ thể kĩ càng bạn nhé!

  3. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Bé nhà e mới được có 9 tháng thui, tiêm phòng về lần nào cũng sốt, bản thân e thì còn thiếu kinh nghiệm. Cảm ơn các dược sĩ đã chia sẻ, e sẽ lưu lại và chăm sóc con khi cần

  4. Avatar
    Hoangthong says:

    Mỗi lần con đi tiêm.mũi 5m1 về là lo rmun hết người.Bài viết cần quá .Chứ con đi tiêm về đã đau còn sốt nữa thương lắm .Mình sẽ lưu để áp dụng

  5. Avatar
    ngọc huệ says:

    luôn ủng hộ dr.papie k chỉ khăn hạ sốt giúp bé hiệu quả cao mà mua hàng của dr.papie luôn được phục vụ rất nhiệt tình và luôn có nhiều thông tin chia sẻ hay

  6. Avatar
    Nguyễn ngọc says:

    Mỗi lần tiêm chủng là lại lo con sốt. Nên lúc nào mk cũg trữ sẵn khăn hạ sốt dr papie trong tủ mát phòg cho con. Các mẹ có con nhỏ nên tham khảo dùg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook