Bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mấy ngày? Mẹo hạ sốt nhanh cho trẻ

Vắc xin 6 trong 1 là mũi tiêm tích hợp giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não mủ. Vậy bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mấy ngày? Làm thế nào để hạ sốt nhanh, an toàn cho bé?… Mẹ lắng nghe chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhé!

Bé tiêm 6 trong 1 bị sốt
Tiêm vắc xin 6 trong 1 cho bé

1. Bé tiêm 6 trong 1 có sốt không? Sau bao lâu thì bị sốt?

Bản chất vắc xin là một chế phẩm giúp hệ miễn dịch của trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn, bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với các tác nhân gây bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Quá trình này đã giải phóng ra các chất gây sốt nội sinh khiến cho trẻ bị sốt, vắc xin 6 trong 1 cũng không ngoại lệ.

Sốt sau tiêm phòng là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể khi hệ miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên vắc xin. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà có ngưỡng sốt và thời gian sốt khác nhau.

Thông thường sau khi  tiêm vắc xin 6 trong 1 trẻ thường biểu hiện sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C kèm quấy khóc, ăn uống kém.

2. Bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mấy ngày?

Phần lớn trẻ tiêm phòng 6 trong 1 bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày, ngoài ra trẻ còn có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do quá trình sinh đáp ứng miễn dịch của cơ thể bé khi tiếp xúc kháng nguyên vắc xin.

Trường hợp bé sốt cao kéo dài trên 2 ngày hoặc dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mẹ nên làm gì?

Có mẹ từng chia sẻ “Trước đây chị nghe mọi người nói trước khi cho con đi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 nên cho con uống nước lá tía tô để con không bị sốt và sau khi tiêm nếu con có sốt thì vẫn cho con uống để hạ sốt. Chị cũng làm theo, sau tiêm bé nhà chị sốt 38,9 độ C, chị không cho con uống thuốc mà chỉ cho bé uống nước lá tía tô vì sợ hại gan, kết quả con vẫn sốt cao, quấy khóc, đi ngoài liên tục và vợ chồng chị phải đưa con đến bệnh viện cấp cứu”.

Sở dĩ việc mẹ sử dụng các loại thảo dược như tía tô, chanh, bạc hà… để hạ sốt cho con sau tiêm phòng vắc xin là rất tốt, bởi tinh dầu trong tía tô, chanh, bạc hà có tác dụng kích thích giãn nở lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi làm mát cơ thể bé.

Tuy nhiên việc mẹ sử dụng sai cách, sai liều lượng hay nguồn thảo dược không đảm bảo chất lượng cũng sẽ dễ khiến bé không những không hạ được sốt mà còn gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con.

Vậy với bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mẹ nên làm gì để hạ sốt cho con hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn?

  • Khi con sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): Mẹ chưa cần cho con uống thuốc hạ sốt, mẹ chỉ cần dùng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược lau mát cho con, đặc biệt những vị trí có mạch máu lớn đi qua như cổ, nách, bẹn…để con nhanh hạ nhiệt.
  • Khi con sốt cao (trên 38,5 độ C): Mẹ cho con uống thuốc hạ sốt (thông thường là Paracetamol 10 – 15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ) kết hợp chườm khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược.

Chườm khăn ấm khiến các mạch máu dưới da giãn nở, nhiệt từ vùng trung tâm cơ thể được đưa ra vùng ngoại vi và truyền qua lớp không khí xung quanh cơ thể bé giúp bé nhanh hạ nhiệt.

Tuy nhiên việc dùng khăn ấm mẹ sẽ phải thay khăn liên tục, đôi khi còn khiến da trẻ bị kích ứng do nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó chườm mát bằng khăn thảo dược sẽ tiện dụng cho mẹ và an toàn hơn cho bé.

Mẹ có thể tham khảo khăn hạ sốt Dr.Papie – sản phẩm đang rất được ưa chuộng và đánh giá cao bởi có nhiều ưu điểm:

  • Nguồn gốc rõ ràng: Khăn gồm phần vải mềm (nhập khẩu từ Mỹ) và phần dịch chiết thảo dược sạch, được Bộ Y Tế cấp phép trang thiết bị y tế loại A.
  • Liều lượng đúng chuẩn: Hàm lượng dược liệu trong khăn được tính toán phù hợp cho từng độ tuổi (có 2 loại khăn: một loại dùng cho mọi đối tượng và một loại chỉ dùng cho trẻ trên 3 tuổi).
  • An toàn: Khăn hạ sốt thảo dược chứa các thành phần dược liệu lành tính, dùng lau chườm ngoài da nên đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Hiệu quả: Khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie kết hợp 2 cơ chế hạ sốt là truyền nhiệt trực tiếp (nhiệt độ khăn 32 độ C – 35 độ C) và bay hơi nước (tinh dầu dược liệu trong khăn kích thích lỗ chân lông giãn nở, tăng tiết mồ hôi làm mát cơ thể bé)
  • Tiện dụng: khăn hạ sốt thảo dược được đóng dạng túi zip tiện dụng, sử dụng ngay. Khi trẻ sốt, mẹ lấy 2 khăn ra, 1 khăn đắp lên trán, 1 khăn chườm toàn cơ thể bé đặc biệt các vị trí cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân là trẻ sẽ nhanh hạ nhiệt.

>> Xem thêm:

Khăn hạ sốt là gì? Review khăn hạ sốt Dr.Papie

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

Khi bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mẹ nên lưu ý gì?

  • Thứ nhất: mẹ không nên sử dụng khăn lạnh để lau hạ sốt khi bé sốt.
  • Thứ hai: không ủ ấm con, cho con mặc thoáng, nằm nơi thoáng mát.
  • Thứ ba: không tự ý cho con uống các loại lá khi không biết rõ nguồn gốc và liều lượng.
  • Thứ tư: dùng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, không tự ý dùng hay lạm dụng thuốc, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

4. Nên tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp hay Bỉ?

Hiện nay có 2 dòng vắc xin 6 trong 1, nhiều mẹ phân vân không biết chúng khác nhau như thế nào và lựa chọn vắc xin nào để tiêm cho con. Mẹ có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về 2 loại vắc xin này.

Loại vắc xin 6 trong 1

Pháp

Bỉ

Tên Hexaxim Infanrix hexa
Hãng sản xuất Sanofi Pasteur Glaxosmithkline
Quy cách đóng gói 1 bơm tiêm đóng sẵn hỗn dịch tiêm 1 bơm tiêm đóng sẵn hỗn dịch tiêm DTPa – HBV – IPV 

1 lọ bột vắc xin đông khô HIB

2 kim tiêm

Tỷ lệ xảy ra phản ứng biến chứng nguy hiểm

1/1 000 000 liều

4,2/1 000 000 liều 

Cả 2 loại vắc xin này đều giúp trẻ phòng ngừa 6 bệnh lý nguy hiểm đó là viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não mủ do H.influenzae type B chỉ với một mũi tiêm.

Mặc dù vắc xin của Pháp có độ an toàn cao hơn và tiện dụng hơn nhưng thực ra cũng không quan trọng bằng việc mẹ cho con đi tiêm đúng lịch, đủ số lượng mũi tiêm theo lịch tiêm của Bộ Y Tế quy định.

5. Bé tiêm 6 trong 1 về có được tắm không?

Thông thường đối với trường hợp tiêm vắc xin nói chung và vắc xin 6 trong 1 nói riêng mẹ vẫn tắm cho bé bình thường. Với những bé sốt nhẹ sau tiêm, việc tắm bằng nước ấm cho con có thể khiến con nhanh hạ sốt hơn. Ngoài ra tắm sau tiêm vắc xin còn giúp vệ sinh thân thể trẻ, hạn chế được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn tại vị trí tiêm, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn ở trẻ.

Một số lưu ý khi tắm cho bé sau tiêm 6 trong 1:

  • Nên tắm nước ấm, không tắm nước quá nóng dễ gây bỏng do da trẻ khá mỏng và nhạy cảm.
  • Giữ cho vị trí tiêm luôn khô để tránh nhiễm khuẩn, mẹ kỳ cọ nhẹ nhàng để không làm đau con.
  • Có thể thêm một số loại tinh dầu vào nước tắm của con, liều lượng mẹ dùng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bé tiêm 6 trong 1 có được tắm không
Bé tiêm 6 trong 1 về có được tắm không?

6. Sau tiêm bé có biểu hiện gì phải quay lại viện khám?

Sau khi tiêm, bé sẽ được giữ lại cơ sở tiêm khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong khoảng thời gian này nếu mẹ thấy con có biểu hiện bất thường như khó thở, thở nhanh, tím tái…cần báo ngay cho nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng.

Khi về nhà, mẹ nên thường xuyên để mắt đến con trong 1 – 2 ngày đầu sau tiêm, khi con có các dấu hiệu dưới đây, mẹ phải đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:

  • Biểu hiện của của phản ứng phản vệ với triệu chứng cơn suy tuần hoàn cấp (chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp bị tụt hoặc kẹt, bị khó thở, co thắt thanh quản, co rút cơ thành bụng hay tiêu chảy, da xanh).
  • Sốt cao kéo dài trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Kích thích, quấy khóc kéo dài.
  • Thở nhanh, khó thở, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.
  • Kém tương tác: trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
  • Co giật.
  • Phát ban.
  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm (sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm, có thể hình thành áp xe, mủ).

7. Trường hợp nào không được tiêm vắc xin 6 trong 1?

Tiêm vắc xin 6 trong 1 là vô cùng cần thiết cho bé, giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não mủ do H.influenzae type B.

Tuy nhiên tiêm hay không tiêm, có đúng thời gian quy định không thì còn phụ thuộc vào từng cơ địa trẻ. 

Vậy những trường hợp nào thì trẻ không được tiêm vắc xin 6 trong 1?

  • Trẻ đang mắc bệnh cấp tính.
  • Trẻ mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch.
  • Trẻ dị ứng với thành phần của vắc xin.
  • Trẻ có tiền sử sốc trong những lần tiêm vắc xin trước.

Do đó mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng cho con.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về tiêm vắc xin 6 trong 1 cho bé cũng như các cách hạ sốt mẹ có thể áp dụng khi bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mà chuyên gia Dr.Papie gửi đến các mẹ. Nếu mẹ còn băn khoăn gì về tình trạng của con sau tiêm vắc xin 6 trong 1 hay phương pháp chăm sóc con sau tiêm, mẹ có thể liên hệ hotline 0915 610 435 để được chuyên gia tư vấn mẹ nhé!

41 thoughts on “Bé tiêm 6 trong 1 bị sốt mấy ngày? Mẹo hạ sốt nhanh cho trẻ

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng Dr.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Khăn hạ sốt Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Dược sĩ says:

      Chào mom! TỪ 0-3 tuổi là giai đoạn con khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ!

  1. Avatar
    Nhung Nguyên says:

    Vậy mà lúc con mik tiêm mũi 6 trong 1 về cũng có sốt nhẹ,mik kg dám tắm lau mik cho con luôn ý,đọc bài viết xong thấy mik thiếu nhiều kinh nghiệm quá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook