Bé sốt nhẹ nhiều ngày: 9 bệnh thường gặp và cách xử trí

Sốt nhẹ là triệu chứng thường gặp ở trẻ do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, việc bé sốt nhẹ nhiều ngày kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho bé như mất cân bằng nước, điện giải hay co giật. Bài viết dưới đây, chuyên gia của Dr.Papie sẽ cung cấp cho mẹ một số nguyên nhân phổ biến khiến bé sốt nhẹ nhiều ngày và hướng xử lý.

Bé sốt nhẹ nhiều ngày
Bé sốt nhẹ nhiều ngày có sao không?

1. Sốt nhẹ kéo dài là gì?

Thân nhiệt bình thường của trẻ nhỏ là ở mức 36,5 đến 37,5 độ C. Khi thân nhiệt của trẻ tăng lên bất thường vượt quá mức nhiệt bình thường này nghĩa là trẻ đã bị sốt. Trẻ được tính là sốt nhẹ khi thân nhiệt của trẻ từ 37,5 đến 38,5 độ C. Trẻ có thân nhiệt vượt quá mức này được tính là sốt cao. Mẹ có thể theo dõi thân nhiệt của con bằng cách sử dụng nhiệt kế đo tại các vị trí như nách, hậu môn, miệng, tai…

Sốt nhẹ ở trẻ thường sẽ hết sau 1-2 ngày và ít gây nguy hiểm cho trẻ. Dù vậy, nếu trẻ sốt kéo dài liên tục quá 3 ngày nghĩa là trẻ đang bị sốt nhẹ kéo dài và mẹ cần đặc biệt chú ý để tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bé.

2. Bé sốt nhẹ nhiều ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sốt nhẹ thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu mẹ thấy bé sốt nhẹ nhiều ngày thì đây là một hiện tượng đáng lo ngại. Trẻ sốt nhẹ nhiều ngày có thể là biểu hiện bên ngoài của một số bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…

Sốt nhẹ kéo dài thường khiến bé mệt mỏi, mất nước, mất điện giải và dễ dẫn đến co giật. Ngoài ra, sốt ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, khiến cho tim, thận và các cơ quan khác phải hoạt động nhiều hơn để tăng trao đổi chất, loại bỏ chất thải nhanh hơn. Vì vậy, sốt kéo dài sẽ tạo gánh nặng cho các cơ quan, lâu dần gây suy yếu và có thể dừng hoạt động.

3. Các bệnh thường gặp khiến bé sốt nhẹ nhiều ngày

3.1. Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và dưới như họng, xoang, khí quản, phế quản và phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, phổ biến nhất là cảm lạnh thông thường. 

Triệu chứng thường gặp nhất của trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp là sốt cao, sốt thành cơn, kéo dài. Ngoài ra, bé còn có các triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, tức ngực, khó thở, ho, viêm kết mạc mắt, rối loạn tiêu hóa, viêm xoang, viêm thanh quản…

Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi dùng chung đồ ăn, thức uống, chạm vào hay chỉ là tiếp xúc nói chuyện với người bị bệnh.

3.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tùy vào vị trí của cơ quan bị nhiễm trùng mà phân thành nhiễm trùng đường tiết niệu trên hay dưới. Thông thường các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến hệ thống tiết niệu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.

Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu cũng thay đổi tùy theo vị trí nhiễm bệnh. Bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường có biểu hiện sốt, nôn, sụt cân nhanh, đau nhức toàn thân, tiểu đêm thường xuyên…Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới gây đau vùng trên mu, tiểu buốt, tiểu khó, có thể tiểu ra máu vi thể, tiểu ra nước tiểu đục.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm nên người bệnh không có khả năng lây bệnh cho người khác.

3.3. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiễm trùng máu thường do các bệnh nhiễm trùng khác gây ra, chủ yếu là các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thần kinh trung ương,….

Các triệu chứng đầu tiên của con mà mẹ nên nghĩ đến nhiễm trùng huyết là sốt cao, sốt kéo dài liên tục, da lạnh, tái nhợt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, thở co kéo, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn, tiểu ít, có thể không tiểu cả ngày, chóng mặt, lờ đờ, mất ý thức…

Nhiễm trùng máu không truyền nhiễm, tuy nhiên con vẫn có thể bị lây nhiễm các loại nhiễm trùng khác dẫn đến nhiễm trùng máu.

3.4. Sốt do nhiễm virus Rubella

Virus Rubella xâm nhập và cư trú tại vòm họng và hạch bạch huyết là nguyên nhân dẫn đến bệnh Rubella. Bệnh Rubella thường xuất hiện vào mùa xuân và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác.

Các dấu hiệu để nhận biết con bị nhiễm Rubella là sốt nhẹ kéo dài, đau đầu, đau rát họng, chảy nước mũi, nổi hạch ở cổ, bẹn, phát ban toàn thân, có thể có viêm kết mạc và đau khớp.

Bệnh Rubella có tính lây lan cao, dễ dàng lây nhiễm khi trẻ tiếp xúc với dịch nhầy từ mũi, họng của người mang bệnh.

Bé sốt nhẹ nhiều ngày do rubella
Bé sốt nhẹ nhiều ngày do nhiễm virus Rubella

3.5. Sốt do nhiễm virus cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Cúm gây bệnh lẻ tẻ, lây lan hàng năm vào mùa thu và mùa đông ở các vùng khí hậu ôn đới (dịch theo mùa).

Bệnh cúm điển hình ở người lớn được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của ớn lạnh, sốt, ho và đau toàn thân (đặc biệt là ở lưng và chân). Nhức đầu là triệu chứng chủ yếu, thường kèm theo chứng sợ ánh sáng và đau mắt. Các triệu chứng hô hấp ban đầu có thể nhẹ,  khô họng, đau họng, nóng rát dưới xương ức, ho khan và đôi khi chảy nước mũi. Về sau, bệnh  đường hô hấp dưới trở nên nổi bật, ho có thể dai dẳng, dữ dội và có đờm.

Cúm lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn, tiếp xúc với người bệnh và tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh.

3.6. Sốt do bệnh tay-chân-miệng

Tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay-chân-miệng bao gồm sốt nhẹ kéo dài, đau họng, đau rát ở răng và miệng, chảy nhiều nước bọt, biếng ăn, tiêu chảy, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, loét miệng ở má trong, lợi và lưỡi, trên mông xuất hiện các vết mụn lở, rộp da, quấy khóc, mê sảng, co giật. Một số trường hợp chỉ xuất hiện ban đỏ hoặc bóng nước rất ít xen kẽ ban đỏ.

Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch. Trẻ em tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hay hít, nuốt phải dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước, bọng nước, phân của bệnh nhân hay để trẻ em khỏe mạnh cầm đồ chơi và chạm vào đồ vật của trẻ em bị bệnh đều là những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh tay-chân-miệng ở trẻ mà mẹ cần lưu ý.

3.7. Sốt nhiều ngày do bệnh lao

Lao là căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn được gọi là vi khuẩn lao gây nên. Sức khỏe suy giảm cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh lao do làm giảm khả năng miễn dịch, tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn lao.

Trẻ bị lao thường sốt nhẹ kéo dài liên tục, sốt về chiều, ho kéo dài, ho ra máu, đổ mồ hôi, mệt mỏi và sút cân, đặc biệt là không đáp ứng với các thuốc kháng sinh thông thường.

Vi khuẩn lao lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, nhất là khi bệnh nhân nhiễm bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ…

Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)

3.8. Sốt do thương hàn

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi hay còn được gọi là trực khuẩn thương hàn gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè, khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Mẹ có thể phát hiện bệnh thương hàn ở con thông qua các triệu chứng ban đầu như sốt kéo dài và tăng dần, nhức đầu, mất ngủ, đau bụng, buồn nôn, chảy máu cam…Bệnh sẽ phát triển hoàn toàn sau hai tuần nhiễm bệnh với các biểu hiện nghiêm trọng hơn như sốt cao liên tục 39-40 độ C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, má đỏ, lưỡi bẩn, tiêu chảy, chướng bụng, đầu lưỡi đỏ, phát ban, loét phần hầu họng… 

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm nhanh và nguy hiểm, có nguy cơ tạo thành dịch bệnh cao. Bệnh lây qua đường ăn uống và tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.

3.9. Sốt do ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sốt rét. Thường gắn liền với nghèo đói và lạc hậu, bệnh sốt rét  là một rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Sốt rét thông thường được biểu hiện qua các triệu chứng như sốt liên tục, rét run, môi tím tái, mạch nhanh, đau đầu, khát nước, đau tức vùng gan lách. Sốt rét ác tính có các biểu hiện nguy hiểm hơn như rối loạn ý thức, hôn mê đột ngột, rối loạn hô hấp, tiểu ít hoặc vô niệu. Sốt rét ác tính chiếm từ 20-50% tỉ lệ tử vong do sốt rét.

Sốt rét lây nhiễm qua đường máu, phổ biến nhất là do muỗi truyền. Do đó, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh nhà, loại bỏ các vũng nước đọng và cho con ngủ màn để tránh muỗi truyền bệnh.

3.10. Một số nguyên nhân khác khiến bé sốt nhẹ nhiều ngày

Bên cạnh các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bé vẫn có thể sốt nhẹ kéo dài do một số nguyên nhân như: 

  • Sốt do dùng thuốc: Triệu chứng đặc biệt khi dùng và ngưng dùng một số loại thuốc đặc trưng. Sốt do thuốc thường là sốt kéo dài không liên tục, phổ biến nhất là sốt phát ban, nhịp tim chậm, nổi mề đay, có thể có chấm xuất huyết.
  • Sốt do bệnh lý mô liên kết: Điển hình là lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh mô liên kết có thể bao gồm mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ, sưng ngón tay hoặc bàn tay, đau cơ và khớp, phát ban…
  • Sốt do xuất hiện các khối tân sinh: Các khối tân sinh có thể bao gồm các khối u như u lympho, bạch cầu cấp và mạn tính, ung thư… Các triệu chứng cảnh báo xuất hiện các khối tân sinh như sốt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, mệt mỏi, đau tại một vị trí cố định, thay đổi về da, xuất hiện một số hạch nhỏ trên cơ thể…

4. Trẻ sốt nhẹ nhiều ngày mẹ nên làm gì?

Các loại thuốc hạ sốt trên thị trường hiện nay đều có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp khi trẻ dùng thuốc hạ sốt như nôn, khó ngủ, có phản ứng dị ứng như khó thở, khò khè, mề đay, xuất hiện các nốt phát ban trên da, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,…Đặc biệt, thuốc hạ sốt sẽ gây độc khi bố mẹ cho con sử dụng quá liều lượng. Các biến chứng nguy hiểm khi dùng quá liều thuốc hạ sốt bao gồm suy gan, suy thận, loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, mẹ không nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt khi con sốt nhẹ. Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, mẹ có thể tham khảo các cách hạ sốt an toàn tại nhà dưới đây.

4.1. Theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên

Theo dõi thân nhiệt của con là việc làm rất quan trọng để mẹ có thể xác định rõ tình trạng bệnh của con, đề phòng trường hợp con sốt quá cao mà mẹ không kịp thời phát hiện.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt của con. Mẹ có thể đo nhiệt độ cho con tại các vị trí dễ thao tác như nách, hậu môn, tai hay miệng ( lưu ý đối với trẻ sơ sinh, mẹ không đo tại miệng và tai). Thời gian cặp nhiệt độ chính xác nhất là giữ nguyên nhiệt kế tại vị trí đo từ 5-7 phút và đo lại cho con mỗi 30 đến 45 phút một lần.

Đo nhiệt độ cho bé
Theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên

4.2. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Thân nhiệt của trẻ nhỏ rất dễ thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường nên nếu mẹ mặc quần áo quá ấm cho trẻ sẽ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Ngoài ra, nhiệt độ xung quanh bé quá cao sẽ hạn chế quá trình thoát nhiệt tự nhiên của trẻ, làm cho trẻ không tự hạ sốt được.

Thay vì mặc quá nhiều quần áo cho con, mẹ nên cho con mặc vừa đủ các loại quần áo rộng rãi, có chất liệu thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp con dễ chịu, vận động dễ dàng và hạ nhiệt độ nhanh hơn.

4.3. Hạ sốt bằng khăn ấm

Hạ sốt cho bé bằng khăn ấm là  phương pháp hạ sốt dựa trên cơ chế truyền nhiệt trực tiếp. Khi bạn lau người cho bé bằng khăn ấm, nhiệt độ cơ thể bé cao hơn sẽ truyền nhiệt sang nơi có nhiệt độ thấp là khăn từ đó giúp tản nhiệt và hạ sốt cho bé.

Ngoài ra, khăn ấm còn giúp làm giãn nở lỗ chân lông và các mạch máu ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình thoát nhiệt, giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Hạ sốt bằng khăn ấm là phương pháp hạ sốt an toàn, dễ thực hiện và có chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều điểm bất tiện như mất thời gian chuẩn bị, không tiện đem đi khi di chuyển, khó khăn trong việc căn chỉnh nhiệt độ của khăn và khó khăn trong việc chọn lựa loại khăn phù hợp.

4.4. Hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt thảo dược 

Khăn thảo dược hạ sốt là sản phẩm thế hệ mới khắc phục mọi khuyết điểm của phương pháp hạ sốt bằng khăn ấm thông thường. Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp hạ sốt bằng khăn hạ sốt thảo dược so với phương pháp hạ sốt bằng khăn ấm thông thường là khăn hạ sốt thảo dược được tẩm sẵn các dịch chiết dược liệu chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên và được đóng gói theo dây chuyền hiện đại.

Điểm nổi bật của khăn hạ sốt thảo dược là kết hợp cả hai cơ chế truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước, đem lại hiệu quả gấp hai lần so với các phương pháp hạ sốt thông thường, nhờ đó giúp thân nhiệt của bé được hạ xuống nhanh chóng và an toàn.

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ và 3mo+

Hạ sốt cho bé bằng khăn hạ sốt thảo dược

Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie là sản phẩm nghiên cứu độc quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm STARMED. Sản phẩm được Bộ y tế công nhận là trang thiết bị y tế loại A và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie được tẩm các loại dịch chiết dược liệu như dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh dầu tía tô, tinh dầu bạc hà, tinh chất chanh….Đây là các dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và đã được chứng minh là an toàn và có hiệu quả trong việc hạ sốt cho trẻ nhỏ. 

>> Có thể mẹ quan tâm:

Review chi tiết khăn hạ sốt Dr.Papie

4.5. Trẻ sốt cần được bổ sung nhiều nước

Khi  thân nhiệt trẻ cao, cơ thể trẻ cần tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ thông qua cách đổ mồ hôi, thở nhanh và bốc hơi nước qua da… Điều này khiến cơ thể trẻ mất  một lượng nước lớn, vì vậy trẻ cần được uống nhiều nước để bù lại.

Vậy đâu là cách thích hợp để bù nước cho bé?

Đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi, lượng nước chủ yếu của trẻ là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần bù nước cho con bằng cách tăng số lần cho con bú và tăng cữ bú mỗi lần.

Đối với trẻ trên sáu tháng tuổi, mẹ nên bổ sung cho bé từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày nhưng nên chia nhỏ ra nhiều lần, mỗi lần khoảng 250-300 ml, tránh nóng vội khiến bé bị sốc. Ngoài việc uống Oresol để bù nước và điện giải, mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại nước trái cây mà trẻ thích như nước cam, nước táo, nước ép cà rốt. Đây là những loại nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp bé nạp năng lượng nhanh chóng và chống lại cơn sốt.

Dưới đây là những giải pháp cho mẹ khi bé sốt nhẹ nhiều ngày mà Dr.Papie chia sẻ đến các mẹ. Mẹ có thể tham khảo để có cách xử lý kịp thời và phù hợp khi bé bị sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh sốt ở trẻ em, mẹ có thể để lại phản hồi dưới đây để được giải đáp thắc mắc hoặc liên hệ hotline 0915 610 435 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng và chính xác.

62 thoughts on “Bé sốt nhẹ nhiều ngày: 9 bệnh thường gặp và cách xử trí

    • Avatar
      Maidungquynh says:

      Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ, qua bài mình mới biết về sốt nhẹ có nhiều nguyên nhân và ko nên chủ quan khi con bị sốt nhẹ kéo dài và các bênh gây nên sốt , mình phải lưu lại để học , để biết được nhiều kiến thức chăm con , thường thì khi bé sốt mình lau người cho con và dùng khăn hạ sốt từ thảo dược an toàn.

  1. Avatar
    Kim thao says:

    Mùa này trời se lạnh bé hay bị ốm vặt sốt nhẹ có khăn hau sốt dr papie nhà mình yên tâm hẳn.mà còn giúp mình tiết kiệm được nhiều thời gian mỗi khi con ốm

  2. Avatar
    Băng Ngọc says:

    Từ khi biết đến khăn hạ sốt Dr papie nhà mình hay trữ sẵn trong tủ phòng khi bé bị sốt có dùng ngay.Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hữu ích quá ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  3. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Bé nhà mình mỗi lần sốt nhẹ âm ấm thì hai ngày sau sẽ lại ho rồi sổ mũi kiểu viêm đường hô hấp ý xong lại phải cả tuần kháng sinh mới khỏi hẳn

  4. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Dù sốt nặng hay nhẹ cũng kg nên lơ là các mom ạ,nhà e luôn có sẵn nhiệt kế thủy ngân trong nhà,mỗi khi thấy con nóng là cập nhiệt ngay và lúc nào cũng luôn trữ sẵn thuốc và khăn hạ sốt trong nhà phòng khi bé sốt đó ạ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  5. Avatar
    Phương huyền says:

    Bé nhà mình yếu nên trở trời lại sốt. Trước cho con uống nhiều thuốc nhưng thấy hại cho con nên giờ rất hạn chế. Em chỉ dùng các biện pháp khác như dùng khăn lau hạ sốt và cho con uống thuốc thật sự nếu cần thôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook